Tên biến chứng: Hội chứng mất thăng bằng

BSCKI Nguyễn Thanh Hùng

Khái niệm: 

Người ta cho rằng hội chứng mất thăng bằng là do tăng lượng nước cấp tính vào nhu mô não do nồng độ chất hòa tan ở huyết thanh thấp hơn. Điều này xảy ra do huyết thanh giảm áp lực thẩm thấu tương đối so với tế bào não. Hậu quả là nước sẽ thấm từ máu vào mô não (nồng độ ure giảm nhanh hơn não do đó nước sẽ đi từ máu vào não)

Nguyên nhân:

Những yếu tố nguy cơ người bệnh:

– Tuổi cao

– Có bệnh lý thận kinh từ trước

– Có các điều kiện khác mà có thể dẫn đến phù não: hạ natri máu, bệnh não gan, tăng huyết áp cấp cứu, …)

– Các điều kiện đồng thời với tăng tính thấm hàng rào máu – não (nhiễm trừng, viêm mạch máu, TTP/HUS, viêm màng não, bệnh não khác, …)

– Ure máu rất cao như bệnh nhân bỏ nhiều buổi thận nhân tạo.

Những yếu tố nguy cơ do điều trị:

– Thanh thải lọc máu cao như tốc độ máu cao, thời gian lọc máu kéo dài, tốc độ dịch lọc cao. Nguy cơ cao nhất ở 3 buổi lọc máu đầu tiên

– Thay đổi y lệnh lọc máu đáng kể là tăng tốc độ thanh thải: thay đổi từ điều trị thông thường sang điều trị HDF hoặc HD tăng cường

Dấu hiệu và triệu chứng

– Lú lẫn nhẹ

– Chóng mặt

– Đau đầu

– Bồn chồn

– Co giật

– Buồn nôn, nôn

– Tụt huyết áp

– Rung rật cơ từng đợt

– Nhìn mờ

– Nếu không được điều trị có thể dẫn đến hôn mê và tử vong

Xử lý điều dưỡng

Xử lý:

– Theo dõi chặt chẽ triệu chứng

– Thông báo cho bác sỹ nếu có triệu chứng

– Giảm tốc độ bơm máu hoặc dừng điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng (dựa trên ý kiến tư vấn của bác sỹ)

– Xử lý triệu chứng ( như chống co giật)

Phòng ngừa

– Xác định nguy cơ người bệnh và khám sàng lọc kỹ càng

– Bác sỹ có thể thay đổi y lệnh lọc máu để giảm thiểu nguy cơ như giảm tốc độ bơm máu ở những buổi lọc đầu tiên, quả lọc siêu lọc thấp, giảm thời gian điều teij, giảm tốc độ dịch lọc, sử dụng natri profile.

Nguồn: BCRenal, 2021, Nursing Management of Complications during Hemodialysis