Tỷ lệ người bệnh lọc màng bụng thực hành đúng quy trình thay dịch và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Thống Nhất.

Đoàn Văn Đàm, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Bách

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ thực hành đúng quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng tại nhà và các yếu tố liên quan tới tuân thủ rửa tay trong quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng.

Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, thực hiện ở 60 người bệnh đang được điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục tại khoa Nội thận – Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023 nhằm đánh giá thực hành đúng quy trình thay dịch (25 bước).

Kết quả: Đối tượng nghiên cứu tuổi trung vị là 55, tứ phân vị (42-67). Thời gian huấn luyện lọc màng bụng có trung vị là 7 tứ phân vị (4-11). Số bước tuân thủ là 22 (±2), tuân thủ ít nhất là 16 bước, 5% tuân thủ đủ 25 bước. Tuân thủ từ 16 đến 25 bước đạt tỷ lệ từ 90% trở lên. Tỷ lệ rửa tay đúng 6 bước (59.3%-80.3%), tỷ lệ rửa tay thường quy đúng cao hơn ở nhóm dưới 60 tuổi, viên chức văn phòng có tỷ lệ rủa tay đúng cao hơn với p<0,05.

Kết luận: Tuân thủ thực hiện quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng trung bình là 22 (±2) bước, có 5% tuân thủ đủ 25 bước. Bước tuân thủ thấp là kiểm tra túi dịch, chuẩn bị túi dịch, vệ sinh tay thường quy và kiểm tra hạn sử dụng. Có mối liên quan giữa tuân thủ vệ sinh tay với độ tuổi, nghề nghiệp ở người bệnh lọc màng bụng tại nhà.

Từ khoá: Thực hành đúng quy trình, vệ sinh tay, lọc màng bụng.

ABSTRACT

Percentage of peritoneal dialysis patients who practice correct fluid replacement procedures and related factors at Thong Nhat Hospital.

Objective: Evaluate the rate of correct practice of self-fluid exchange procedures in peritoneal dialysis patients at home and factors related to hand washing compliance in self-fluid exchange procedures in peritoneal dialysis patients.

Subjects and methods: Cross-sectional description, performed in 60 patients being treated with continuous peritoneal dialysis at the Department of Nephrology – Dialysis, Thong Nhat Hospital from March to September 2023 to Evaluate compliance with the fluid exchange process (25 steps).

Results: The median age of study subjects was 55 years, quartiles (42-67). Peritoneal dialysis training time had a median of 7 quartiles (4-11). The number of compliance steps is 22 (±2), compliance is at least 16 steps, 5% comply with all 25 steps. Compliance with 16 to 25 steps reaches a rate of 90% or more. The rate of correct hand washing in 6 steps is (59.3%-80.3%), the rate of correct routine hand washing is higher in the group under 60 years old, office workers have a higher rate of correct hand cursing with p < 0.05.

Conclusions: The average number of compliance steps is 22 (± 2) and 5% of participants to complete all 25 steps. The low compliance step involves checking the fluid bag, preparing the fluid bag, performing routine hand hygiene, and checking the expiration date. There is a relationship between hand hygiene compliance and age and occupation in home peritoneal dialysis patients.

Keyword: Practice correct procedures, hand hygiene, peritoneal dialysis.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Bệnh thận mạn giai đoạn cuối là gánh nặng y tế lớn đối với cộng đồng. Nó không những gây ra những gánh nặng với người bệnh mà còn là gánh nặng cho y tế cộng đồng, làm giảm chất lượng cuộc sống, làm ảnh hưởng xã hội, tài chính quốc gia 1,2. Theo báo cáo thường niên về bệnh thận giai đoạn cuối tại Hoa Kỳ, năm 2020 có khoảng hơn 808,000 người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, ước tính tỷ lệ mắc 396/1,000,000 dân số. Có ba phương pháp điều trị thay thế thận là chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng (LMB) và ghép thận, trong đó người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị thay thế lọc màng bụng chiếm khoảng 8.1% số người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối, tăng 5.3% so với năm 2019 3. Lọc màng bụng ưu thế hơn chạy thận nhân tạo khi có tỷ lệ bệnh tim mạch cũng như tỷ lệ tử vong thấp hơn. Tỷ lệ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối cao ở các nước Châu Á: Đài Loan (525 phần triệu dân số), Singapore (366 phần triệu dân số), Hàn Quốc (355 phần triệu dân số), Thái Lan (339 phần triệu dân số), Nhật Bản (307 phần triệu dân số) và Indonesia (303 phần triệu dân số) 2.

Khi thực hiện phương pháp LMB, người bệnh được huấn luyện kỹ về lý thuyết và thực hành để có thể tự thực hiện tại nhà. Sự huấn luyện đầy đủ về kiến thức cũng như kỹ năng thực hành cho người bệnh lọc màng bụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có thể ảnh hưởng tới sự thành công của phương pháp lọc màng bụng và kết quả lâm sàng 4. Tuy nhiên, sau một thời gian LMB nguy cơ viêm phúc mạc ở người bệnh tăng lên 5. Vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá thực hành đúng quy trình thay dịch tại nhà ở người bệnh lọc màng bụng để có kế hoạch hạn chế tình trạng viêm phúc mạc và nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị là vô cùng cần thiết. Từ đó, chúng tôi đề ra câu hỏi là: “Quá trình thực hiện thay dịch ở người bệnh như thế nào? Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thực hiện lọc màng bụng điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

– Từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán là bệnh thận mạn giai đoạn cuối được lọc màng bụng ≥ 3 tháng

– Người bệnh đủ khả năng giao tiếp, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

– Người bệnh đang mắc các bệnh cấp tính phải điều trị nội trú (viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhồi máu cơ tim, xuất huyết, đợt suy tim cấp tính…).

– Người bệnh mắc ung thư giai đoạn cuối kèm theo.

– Người bệnh không hoàn thiện bộ câu hỏi và thực hành quy trình.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu

                 

Trong đó:

n là cỡ mẫu tối thiểu

Z1-α/2 là giá trị phân bố chuẩn và Z1-α/2 = 1,96, độ tin cậy là 95%

p là tỷ lệ tuân thủ rửa tay ước đoán trong quần thể, lựa chọn p = 0.11

d là sai số biên, để phù hợp với nguồn lực và thực tế mẫu lựa chọn d = 0,1.

à n= 38

Phương pháp chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện liên tục. Khi người bệnh đến khám tại phòng khám Khoa Nội thận – Lọc máu.

Công cụ đánh giá dựa vào bảng kiểm quy trình thay dịch có sẵn theo 02 mức: đạt – không đạt. Đạt có nghĩa là người bệnh (NB) thực hiện thay dịch đảm bảo đúng đầy đủ các 25 bước trong bảng kiểm còn lại không đạt

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Sử dụng phép kiểm chi bình phương, fisher, hồi quy logistic (sự khác biết có ý nghĩa thống kê với p < 0.05)

Đạo đức trong nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu (NC) tự nguyện tham gia NC và được bảo mật hoàn toàn thông tin và có thể dừng sự tham gia hoặc rút khỏi NC bất cứ lúc nào.

Nội dung nghiên cứu

Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm 2 phần là thông tin chung và bảng kiểm quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng tại Bệnh viện Thống Nhất.

Phần I: Đặc điểm nhân khẩu học và thông tin về bệnh gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, khu vực sống, thời gian huấn luyện lọc màng bụng, thời gian lọc màng bụng, bệnh lý khác kèm theo. Nghiên cứu viên thu thập các câu hỏi bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp và ghi lại kết quả.

Phần II: Bảng kiểm thực hành

Bảng kiểm quy trình người bệnh thay dịch gồm 25 tiêu chuẩn với 34 tiêu chí trong đó các nội dung bao gồm: Vệ sinh tay, chuẩn bị khu vực thực hiện, chuẩn bị dụng cụ, đeo khẩu trang, kiểm tra túi dịch, kiểm tra nắp đậy, thao tác thay dịch, quan sát túi dịch, ghi sổ.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên (n=60)

  Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tuổi                                  55 (42-67) *          

                                     (18-84) **

N

hóm tuổi

< 60 33 55.0
≥ 60 27 45.0
Giới tính Nữ 31 51.7
Nam 29 48.3
Trình độ học vấn ≤THPT 39 65.0
Trung cấp/Cao đẳng/ĐH /sau ĐH 27 35.0
Tình trạng hôn nhân Độc thân 9 15.0
Có gia đình 47 78.3
Góa phụ/ Ly thân 4 6.7
Nghề nghiệp Viên chức/ Văn phòng 6 10
Công nhân/ Nông dân 4 6.7
Lao động tự do 39 65.0
Hưu trí 11 18.3
Khu vực sinh sống Thành thị 47 78.3
Nông thôn 13 21.7

*Trung vị (tứ phân vị), **(Giá trị nhỏ nhất-giá trị lớn nhất)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu từ 60 người bệnh ghi nhận tỷ lệ người bệnh < 60 tuổi chiếm đa số, tuy nhiên tuổi người bệnh dao động nhỏ nhất là 18 tuổi và cao nhất là 84 tuổi. Tỷ lệ nam, nữ gần như tương đương. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là từ dưới THPT chiếm tỷ lệ 65%. Tỷ lệ có gia đình và làm nghề lao động tự do chiếm tỷ lệ cao nhất (65%). Đa phần sinh sống ở thành thị (78.3%).

Tỷ lệ người bệnh lọc màng bụng thực hành đúng quy trình thay dịch và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Thống Nhất.

Hình 1. Thời gian huấn luyện lọc màng bụng (n=60)

Nhận xét: Thời gian huấn luyện lọc màng bụng có trung vị là 7 (4-11) và giao động từ 1 tới 30 ngày.

Bảng 2. Bệnh lý kèm theo và thời gian điều trị lọc màng bụng (n=60)

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Bệnh lý kèm theo
Số bệnh kèm (trung vị- tứ phân vị) 2 (1-3) (0-5)
≤1 bệnh kèm theo 17 27.9
≥ 2 bệnh kèm theo 43 72.1
Thời gian điều trị lọc màng bụng    
Thời gian LMB (trung vị- tứ phân vị) 2,5 (1-4) (1 – 10)
≤ 1 năm 17 28.3
Từ 1 – 3 năm 25 41.7
Từ 3 – 5 năm 12 20.0
Từ 5 năm trở lên 6 10.0

Nhận xét: Phần lớn người bệnh có từ 2 bệnh lý kèm theo trở lên chiếm 72.1% và thời gian điều trị lọc màng bụng chủ yếu là dưới 3 năm chiếm 70%.

3.2. Đặc điểm tuân thủ quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng.

Bảng 3. Đặc điểm tỷ lệ tuân thủ quy trình thay dịch (n=60)

Nội dung Tuân thủ
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Thực hiện đúng quy trình thay dịch thay dịch
B1. Vệ sinh tay thường quy, làm khô tay 35 58.3
B2. Vệ sinh khu vực thực hiện bằng cồn 70 độ- Sát khuẩn tay nhanh 6 bước 44 73.3
B3. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết lên khu vực đã chuẩn bị 44 73.3
B4. Mang khẩu trang – Vệ sinh tay thường quy – làm khô tay 52 86.7
B5. Kiểm tra túi dịch, chuẩn bị túi dịch 23 38.3
B6. Dùng kẹp xanh kẹp dây dẫn dịch 56 93.3
B7. Bẻ khóa an toàn màu xanh trên túi dịch 58 96.7
B8. Lấy bộ chuyển tiếp ra khỏi túi đeo 58 96.7
B9. Sát khuẩn tay nhanh (6 bước) lần 1 36 60
B10. Kết nối túi dịch với bộ chuyển tiếp 60 100
B11. Treo túi dịch mới lên, đặt túi xả xuống dưới, mặt trong túi xả lên trên 58 96.7
B12. Mở kẹp xoay màu trắng để xả dịch ra đến khi hoàn tất 56 93.3
B13. Đóng khóa xoay 57 95
B14. Mở kẹp xanh trên dây dẫn dịch để đuổi khí 58 96.7
B15. Đếm từ 1 đến 5 57 95
B16. Kẹp vào dây túi xả 59 98.3
B17. Mở khóa trắng để châm dịch vào ổ bụng đến khi hoàn tất 58 96.7
B18. Đóng khóa xoay màu trắng 59 98.3
B19. Dùng kẹp xanh còn lại kẹp dây dẫn dịch 58 96.7
B20. Sát khuẩn tay nhanh (6 bước) lần 2 46 76.7
B21. Kiểm tra hạn sử dụng của nắp đậy 46 76.7
B22. Mở bao đựng nắp đậy – kiểm tra màu vàng của thuốc bên trong nắp 45 75
B23. Tháo rời túi dịch ra khỏi ống thông – đậy nắp lại 59 98.3
B24. Quan sát túi dịch: màu sắc trong hay đục, có lợn cợn không 54 90
B25. Cân túi dịch xả- ghi sổ 57 95

Nhận xét: Có 16/ 25 bước có tỷ lệ tuân thủ từ 90% trở lên. Tuy nhiên bước kiểm tra túi dịch, chuẩn bị túi dịch có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất (38.3%), tiếp đó là bước vệ sinh tay thường quy và kiểm tra hạn sử dụng.

Hình 2. Số bước tuân thủ quy trình thay dịch ở người bệnh (n=60)

Nhận xét: Số bước tuân thủ trung bình ở người bệnh là 22 (±2), người bệnh tuân thủ ít nhất là 16 bước, có 3 người (5%) tuân thủ đủ 25 bước.

 

Hình 3. Mang k

 

hẩu trang trong quy trình thay dịch (n=60)

Nhận xét: Đa số người bệnh tuân thủ đeo khẩu trang trong quy trình thay dịch.

Bảng 4. Đặc điểm tuân thủ rửa tay trong quy trình thay dịch (n=60)

Nội dung Số bước tuân thủ
6 5 4 3 2 1 0
B1. Vệ sinh tay thường quy, làm

khô tay

35 (59.3) 8 (13.3) 12 (20) 4 (6.7) 0 (0) 0 (0) 1 (1.7)
B2. Sát khuẩn tay nhanh lần 1 44 (73.3) 4 (6.7) 7 (11.7) 5 (5) 0 (0) 0 (0) 2 (3.3)
B4. vệ sinh tay thường quy 50 (83.3) 2 (3.3) 0 (0) 1 (1.7) 0 (0) 1 (1.7) 6 (10)
B9. Sát khuẩn tay nhanh lần 2 36 (60) 9 (15) 7 (11.7) 4 (6.7) 0 (0) 2 (3.3) 2 (3.3)
B20. Sát khuẩn tay nhanh lần 3 46 (76.7) 4 (6.7) 7 (11.6) 2 (3.3) 0 (0) 1 (6.7) 0 (0)

Nhận xét: Tỷ lệ rửa tay đúng 6 bước chỉ đạt (59.3%- 83.3%).

Bảng 5. Đặc điểm tỷ lệ tuân thủ chuẩn bị dụng cụ

Nội dung

B3 (chuẩn bị dụng cụ)

Tuân thủ
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Xé bao bì bên ngoài trước khi đặt túi dịch lên bàn (không đặt túi dịch còn bao bì bên ngoài lên bàn) 53 88.3
1 nắp đậy ống thông 59 98.3
2 kẹp xanh 51 85
Giấy lau tay/ khăn 54 90

Nhận xét: Bước kiểm tra dụng cụ đạt tỷ lệ tuân thủ cao (> 85%).

Bảng 6. Đặc điểm tuân thủ bước kiểm tra túi dịch.

Nội dung

 B5 (kiểm tra túi dịch)

Tuân thủ
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Hạn sử dụng 35 58.3
Thể tích túi dịch 35 58.3
Nồng độ túi dịch 38 63.3
Độ trong của túi dịch 34 56.7
Không bị rò rỉ 35 58.3
Khóa an toàn màu xanh không gãy 37 61.7
Khoen kéo đậy túi dịch còn nguyên vẹn 43 71.7

Nhận xét: Các bước kiểm tra túi dịch có tỷ lệ tuân thủ chưa cao (< 71.7%)

3.3. Các yếu tố liên quan liên quan đến tuân thủ rửa tay trong quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng tại Bệnh viện Thống Nhất.

Bảng 7. Liên quan tuân thủ rửa tay trong quy trình thay dịch đến tuổi, giới và trình độ học vấn (n=35)

 Yếu tố liên quan Tuân thủ rửa tay  

p

Tuân thủ

n (%)

Không tuân thủ

n (%)

Nhóm Tuổi   < 60 23 (69.7) 10 (30.3) 0.048¹
  ≥ 60 12 (44.4) 15 (55.6)
  Giới   Nữ 18 (58.1) 13 (41.9) 0.965¹
  Nam 17 (58.6) 12 (41.4)
  Trình độ học vấn   ≤THPT 22 (56.4) 17 (43.6) 0.681¹
Trung cấp/CĐ /ĐH /sau ĐH 13 (61.9) 8 (38.1)

¹ Chi bình phương.

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ rửa tay thường quy đúng với độ tuổi, cụ thể nhóm dưới 60 tuổi có tỷ lệ rửa tay đúng lớn hơn với p= 0.048.

Bảng 8. Liên quan đến tuân thủ rửa tay trong quy trình thay dịch đến hôn nhân, nghề nghiệp và khu vực sống (n=35).

Yếu tố liên quan Tuân thủ rửa tay  

p

Tuân thủ

n (%)

Không tuân thủ

n (%)

  Hôn nhân Độc thân/Góa phụ/ly thân 9 (69.2) 4 (30.8) 0.368¹
  Có gia đình 26 (55.3) 21 (44.7)  
  Nghề nghiệp Viên chức/văn phòng 6 (100) 0 (0) 0.028²
  Công nhân/nông dân 1 (25) 3 (75)  
  Lao động tự do 24 (61.5) 15 (38.5)  
  Hưu trí 4 (36.4) 7 (63.6)  
Khu vực sống Thành thị 26 (55.3) 21 (44.7) 0.368¹
  Nông thôn 9 (69.2) 4 (30.8)  

¹ Chi bình phương, ² Fisher.

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ rửa tay đúng và nghề nghiệp, nhóm viên chức văn phòng có tỷ lệ rủa tay đúng cao hơn các nghề nghiệp khác với p=0.028.

Bảng 9. Liên quan đến tuân thủ rửa tay trong quy trình thay dịch đến bệnh lý (n=35).

Yếu tố liên quan Tuân thủ rửa tay  

p

Tuân thủ

n (%)

Không tuân thủ

n (%)

Thời gian huấn luyện lọc màng bụng

Trung bình (ngày)

8,5 (±5,3) 8,6 (±7,7) 0.935³
Thời gian lọc màng bụng  ≤ 1 năm 7 (41,2) 10 (58,8) 0.155²
   Từ 1 – 3 năm 14 (56) 11 (44)  
  Từ 3 – 5 năm 10 (83.3) 2 (16.7)  
 Từ 5 năm trở lên 4 (66.7) 2 (33.3)  
Bệnh lý kèm theo ≤1 bệnh kèm theo 10 (62.5) 6 (37.5) 0.693¹
  ≥ 2 bệnh kèm theo 25 (56.8) 19 (43.2)  

¹ Chi bình phương, ² Fisher, ³ Hồi quy Logistic.

Nhận xét:  Không có mối liên quan giữa các yếu tố thời gian huấn luyện lọc màng bụng và bệnh lý kèm theo với tỷ lệ tuân thủ rửa tay trong quy trình thay dịch với p>0.05.

4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu 60 người bệnh (NB) chúng tôi ghi nhận như sau: độ tuổi trung vị của đối tượng là 55 (42-67) tuổi, nhỏ nhất là 18 tuổi, cao nhất là 84 tuổi; trong đó số đối tượng từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 45% (bảng 1), cao hơn độ tuổi của các nghiên cứu khác trong nước như tác giả Huỳnh Trinh Trí tại An Giang (tuổi trung bình 45,5 ± 10,8.) 6. và Nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Phương Thảo và cộng sự, tuổi trung bình 59,63±12,9 tuổi 7. Sự khác nhau về độ tuổi có thể giải thích do đặc điểm dân số người bệnh (NB) tại BV Thống Nhất 70% là người cao tuổi. Tuy nhiên độ tuổi của chúng tôi tương đương với các tác giả nước ngoài như Dong J tại Hàn Quốc (59,1 ± 14,2 tuổi) 8, nghiên cứu của Shashi Mawa (52 ± 13 tuổi) 9, Ana Elizabeth Figueiredo (59 ± 16 tuổi) 10 và Ezgi Karadag (53,23± 13,88) tuổi 11. Về giới tính, tỷ lệ nam/nữ (bảng 1) trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương

Về trình độ học vấn, phần lớn người bệnh (NB) trong nghiên cứu là dưới THPT, chiếm tỷ lệ 65%.Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu tại Brazil của Ana Elizabeth Figueiredo, 64.7% có trình độ học vấn dưới mức THCS 10 và Ezgi Karadag, Chúng tôi cũng ghi nhận nghề nghiệp NB trong nghiên cứu (NC) này chủ yếu là lao động tự do chiếm tỷ lệ cao nhất (65%), đứng thứ 2 là hưu trí (18.3%). Học vấn và nghề nghiệp của NB là yếu tố cần lưu ý trong huấn luyện lọc màng bụng (LMB) về khả năng tiếp thu, tuân thủ quy trình LMB. Tỷ lệ đối tượng sinh sống ở thành thị cao hơn nông thôn (tương ứng 78.3% và 21.7%), sở dĩ đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế đóng tại trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Về thời gian huấn luyện lọc màng bụng trong nghiên cứu chúng tôi là 7(4-11) ngày và giao động từ 1 tới 30 ngày. NB được huấn luyện 1 ngày là do NB được mổ trong thời điểm đại dịch Covid 19 năm 2021 và 1 NB được huyến luyện lâu nhất 30 ngày (trong lúc mổ và huấn luyện NB mới được hơn 15 tuổi) nên NB làm thao tác làm chưa được thành tạo. Cả 2 NB này đều được chuyển từ bệnh viện khác sang bệnh viện Thống Nhất. Thời gian huấn luyện này phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế về tập huấn cho NB. Thời gian tập huấn có thể kéo dài từ 1-2 tuần để vừa đủ thời gian cho NB quan sát và tự thực hành dưới sự giám sát của nhân viên y tế, nhằm điều chỉnh kịp thời cũng như có những lưu ý cho NB có thể tự thực hiện tốt tại nhà. Việc huấn luyện cho người bệnh bắt đầu điều trị bằng LMB và huấn luyện định kỳ là nền tảng để đạt được kỹ thuật thành công và giảm tỷ lệ viêm phúc mạc 9.

4.2. Đánh giá tỷ lệ thực hành đúng quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng tại Bệnh viện Thống Nhất.

Kết quả ở bảng 4 cho thấy số bước tuân thủ trung bình của đối tượng là 22 (±2) bước, người bệnh tuân thủ ít nhất là 16 bước và chỉ có 3 người (5%) tuân thủ đủ 25 bước trong quy trình thay dịch lọc. Kết quả này cũng phù hợp với tác giả Shashi Mawar nghiên cứu quan sát trên 30 NB LMB tại New Delhi, India. Đánh giá tuân thủ quy trình thay dịch tại nhà dựa vào bảng kiểm và phân 3 mức kém, trung bình, tốt. Kết quả chỉ có 16.5% người bệnh thực hiện tốt, trong khi 67% là thực hiện trung bình và 16.5% là thực hiện kém. Kỹ năng kỹ thuật tương tự nhau trong tất cả các bước của quy trình 9.

Việc đeo khẩu trang: Hầu hết tất cả (97%) NB tuân thủ luôn mang khẩu trang trong suốt quá trình thay dịch. Sở dĩ đạt được tỷ lệ cao này là do trong quá trình huấn luyện cũng như mỗi lần tái khám chúng tôi tư vấn rất kỹ về vấn đề này. Một số nghiên cứu ghi nhận tương tự việc đeo khẩu trang không đúng cách phổ biến ở khoảng 10-15% người bệnh 8,12. Tỷ lệ đeo khẩu trang trong NC chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu tiến của Dong J và cộng sự tại Hàn Quốc trên 130 NB LMB, 11.5% NB quên mang khẩu trang và nón. Người bệnh bị viêm phúc mạc có nhiều khả năng quên đeo khẩu trang và mũ 8. Trong NC của tác giả Shashi Mawar tỷ lệ NB không đeo khẩu trang rất cao (68%) 9, theo Ezgi Karadag, tỷ lệ đeo khẩu trang khi thay dịch: luôn luôn 46.7%; thường xuyên (40%); thỉnh thoảng 13.3% 11.

Thời điểm vệ sinh tay trong quy trình thay dịch: Kết quả ghi nhận được NB tuân thủ rửa tay đúng đủ 6 bước giao động từ 59.3-88.3% (bảng 4). Có một số ít người không tuân thủ cả 6 bước rửa tay. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một số các nghiên cứu phân tích vấn đề đào tạo NB cho thấy rửa tay không đúng cách là vấn đề phổ biến nhất ở khoảng 50% NB trong nghiên cứu của tác giả Jie Dong và cộng sự 8. Trong khi đó, trong NC của tác giả Shashi Mawar tỷ lệ thay dịch không rửa tay cũng khá cao (24%) 9. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ tuân thủ rửa tay đúng kỹ thuật (58.3%) trước khi thay dịch cao hơn tác giả Tác giả Ezgi Karadag (36.7%). Sở dĩ đối tượng NC của chúng tôi rất quan tâm đến sức khỏe, họ tự quản lý sức khỏe của chính họ, đây cũng chính là lý do khi tư vấn NB lựa chọn phương pháp LMB. Nguyên tắc khi tiến hành thay dịch, người thực hiện phải tuân thủ luôn mang khẩu trang trong suốt quá trình thay dịch, thực hiện đúng đủ các bước rửa tay và tuân thủ đầy đủ các bước đã được điều dưỡng chuyên về LMB hướng dẫn. Việc lọc màng bụng cần thực hiện liên tục mỗi ngày tại nhà, thay dịch lọc từ 4-5 lần/ ngày tùy theo chỉ định của bác sỹ mỗi NB. Dựa trên nguyên tắc thay dịch, hai quá trình đưa dịch vào và xả dịch ra là quy trình khép kín nên luôn đảm bảo được vô khuẩn.

Đặc điểm tuân thủ các quy trình khác:

Kết quả các bảng (3, 5, 6) cho thấy trong quy trình liên quan đến nắp đậy tỷ lệ tuân thủ cao nhất ở bước tháo rời túi dịch ra khỏi ống thông và đậy nắp lại chiếm 98.3%. Tỷ lệ tuân thủ các bước thao tác thay dịch rất đều >90%. Ngoài ra, có hơn 40% NB không tuân thủ đúng ở các bước kiểm tra hạn sử dụng, thể tích túi dịch, độ trong của túi dịch, không bị rò rỉ dịch. Sở dĩ NB thường bỏ qua bước này là do họ chủ quan, cho rằng túi dịch được bệnh viện cung cấp luôn đảm bảo chất lượng. Nghiên cứu của tác giả Jie Dong và cộng sự ghi nhận kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi, các lỗi phổ biến nhất trong toàn bộ nghiên cứu không kiểm tra ngày hết hạn hoặc rò rỉ túi (46.2%) 8. Bên cạnh đó, chuẩn bị dụng cụ đặt lên khu vực đã chuẩn bị sẵn ở mục xé bao bì bên ngoài trước khi đặt túi dịch lên bàn và chuẩn bị 2 kẹp xanh có 12% và 15% không tuân thủ.

4.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hiện tuân thủ vệ sinh tay quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng tại Bệnh viện Thống Nhất

Kết quả bảng 7 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ rửa tay đúng và độ tuổi, cụ thể nhóm dưới 60 tuổi có tỷ lệ rửa tay đúng lớn hơn với p= 0.048. Lý do người bệnh trẻ tuổi thường tuân thủ hơn những người lớn tuổi, những người lớn tuổi họ thường hay quên và làm không đủ số bước. Mặt khác những người lớn tuổi họ quen với nếp sống cũ. Tương tự như nghề nghiệp trong NC của chúng tôi những người làm viên chức, văn phòng tuân thủ cao. Tại bảng 8, cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ rửa tay đúng và nghề nghiệp, nhóm viên chức văn phòng có tỷ lệ rửa tay đúng cao hơn các nghề nghiệp khác với p=0.028. Vì vậy cần tập trung huấn luyện LMB vào đối tượng người cao tuổi và người bệnh có trình độ học vấn thấp (lao động tự do) để họ hiểu và tuân thủ tốt hơn. Qua đó chúng tôi lên kế hoạch tập huấn cho họ định kỳ (1 tháng, 3 tháng…), quan sát trực qua Video Call khi họ thực hiện thay dịch để giúp họ khắc phục những thiếu sót cũng như quan sát được phòng thay dịch, khu vực rửa tay.

5. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu với 60 người bệnh thực hành quy trình thay dịch tại khoa Nội thận – Lọc máu từ 3/2023- 9/2023 chúng tôi rút ra một số kết luận sau.

Tỷ lệ tuân thủ thực hiện quy trình thay dịch ở người bệnh lọc màng bụng có 3 người bệnh (5%) tuân thủ đủ 25 bước, số bước tuân thủ trung bình của đối tượng là 22 (±2) bước. Bước kiểm tra túi dịch, chuẩn bị túi dịch có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất (38.3%), tiếp đó là bước vệ sinh tay thường quy chỉ đạt 58.3%. Bước đeo khẩu trang tuân thủ rất cao (97%).

Có mối liên quan giữa tuân thủ vệ sinh tay với độ tuổi, nghề nghiệp ở người bệnh lọc màng bụng tại nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Liyanage T., Toyama T., Hockham C. et al. (2022). Prevalence of chronic kidney disease in Asia: a systematic review and analysis. BMJ Global Health, 7(1), e007525.
  2. NIDDK. Annual Data Report. USRDS. https://adr.usrds.org/. Published 2022. Accessed December 23, 2023.
  3. Bách N, Công LC. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình “khuyến khích chọn phương pháp lọc màng bụng tại nhà” tại bệnh viện thống nhất. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;527(1). doi:10.51298/vmj.v527i1.5665
  4. Chen TW, Li SY, Chen JY, Yang WC. Training of peritoneal dialysis patients–Taiwan’s experiences. Perit Dial Int J Int Soc Perit Dial. 2008;28 Suppl 3:S72-75.
  5. J B. Training and retraining: impact on peritonitis. Perit Dial Int J Int Soc Perit Dial. 2010;30(4). doi:10.3747/pdi.2009.00244
  6. Huỳnh Trinh Trí, Nguyễn Như Nghĩa. Nghiên cứu tình hình và kết quả điều trị viêm phúc mạc ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng tại bệnh viện đa khoa Trung Tâm An Giang. Tạp Chí Dược Học Cần Thơ. 2020;(27):47-53.
  7. Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trần Minh Hoàng, Dương Đức Viễn, Trần Thị Trang, Hoàng Ngọc Lan Hương. Đánh giá bước đầu phương pháp lọc màng bụng sớm dành cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;532(2). doi:10.51298/vmj.v532i2.7653
  8. Dong J, Chen Y. Impact of the bag exchange procedure on risk of peritonitis. Perit Dial Int J Int Soc Perit Dial. 2010;30(4):440-447. doi:10.3747/pdi.2009.00117
  9. Mawar S, Gupta S, Mahajan S. Non-compliance to the continuous ambulatory peritoneal dialysis procedure increases the risk of peritonitis. Int Urol Nephrol. 2012;44(4):1243-1249. doi:10.1007/s11255-011-0079-7
  10. Figueiredo AE, Moraes TP de, Bernardini J, et al. Impact of patient training patterns on peritonitis rates in a large national cohort study. Nephrol Dial Transplant Off Publ Eur Dial Transpl Assoc – Eur Ren Assoc. 2015;30(1):137-142. doi:10.1093/ndt/gfu286
  11. Karadag E. The effect of a self-management program on hand-washing/mask-wearing behaviours and self-efficacy level in peritoneal dialysis patients: a pilot study. J Ren Care. 2019;45(2):93-101. doi:10.1111/jorc.12270
  12. Chow KM, Szeto CC, Law MC, Fun Fung JS, Kam-Tao Li P. Influence of peritoneal dialysis training nurses’ experience on peritonitis rates. Clin J Am Soc Nephrol CJASN. 2007;2(4):647-652. doi:10.2215/CJN.03981206