GIỚI THIỆU US-CDC 2001 VỀ KHUYẾN CÁO THỰC HÀNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CỦA
Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam
(Dữ liệu đã được cập nhật hàng năm, để có dữ liệu mới nhất tại Hoa Kỳ, bạn đọc nên tham khảo USRDS annual report. Chúng tôi vẫn giữ nguyên nội dung nhằm tôn trọng bản Hướng dẫn này – người dịch)
Số bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối được điều trị thận nhân tạo tại Hoa Kỳ đã tăng nhiều lần trong 30 năm. Năm 1999, Hoa Kỳ có hơn 3000 đơn vị thận nhân tạo với hơn 190.000.000 bệnh nhân thận nhân tạo và hơn 60.000 nhân viên (1). Bệnh nhân thận nhân tạo mạn có tình trạng nguy cơ cao đối với nhiễm khuẩn bởi quy trình thận nhân tạo đòi hỏi đường vào mạch máu trong một thời gian dài. Ở môi trường có nhiều bệnh nhân điều trị thận nhân tạo cùng thời điểm. Hơn nữa, bệnh nhân thận nhân tạo là những người bị suy giảm miễn dịch (2), tăng khả năng cảm thụ với nhiễm khuẩn, và họ yêu cầu nhập viện điều trị nội trú và phẫu thuật thường xuyên, tăng cơ hội phơi nhiễm với nhiễm trùng trong bệnh viện.
Trước đây, giám sát nhiễm trùng có liên quan với thận nhân tạo đặt mục tiêu lên nhiễm virus viêm gan B, cụ thể là HBV. CDC bắt đầu thực hiện chương trình giám sát quốc gia cho viêm gan liên quan đến thận nhân tạo từ năm 1972 (3,4). Từ năm 1976, chương trình giám sát này đã được tiến hành với sự hợp tác của cơ quan bảo hiểm y tế trong các cuộc điều tra hàng ngăm. Các bệnh lý liên quan đến thận nhân tạo khác và các thực hành không liên quan đến viêm gan đã có trong nhiều năm (ví dụ như phản ứng gây sốt, suy giảm trí nhớ lọc máu, nhiễm trùng đường vào mạch máu, thực hành sử dụng lại, sử dụng vancomycin), và hệ thống cập nhật liên tục dữ liệu theo hướng thực hành và bệnh lý liên quan đến thận nhân tạo được chú ý và có tầm quan trọng (5-18).
Các khuyến cáo cho kiểm soát viêm gan B ở các đơn vị thận nhân tạo được công bố lần đầu tiên vào năm 1977, và năm 1980, việc thực hiện rộng rãi có liên quan đến giảm phát sinh nhiễm HBV mới ở cả bệnh nhân và nhân viên (5). Năm 1982, tiêm phòng vắc xin viêm gan B được khuyến cáo cho toàn bộ bệnh nhân cảm nhiễm và nhân viên y tế (20). Tuy nhiên, các vụ bùng nổ cả viêm gan B và viêm gan C tiếp tục diễn ra ở bệnh nhân thận nhân tạo. Các điều tra dịch tễ đã chỉ ra những thiếu sót trong khuyến cáo thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, cũng như mất hiệu lực của tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho bệnh nhân thận nhân tạo (21,22). Thực hành đó đã không được thực hiện đầy đủ bởi nhân viên a) không nhận thức lợi ích của thực hành và tầm quan trọng của nó, b) sự lẫn lộn về những khác biệt giữa các tiêu chuẩn phòng ngừa được khuyến cáo cho các cơ sở y tế và các biện pháp thêm cần thiết cho đơn vị thận nhân tạo, và c) cho rằng vắc xin viêm gan B không có hiệu quả phòng ngừa viêm gan B ở bệnh nhân thận nhân tạo mạn (22).
Nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt đường vào mạch máu, là biến chứng hay gặp nhất của thận nhân tạo và là nguyên nhân chính của tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thận nhân tạo (1). Trong những năm 1990, tỷ lệ lưu hành của vi khuẩn kháng kháng sinh ( như Staphyloccocus aureus kháng Methicillin [MRSA] và enterrococus kháng vancomycin [VRE]) tăng nhanh ở các cơ sở y tế, bao gồm cả ở đơn vị thận nhân tạo (18, 23). Dù nhiều vụ bùng nổ nhiễm trùng ở đơn vị thận nhân tạo đã được báo cáo (24). Nhiều nghiên cứu dịch tễ học và phòng ngừa nhiễm trùng đã không được công bố trước đây. Năm 1999, CDC bắt đầu hệ thống giám sát nhiễm trùng qua đường máu và đường vào mạch máu ở bệnh nhân thận nhân tạo ngoại trú ở các trung tâm thận nhân tạo để xác định tần xuất của các yếu tố lây nhiễm đối với các biến chứng để hình thành và đánh giá các chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn (25).
Các khuyến cáo có trong báo cáo này đã được phát triển bằng tổng hợp các dữ liệu sẵn có và dựa trên sự tư vấn của chuyên gia. Khuyến cáo cung cấp hướng dẫn cho các chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn, đồng bộ ở các đơn vị thận nhân tạo, mà nên được sử dụng để kiểm soát lây nhiễm chéo của các virus lây qua đường máu. Chúng được tổng hợp ở trang 20-21.
Các khuyến cáo đó không chỉ ra nguồn lây nhiễm vi khuẩn và các hóa chất sử dụng ở hệ thống lọc máu, xử lý và phân phối nước, quy trình cụ thể cho tái xử lý quả lọc, phương pháp thực hành lâm sàng phòng ngừa nhiễm trùng (như kỹ thuật chuẩn bị và đánh giá da) hoặc các chiến lược toàn diện cho phòng ngừa nhiễm trùng của nhân viên lọc máu.
Nội dung trước | Trở lại mục lục | Nội dung tiếp theo |