ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ
Cao Ngọc Lan Hương, Trần Minh Phượng, Nguyễn Thị Trang
Khoa Thận nhân tạo cơ sở An Đồng – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
Danh sách các bài nghiên cứu khoa học Hội nghị Hội Lọc máu Việt Nam 2024
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy thận mạn là vấn đề sức khỏe toàn cầu, một trong những nguyên nhân gây tử vong cho nhóm bệnh này chính là các biến chứng tim mạch và tăng huyết áp chính là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng tim mạch. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy bên cạnh việc đưa ra các chiến lược điều trị hợp lý thì việc tuân thủ điều trị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị cho người bệnh. Các yếu tố về độ tuổi, thói quen, số lần dùng thuốc, chế độ sinh hoạt… là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82 người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tăng huyết áp đang lọc máu tại Khoa Thận nhân tạo cơ sở An Đồng Bệnh viện Việt Tiệp
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82 người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tăng huyết áp đang lọc máu tại Khoa Thận nhân tạo cơ sở An Đồng Bệnh viện Việt Tiệp.
Kết quả nghiên cứu: Đa số người bệnh là nam (70.73%), độ tuổi trung bình của người bệnh: 54.70 ± 12.588 tuổi. Số người bệnh dùng 2 loại thuốc huyết áp chiếm tỉ lệ cao (48.78%). Hầu hết người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ có tăng huyết áp, không quên uống thuốc (91.46%), đồng thời khi bệnh nhân đi lọc máu hoặc đi vắng đâu đó, người bệnh vẫn nhớ mang thuốc hạ huyết áp theo (89.02%), chỉ một số ít người bệnh là quên không cầm thuốc ( 10.98%).
Kết luận: Người bệnh tuân thủ điều trị thuốc chiếm tỷ lệ cao (78.05%) nên huyết áp tâm thu (143.66 ± 19.342 & 140.98 ± 14.368) và tâm trương (77.56 ± 7.944 & 76.34 ± 5.986) của người bệnh khá ổn định trong quá trình trước và sau lọc máu (p > 0.05) và ở mức THA nhẹ. Trong đó chủ yếu người bệnh dùng phối hợp 2 loại thuốc huyết áp (48.78%).
Từ khóa: Tăng huyết áp, lọc máu chu kỳ, tuân thủ điều trị, thang điểm Morisky
ASSESSMENT OF ADHERENCE TO HYPERTENSION TREATMENT IN HEMODIALYS PATIENTS
ABSTRACT
Problem statement: Chronic kidney failure is a global health problem, one of the causes of death for this group of diseases is cardiovascular complications and hypertension is one of the causes of cardiovascular complications. Currently, the studies have shown that aside from treatment strategies, adherence to drug regimens plays an important role and significantly affects the treatment compliance of patients. Factors such as age, habits, number of medication, lifestyle,.. directly impact the treatment adherence of patients.
Objective: To assess the treatment adherence of hypertensive medication in hemodialysis patients. This research describes the cross-sectional study of 82 hemodialysis patients at the An Dong Dialysis Department of the Viet Tiep Hospital.
Patients and methods: A descriptive cross-sectional study of 82 hemodialysis patients to have hypertension at the An Dong Dialysis Department of the Viet Tiep Hospital.
Results The majority of patients were men (70.73%), with an average age of 54.70 ± 12.588 years old. The percentage of patients using 2 antihypertensive medications was high (48.78%). Most hemodialysis patients had hypertension to take their medication (91.46%), remembered to bring antihypertensive medications when they went on dialysis or somewhere (89.02%), while a smaller percentage of patients forgot the dosage (10.98%).
Conclusion: The adherence rate of patients to antihypertensive medication was high (78.05%) with blood pressure readings pre dialysis being 143.66 ± 19.342 and 140.98 ± 14.368 pos dialysis. The results indicated that blood pressure control before and after dialysis was stable (p > 0.05) with mild hypertension. Among the patients using two types of antihypertensive medications, 48.78% adhered to the treatment.
Keywords: Hypertension, dialysis, treatment adherence, Morisky scale.