NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ
Trần Thái Tuấn, Hoàng Bùi Bảo, Lê Thanh Thái, Ngô Thị Hà, Quãng Ngọc Mỹ Trân
TÓM TẮT:
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ trầm cảm bằng bảng đánh giá trầm cảm Beck (BDI) và ICD 10 ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận. Khảo sát mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả lọc máu ở các bệnh nhân này.
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: từ tháng 6/2017 – 7/2018, chúng tôi nghiên cứu 125 bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) đang được lọc máu chu kỳ (LMCK) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Tỷ lệ trầm cảm được chẩn đoán theo ICD 10 ở BN BTMGĐC chiếm 32,8%. Mức độ trầm cảm chủ yếu ở thể nhẹ 43,9%, thể vừa 29,3% và thể nặng là 26,8%. Tỷ lệ trầm cảm được chẩn đoán theo thang đánh giá trầm cảm Beck (BDI > 16) là 36%.Giá trị tiên đoán dương của BDI so với ICD 10 là 89%. Giá trị tiên đoán âm là 99%. Độ nhạỵ là 97.6%. Độ đặc hiệu là 94%. BDI có liên quan với mức độ trầm cảm theo ICD10 với p = 0,001. Trầm cảm mức độ nhẹ, trung bình và nặng lần lượt có trung bình điểm Beck là 19,06 ± 4,094; 23,25 ± 3,14 và 35,75 ± 5,85. BDI trung bình tăng theo mức độ trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới lọc máu chu kỳ cao hơn nam giới. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trầm cảm LMCK là 54,9 ± 14,9 cao hơn so với tuổi trung bình của nhóm BN không trầm cảm là 44,83 ± 12,9. Tương quan thuận mức độ yếu giữa BDI với tuổi. Tỷ lệ trầm cảm những BN có trình độ học vấn sau lớp 9 LMCK chiếm 14,3%, thấp hơn so với học vấn đến lớp 9 (40%). Tình trạng kinh tế thấp hơn cũng được tìm thấy là liên quan đến các triệu chứng trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm lMCK có liên quan THA là 39,8% cao hơn so với không có THA (12,5%).
Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm được chẩn đoán theo ICD 10 ở BN BTMGĐC LMCK chiếm 32,8%. Mức độ trầm cảm chủ yếu ở thể nhẹ. BDI càng tăng thì mức độ trầm cảm càng nặng. Liên quan giữa trầm cảm với nữ giới, tuổi cao, học vấn thấp, tình trạng kinh tế thấp và tăng huyết áp.
ABSTRACT
Purpose: Determine prevalence of depression by BDI and ICD 10 in patients with end-stage renal disease (ESRD) at Ninh Thuận General Hospital. Survey the association between depression and clinical, subclinical, and sociodemographic factors in patients on hemodialysis (HD)
Methods: prospective study, cross-sectional study
Results From JUN 2017 to JUL 2018, One hundred and twenty-five patients with end-stage renal disease (ESRD) were in dialysis treament at Ninh Thuận General Hospital were enrolled into this study. The prevalence of depression is diagnosed by ICD 10 in ESRD HD patients is 32,8%. The prevalence of mild depression is 43,9%, moderate depression is 29,3% and severe depression is 26,8%.The prevalence of depression is diagnosed by BDI (BDI > 16) is 36%. The positive predictive value by BDI compared to ICD 10 is 89%. The negative predictive value is 99%. The sensitivity is 97.6%. The specificity is 94%. BDI is associated with prevalence of depression of ICD 10. BDI with mild depression is 19,06 ± 4,094, moderate depression is 23,25 ± 3,14 & severe depression is 35,75 ± 5,85. The average BDI increase with level of depression. The prevalence of depression in ESRD HD female is higher than male. The average age of depression in ESRD HD patients is 54,9 ± 14,9, which is higher than the average age of patients not depressed 44,83 ± 12,9. Positive correlation with weakness between BDI and age. The ESRD HD patients patient ‘s prevalence of depression with education after junior high school is 14,3%, which is lower than the ESRD HD patient ‘s prevalence of depression at junior high school education is 40%. lower economic status was also found to be associated with depressive symptoms. The ESRD HD patient‘s prevalence of depression with high blood pressure 39,8%, which is higher than the dialysis patient ‘s prevalence of depression without high blood pressure 12,5%..
Conclusions:The prevalence of depression diagnosed by ICD 10 in patients with chronic kidney disease in end stage renal disease is 32,8%. The level of depression is almost mild. The depressive was also found to be associated with with female, high age, low education, low economic status and high blood pressure.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm ở BN BTMGĐC lMCK thường gặp [15] và gây giảm chất lượng cuộc sống [7]. Tăng nguy cơ nhập viện ở BN BTMGĐC với sự hiện diện của trầm cảm [10], [14]. Đồng thời trầm cảm cũng là yếu tố nguy cơ tử vong độc lập ở BN BTMGĐC lMCK . Kết cục xấu nhất của trầm cảm là tự sát [7], [11]. Ở những bệnh nhân được điều trị bằng LMCK, một phân tích tổng hợp 6987 người tham gia trong nghiên cứu chứng minh rằng trầm cảm có liên quan đáng kể và độc lập với nguy cơ tử vong do nhập viện và rút khỏi LMCK [15]. Đa số các BN này không được chấp nhận điều trị trầm cảm và thường từ chối các khuyến cáo dựa trên bằng chứng để sửa đổi hoặc bắt đầu liệu pháp chống trầm cảm [13]. Có khả năng giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong trong dân số BN này bằng cách chẩn đoán và điều trị trầm cảm [10].
Tại Việt Nam, ít có nghiên cứu tiếp cận về vấn đề này. Tỉ lệ trầm cảm ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chiếm 20,7 – 66% [2], [3 ], [4], [5]. Nên trầm cảm là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong việc điều trị và chăm sóc thường xuyên của BN LMCK. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ’’ với hai mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ trầm cảm bằng thang khảo sát trầm cảm Beck và ICD 10 ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận.
2. Khảo sát mối liên quan giữa trầm cảm với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả lọc máu ở các bệnh nhân này.”
ĐỐI TƯỢNG & PP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu:
125 bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) đang được lọc máu chu kỳ (LMCK) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ tháng 6/2017 – 7/2018
Phương pháp tiến hành:
BN sẽ được tiến hành hỏi tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng tỉ mỉ để chọn lựa và loại trừ đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn đã quy định.
BN được phỏng vấn thang khảo sát trầm cảm Beck bởi bs. Các xét nghiệm được lấy máu lúc đói đảm bảo đúng quy trình, tất cả các dữ liệu được ghi chép vào phiếu nghiên cứu. BN được tiến hành khám chẩn đoán trầm cảm theo ICD 10 do bs chuyên khoa tâm thần thực hiện.
KẾT QUẢ
Nam giới chiếm tỷ lệ 54,4% và nữ giới chiếm tỷ lệ 45,6%. Tuổi trung bình là 48,36 ± 14,8 tuổi. BN nữ có tuổi trung bình cao hơn BN nam có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Tỷ lệ không có việc làm là 77,6%. Tỷ lệ học vấn ở tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất là 40,8%. BMI Trung bình là 20,15 ± 2,4. Tỷ lệ tăng vòng bụng đối với nam (≥90cm) là 32,35, đối với nữ (≥80cm) là 50%. Vòng bụng trung bình: 77,98 ± 9,43 cm. Nguyên nhân BTMGĐC đa dạng, chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng huyết áp (THA) (27,2%) kế đến là đái tháo đường (17,5) và viêm cầu thận (12,7%). BN không được chẩn đoán nguyên nhân chiếm tỉ lệ 29,6%. Các BN LMCK có tỉ lệ THA chiếm 74,4%, giá trị trung bình HA tâm thu, tâm trương lần lượt là: 140,24 ± 16,39 mmHg và 80,52± 7,3 mmHg.Tỉ lệ thiếu máu là 91,2%. Thời gian lọc máu trung bình là 48,55 ± 37,57 tháng. Nhóm đối tượng vô niệu chiếm tỷ lệ cao là 74,4%. Tỉ lệ phù là 68,8%. Trường hợp lọc máu có chỉ số Kt/V ≥ 1,2 chiếm tỷ lệ70,4%. Chỉ số Kt/V trung bình là 1,36 ± 0,5. Tốc độ dòng máu và siêu lọc trung bình lần lượt là 215,12 ± 23,09 ml/phút và 687± 208,36 ml/g.Tỷ lệ trầm cảm được chẩn đoán theo ICD 10 ở BN BTMGĐC chiếm 32,8%. Mức độ trầm cảm chủ yếu ở thể nhẹ 43,9%, thể vừa 29,3% và thể nặng là 26,8%. Điểm cắt của BDI > 11 có độ nhạy là 98%; Độ đặc hiêu là 37%. Điểm cắt của BDI > 16 có độ nhạy là 97%; Độ chuyên là 94%. Diện tích dưới đường cong 0,97. Khi tăng điểm căt thêm độ nhạy giảm nhưng độ đặt hiệu tăng không đáng kể.Tỷ lệ trầm cảm được chẩn đoán theo BDI (BDI > 16) là 36%.Giá trị tiên đoán dương của BDI so với ICD 10 là 89%. Giá trị tiên đoán âm là 99%. Độ nhạỵ là 97.6%. Độ đặc hiệu là 94%. BDI có liên quan với mức độ trầm cảm theo ICD10 với p = 0,001. Trầm cảm mức độ nhẹ, trung bình và nặng lần lượt có trung bình điểm Beck là 19,06 ± 4,094; 23,25 ± 3,14 và 35,75 ± 5,85. BDI trung bình tăng theo mức độ trầm cảm với p = 0,001.
Bảng 1. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm trên bệnh nhân bệnh thận mạn tính
trầm cảm | không | r | P | |
Tuổi (tháng) | 54,9±14,9 | 44,83±12,9 | 0,365 | 0,001 |
BMI | 20,4 ± 2,5 | 19,9 ± 2,3 | 0,3 | |
Vòng bụng | 83,4±9,9 | 82,6±11,2 | 0,7 | |
Thời gian lọc máu (Tháng) | 41,73±28,8 | 51,9 ± 40,9 | 0,2 | |
Hồng cầu (triệu) | 2,9 | 3,058 | 0,19 | |
Hemoglobin
(mg%) |
8,44 | 9,07 | 0,9 | |
Hct (%) | 25,6 | 27 | 0,16 | |
Bạch cầu | 5,954 | 6,009 | 0,17 | |
Ure trước lọc (mg%) | 109 | 116 | 0,15 | |
Creatinin
(mg%) |
7,96 | 9,2 | 0,057 | |
Mức lọc cầu thận (mg%) | 7,64 | 7,46 | 0,18 | |
Glucose lúc đói (mg%) | 128 | 123 | 0,47 | |
Crp(mg%) | 1,84 | 1,4 | 0,2 | |
Acid uric(mg%) | 4,3 | 4,9 | 0,058 | |
Cholesterol TP
(mg%) |
160 | 158,5 | 0,8 | |
Triglycerid
(mg%) |
126 | 113,4 | 0,5 | |
HDL-Cholesterol(mg%) | 36,4 | 35,7 | 0,69 | |
Na+ | 140,8 | 141,6 | 0,3 | |
K+ | 4,38 | 4,35 | 0,8 |
Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới lọc máu chu kỳ cao hơn nam giới (lần lượt là 49,1%; 19,16%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ trầm cảm những BN có trình độ học vấn sau lớp 9 LMCK chiếm 14,3%, thấp hơn so với tỉ lệ trầm cảm có học vấn đến lớp 9 LMCK là 40% điều này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tình trạng kinh tế thấp hơn cũng được tìm thấy là liên quan đến các triệu chứng trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm lMCK có liên quan THA là 39,8% cao hơn so với tỷ lệ trầm cảm mà không có THA là 12,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,5).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ trầm cảm ở BN LMCK của chúng tôi chiếm 32,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với báo cáo của tác giả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu trong nước có tỉ lệ trầm cảm trên BN BTMGĐC LMCK là 20,7% – 40,9%. [2], [3 ], [4], [5].Các tác giả trên thế giới báo cáo tỷ lệ trầm cảm ở BN BTMGĐC là 22,8 – 39,3 [15]. Mức độ trầm cảm ở BN LMCK có sự khác nhau giữa các tác giả nhưng nhìn chung đều thống nhất ở điểm là trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa. Kết quả trên cho thấy thang khảo sát trầm cảm Beck là một công cụ sàng lọc tốt trầm cảm trên lâm sàng ở BN LMCK cũng được nhiều tác giả công nhận [9]. Điểm BDI từ 14 đến 16 đã được chứng minh là có độ chính xác cao để khảo sát trầm cảm trên BN STMGĐC [10],[16]. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới. Kết quả này tương đương với các kết quả khác trong nước [2],[3], [5]. Điều này được giải thích bởi sự khác biệt về đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ thể ở nữ giới, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nữ giới thường lo lắng khi trải nghiệm với bệnh tật hơn nam giới.…tất cả những điều đó là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ trầm cảm cao ở nữ. Trầm cảm gia tăng theo độ tuổi. Tuổi thực sự tương quan với các yếu tố nguy cơ của cuộc sống phiền muộn và bệnh tật [16]. Trầm cảm thường xảy ra ở người cao tuổi có bệnh mạn tính cần nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc bệnh viện. Ngoài ra, người già thường phải đối mặt với những thay đổi đáng kể trong cuộc sống như căng thẳng, sự mất mát người thân cũng làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy tỷ lệ tăng sắc tố chất trắng và bệnh mạch nhỏ dưới nhện ở bệnh nhân trong tất cả các giai đoạn của bệnh thận mãn tính. Chất trắng bất thường là một đặc tính xác định trầm cảm ở người lớn tuổi[6]. Những BN BTMGĐC có học vấn cao thì ít bị trầm cảm hơn. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý để trong quá trình điều trị và chăm sóc cho BN, chúng ta cần tư vấn nhiều thêm cho các BN có học vấn thấp để kết quả điều trị đạt được hiệu quả mong đợi. Các BN LMCK giảm khả năng lao động đồng thời thu nhập của BN giảm. Hơn thế nữa BN phải tốn nhiều tiền cho chi phí điều trị và đi lại. Những yếu tố này góp phần tăng tỉ lệ trầm cảm ở những BN nghèo LMCK. Đồng thời BN bị trầm cảm giảm khả năng lao động cũng góp phần gây kinh tế của BN thấp. Mối liên quan giữa trầm cảm với tăng huyết áp đã được giải thích trầm cảm nặng có thể giảm chức năng nhận thức. Tăng đậm độ chất trắng ở não là một yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ. Điều này thường gặp ở BN lọc máu đi kèm với trình trạng viêm, tăng huyết áp và bệnh mạch máu [1].
Kết luận
Tỷ lệ trầm cảm được chẩn đoán theo ICD 10 ở BN BTMGĐC LMCK chiếm 32,8%. Mức độ trầm cảm chủ yếu ở thể nhẹ. Giá trị tiên đoán dương của BDI (BDI > 16) so với ICD 10 là 89%. Giá trị tiên đoán âm là 99%. Độ nhạỵ là 97.6%. Độ đặc hiệu là 94%. BDI càng tăng thì mức độ trầm cảm càng nặng. Liên quan giữa trầm cảm với nữ giới, tuổi cao, học vấn thấp, tình trạng kinh tế thấp và tăng huyết áp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Huy (2008) “Trầm cảm chủ yếu”, Trầm cảm, Nhà xuất bản y học tr 07-72.
2.Phạm Thị Thùy Loan (2014), “Rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan trầm cảm ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị tại Bệnh viện trung ương Huế”, Luận văn thạc sỹ y học, đại học y dược Tp Hồ Chí Minh”.
3.Trần Đình Phương (2017), “Xác định tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy thận mạn”, luận án bác sĩ chuyên khoa cấp 2, trường Đại học y dược Tp Hồ Chí Minh.
4.Trần Trí (2011), “Đánh giá trầm cảm ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ bằng thang điểm Beck”, Y học thực hành 778, số 08/2011, tr 93-95.
5.Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2015), “Lo âu, trầm cảm của bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai năm 2015 và một số yếu tố liên quan”, luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Thăng Long Hà Nội.
6. Agganis et al (2010), “Depression and Cognitive Function in Maintenance Hemodialysis Patients” Am J Kidney Dis. 2010 October ; 56(4): 704–712
7. Camila Edith Stachera, Stasiak, Kalyl Singh Bazan (2014) “Prevalence of anxiety and depression and its comorbidities in patients with chronic kidney disease on hemodialysis and peritoneal dialysis” J Bras Nefrol 2014;36(3):325-331.
8. Farhat Farrokhi Iranian (2012), “Depression Among Dialysis Patients Barriers to Good Care” Journal of Kidney Diseases, Volume 6 , Number 6, pp 403-406.
9. Hedayati S, Minhajuddin AT, Toto R, (2009) “Prevalence of major depressive episode in CKD”, Am J Kidney Dis, 54(3): 424–432.
10.Hedayati SS, Yalamanchili V, Finkelstein FO (2012), “A practical approach to the treatment of depression in patients with chronic kidney disease and end-stage renal disease”, Kidney Int, 81: 247-255.
11.Hiromichi Suzuki, Yuusuke Watanabe, Tsutomu Inoue, et al (2014), “Depression in ESRD Patients: Home HD is Less Depressive than In-Center HD” J Clin Nephrol Res 1(2): 1010.
12. Joseph Chilcota, David Wellstedb Maria Da Silva-Ganea Ken Farrington, (2008) “Depression on Dialysis” Nephron Clin Pract 2008;108:c256–c264
13.Julio E, Pena-Polanco, Maria K. Mor, Fadi A. Tohme, Michael J, (2017) “Acceptance of Antidepressant Treatment by Patients on Hemodialysis and Their Renal Providers” Clin J Am Soc Nephrol 12: 298–303.
14.Lili Chan, Sri Lekha Tummalapalli, Rocco Ferrandinod Priti Poojaryc, Aparna Saha, Kinsuk Chauhan, Girish N and Nadkarni (2017) “The Effect of Depression in Chronic Hemodialysis Patients on Inpatient Hospitalization Outcomes” Blood Purif ;43:226–234
15.Lopes AA, Albert JM, Young EW, et al (2014), “Screening for depression in hemodialysis patients: associations with diagnosis, treatment, and outcomes in the DOPPS”, Kidney Int;66:2047–2053.
16.Wu et al (2012), “Aging and LateLife Depression” Journal of Aging and Health 24(1) 3–28