KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG KIM LUỒN CHỌC AVF VÀ LỌC MÁU MỘT KIM Ở BỆNH NHÂN CÓ AVF KHÓ
Đinh Việt Tân
Khoa Nội Thận – Lọc máu, Bệnh Viện Thống Nhất
Danh sách các bài nghiên cứu khoa học Hội nghị Hội Lọc máu Việt Nam 2024
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cầu nối động tĩnh mạch (AVF: ArterioVenous Fistula) được xem là con đường sống còn của người bệnh lọc máu chu kỳ. Một số trường hợp AVF khó chọc do mạch sâu, đường kính nhỏ, diện tích chọc ngắn. Phần lớn người bệnh lọc máu chu kỳ sử dụng kim sắt do dễ chọc, rẻ tiền. Nhược điểm của kim sắt là dễ gây tổn thương mạch máu do xuyên thủng, không có lỗ bên nên hít mạch, lưu lượng máu ra không đạt.
Mục tiêu: Tìm hiểu tần suất,nguyên nhân BN phải dùng kim luồn. Đánh giá kết quả và biến chứng sử dụng kim luồn ở BN có AVF khó tại khoa Thận lọc máu, BV Thống Nhất
Đối tượng: Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có AVF khó tại bệnh viện Thống Nhất.
Tiêu chuẩn chọn bệnh:AVF mổ<6 tuần mạch máu sâu, ngắn, tai biến khi chọc kim sắt
Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh từ chối do kinh tế
Phương pháp: mô tả cắt ngang
Kết quả: Chúng tôi cũng báo cáo số liệu bước đầu áp dụng kỹ thuật này cho 21 bệnh nhân với 188 lần chọc kim luồn. Kết quả cho thấy tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu là 63,6,tỷ lệ nữ giới chiếm 71,4%, nguyên nhân gây suy thận chủ yếu do bệnh đái tháo đường chiếm 52,4 %.Bên cạnh đó vị trí mổ AVF ở khuỷu tay chiếm đến 85,72 %. Tổng số lần chọc AVF là 188 lần có tới 174 lần thành công (92,55%), tỷ lệ thất bại chỉ 14 bệnh nhân (7,45%).Tỷ lệ bệnh nhân chọc 1 kim chế độ single-needle chiếm 64,89%,chọc 2 kim là 17,02% .
Kết luận: Sử dụng kim luồn và lọc máu chế độ 1 kim là một giải pháp hiệu quả, an toàn ở những trường hợp AVF khó.
Từ khoá: Lọc máu chu kỳ, cầu nối động tĩnh mạch, kim luồn lọc máu
INITIAL RESULTS OF USING THE AVF FLUID NEEDLE AND SINGLE-NEEDLE HEMODIALYSIS IN PATIENTS WITH DIFFICULT AVF
ABSTRACT
Background: Arteriovenous Fistula (AVF: ArterioVenous Fistula) is considered a lifeline for patients on dialysis. In some cases, AVF is difficult to puncture due to deep vessels, small diameter, and short puncture area. Most dialysis patients use iron needles because they are easy to puncture and cheap. The disadvantage of iron needles is that they can easily damage blood vessels due to penetration. There are no side holes, so they can inhale the vessels and cause blood flow to fail.
Objective: To find out the frequency and reasons why patients need to use a needle. Evaluating the results and complications of using needle insertion in patients with difficult AVF at the Nephrology and Dialysis Department, Thong Nhat Hospital
Subjects: Peripheral dialysis patients with difficult AVF at Thong Nhat hospital.
Disease selection criteria: AVF surgery <6 weeks deep, short blood vessels, complications when punctured with iron needles
Exclusion criteria: Patients refuse due to economic reasons
Methods: cross-sectional description
Results: We also report initial data applying this technique to 21 patients with 188 needle punctures. The results showed that the average age of the study subjects was 63.6 years old, the proportion of women was 71.4%. The main cause of kidney failure was diabetes, accounting for 52.4%. Besides, the surgical location was AVF in the elbow accounts for 85.72%. The total number of AVF punctures was 188 times, with 174 successes (92.55%), the failure rate was only 14 patients (7.45%). The proportion of patients with 1 needle puncture in single-needle mode accounted for 64.89. %, 2 needle puncture is 17.02%.
Conclusion: Using a safe touch neddle and single-needle dialysis is an effective and safe technique in difficult AVF cases.
Keywords: chronic hemodialysis, arteriovenous fistula, safe touche needle, single needle