Tên biến chứng: Buồn nôn, nôn

BSCKI Nguyễn Thanh Hùng

Nguyên nhân:

Nguyên nhân liên quan đến lọc máu:

– Loại bỏ quá nhiều dịch (tụt huyết áp) – nguyên nhân phổ biến nhất

– Tan máu

– Phản ứng quả lọc

– Có thể là biểu hiện sớm của hội chứng mất thăng bằng

– Công thức dịch lọc không đúng hoặc dịch lọc bị nhiễm bẩn (natri cao, calcium cao)

– Phơi nhiễm với nước bị nhiễm bẩn

– Lọc máu không đầy đủ

Nguyên nhân liên quan đến người bệnh

– Ăn trong quá trình lọc máu – một số bệnh nhân

– Tăng ure máu

– Tăng calci máu

– Bệnh lý tiêu hóa do đái tháo đường

– Hội chứng thận hư

– Tổn thương thận cấp do tiêu cơ vân

– Tác dụng phụ của thuốc hoặc tương tác thuốc

Dấu hiệu và triệu chứng

Buồn nôn và/hoặc nôn

Xử lý điều dưỡng

– Loại trừ các nguyên nhân liên quan đến lọc máu và nguyên nhân liên quan đến bệnh nhân và xử lý nguyên nhân (xử lý phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ

+ Khi tụt huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất, kiểm tra huyết áp khi triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mới xuất hiện

+ Xử lý tụt huyết áp

+ Cho thuốc chống nôn nếu có y lệnh và huyết áp cho phép

– Nâng đầu giường

– Giáo dục người bệnh (phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ) có thể gồm: (1) hạn chế tăng cân; (2) hạn chế ăn trong lúc lọc máu; và (3) tư vấn dinh dưỡng (hạn chế muối và nước).

– Đánh giá lọc máu đầy đủ của người bệnh (độ thanh thải, URR, Kt/V)

– Đánh giá lưu lượng, tái tuần hoàn, lịch HD và tần xuất HD, kích cỡ quả lọc, tốc độ máu, tốc độ dịch.

– Nếu tiền sử có buồn nôn/nôn > 3 ngày, liên lạc với Bác sỹ:

+ Bác sỹ có thể yêu cầu kiểm tra điện giải đồ

+ Theo y lệnh của bác sỹ, thực hiện các kỹ thuật HD mà có thể tránh được triệu chứng (siêu lọc độc lập, natri profile).