BẠN CÓ BIẾT SỰ THỰC VỀ BỆNH CAO HUYẾT ÁP?

  • Nó được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi bạn có thể mắc bệnh nhiều năm mà không biết.
  • Nó là nguyên nhân dẫn đến tổn thương tim, đột quỵ và bệnh thận mạn.
  • Kiểm soát huyết áp giảm được các nguy cơ và biến chứng đó.
  • Cao huyết áp có thể được kiểm soát bằng việc giảm cân, tập luyện, không hút thuốc và giảm ăn muối.

HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

Huyết áp được đo bằng việc quấn một túi khí ở vùng cánh tay. Người đo huyết áp (bạn cũng có thể tự mình đo) bơm khí vào trong túi đó và xả khí từ từ trong khi đó đặt một ống nghe để nghe tiếng đập mạch của bạn. Chỉ số huyết áp ở trên được gọi là huyết áp tâm thu, chỉ số ở dưới được gọi là huyết áp tâm trương. Ví dụ 120/60, bạn đọc là 120 trên 60. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc tim bạn đập, còn huyết áp ở dưới tương ứng với khi tim bạn đang nghỉ ngơi.

 BỆNH CAO HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

Bệnh cao huyết áp xảy ra khi thành động mạch của bạn phải chịu một áp lực lớn và có thể tổn thương. Một lần bạn đo thấy huyết áp cao không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh cao huyết áp. Muốn chẩn đoán cao huyết áp bạn phải đi khám nhiều lần. Bình thường huyết áp dưới 120/80. Đối với người lớn, cao huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu của bạn lớn hơn 140 hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90. Huyết áp tâm thu từ 120 đến 129 hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 được gọi là tiền cao huyết áp. Lúc này, bạn phải khám bác sỹ để chẩn đoán và kể lại cho bác sỹ về lối sống của bạn để thay đổi lối sống có thể giúp bạn phòng được bệnh cao huyết áp. Đối với bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn, mục tiêu điều trị có khác so với bệnh nhân khác (dưới 130/80)

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH CAO HUYẾT ÁP?

Khó có thể biết nguyên nhân chính xác của bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên bệnh dễ mắc nếu bạn có:

  • Gia đình của bạn có người cao huyết áp
  • Bạn có bệnh thận mạn
  • Bạn thuộc chủng tộc người châu Phi
  • Bạn ăn mặn, ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhanh
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Bạn bị bệnh đái tháo đường
  • Sử dụng thuốc không theo chỉ định
  • Uống nhiều rượu (bia, rượu, hoặc rượu thuốc)

Trước tuổi 45, đàn ông thường mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn phụ nữ. Từ 45 đến 54, nguy cơ mắc bệnh là như nhau. Sau tuổi 54, phụ nữ lại mắc bệnh nhiều hơn đàn ông.

CAO HUYẾT ÁP GÂY TỔN THƯƠNG CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Nếu không được điều trị cao huyết áp có thể gây tổn thương tim, não, mắt, thận. Các tổn thương đó dẫn đến tổn thương tim, đột quỵ, và suy thận. Nếu bạn được chẩn đoán sớm và điều trị bạn có thể giảm được các nguy cơ đó. Lý do là bạn có thể được kiểm soát đường huyết và theo dõi điều trị một cách cẩn thận.

TÔI KHÁM BỆNH CAO HUYẾT ÁP ĐỊNH KỲ BAO NHIÊU LẦN?

Nếu bạn chưa mắc bệnh, bạn nên khám ít nhất 1 lần một năm. Nếu huyết áp của bạn cao, bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn theo lời khuyên của bác sỹ. Bạn cần uống thuốc nếu vẫn còn cao. Bác sỹ của bạn có thể hỏi về đo huyết áp ở nhà để có con số huyết áp thường xuyên của bạn.

BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH THẬN CÓ LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO?

Một vài loại bệnh thận có nguyên nhân từ cao huyết áp. Thông thường, cao huyết áp lại có nguyên nhân từ bệnh thận. Cần nói thêm, cao huyết áp làm tăng nhanh mức độ tổn thương thận. Bác sỹ có thể nói cho bạn biết tổn thương thận mà bạn đang bị bằng cách đo lượng protein trong nước tiểu. Bác sỹ sẽ còn làm thêm xét nghiệm mức lọc cầu thận từ một xét nghiệm máu đơn giản.

Do cao huyết áp làm tăng tổn thương thận, nên họ cần được làm xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Các xét nghiệm đó bao gồm:

  • Protein nước tiểu: đay là một xét nghiệm quan trọng, protein cấu thành lên cơ thể bạn. Tuy nhiên, khi thận tổn thương, protein sẽ xuất hiện trong nước tiểu. Hai lần xét nghiệm protein trong nước tiểu dương tính trong vài tuần thì được gọi là protein niệu cố đinh. Đây là dấu hiệu sớm chẩn đoán bệnh thận mạn tính.
  • Creatinin (cờ-re-a-ti-nin) máu: kết quả creatinin máu được dùng để tính toán mức lọc cầu thận. Mức lọc cầu thận thấp thì có nghĩa là thận của bạn không đủ khả năng để loại bỏ chất thải. Nếu bạn có bệnh cao huyết áp, bạn nên giữ mức lọc cầu thận ổn định.

TRIỆU CHỨNG CỦA CAO HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

Bạn có lẽ không có triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Nhiều người không cảm thấy gì khi có bệnh cao huyết áp. Do đó bạn thường xuyên làm xét nghiệm protein niệu và đo mức lọc cầu thận là rất quan trọng. Nó sẽ chỉ cho bạn biết ảnh hưởng của cao huyết áp trước khi bạn có biến chứng hoặc triệu chứng. Thỉnh thoảng, một người có bệnh cao huyết áp có thể có đau đầu liên tục, lặp đi lặp lại. Một vài bệnh nhân có thể trải qua thay đổi thị lực.

CAO HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Mặc dù cao huyết áp không điều trị khỏi, nó có thể được kiểm soát. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu điều trị cao huyết áp dưới 140/90. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường hoặc có bệnh thận mạn, bạn nên kiểm soát huyết áp dưới 130/80. Nếu bạn cao huyết áp, bác sỹ sẽ phải yêu cầu bạn thay đổi lối sồng gồm:

  • Giảm cân
  • Tập thể thao
  • Hạn chế muối
  • Giảm uống rượu
  • Tăng thức ăn có nhiều canxi trong khẩu phần ăn bằng cách tăng tăng thức ăn chứa ít mỡ
  • Tăng số lượng kali trong bữa ăn bằng cách ăn nhiều rau, hoa quả và nước hoa quả. Nếu bạn có bệnh thận mạn, hãy nói cho bác sỹ trước khi bạn muốn ăn thức ăn có nhiều kali, vì có thể gây tăng kali, gây nguy hiểm đến hoạt động của tim.
  • Ngừng hút thuốc lá, nếu bạn là người hút thuốc. Hút thuốc lá trong khi có bệnh cao huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Quan trọng là bạn phải thay đổi được lối sống của bạn. Nếu các bước đó vẫn không thể kiểm soát được huyết áp của bạn, bác sỹ phải kê đơn cho bạn uống thuốc. Thỉnh thoảng, có vài loại thuốc cần giúp bạn đạt được mục tiêu điều trị cao huyết áp. Nếu bạn có bệnh thận mạn, hoặc có bệnh đái tháo đường, bạn có thể được kê đơn thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT1. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các thuốc đó có thể bảo vệ thận của bạn.

TÔI SẼ PHẢI LÀM GÌ NẾU THUỐC CÓ GÂY CHO TÔI TÁC DỤNG PHỤ?

Thỉnh thoảng, thuốc gây cao huyết áp có thể gây lên các vấn đề như:

  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Giảm cương dương

Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ, bạn phải báo lại cho bác sỹ. Bác sỹ có thể thay thuốc hoặc thay đổi liều thuốc hoặc cho thêm một vài loại thuốc khác tốt hơn cho bạn. Bạn không nên thay đổi cách dùng thuốc trừ khi bác sỹ yêu cầu.

TÔI PHẢI LÀM GÌ KHI MẮC BỆNH CAO HUYẾT ÁP?

Bạn phải chắc chắn là bạn đã đi thăm khám bác sỹ và kiểm tra bệnh thường xuyên. Phát hiện sớm và điều trị lâu dài là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu bạn cao huyết áp, bạn cần phải khám bác sỹ để giữ huyết áp dưới mức mục tiêu. Bác sỹ sẽ khuyên bạn về thay đổi lối sống mà bạn cần phải làm. Nếu bạn có những thắc mắc về chế độ ăn, bác sỹ sẽ có thể khuyên bạn một chế độ ăn đúng. Bạn nên tuân thủ chế độ uống thuốc, ngay cả khi bạn thấy khỏe mạnh bình thường, bởi cao huyết áp thường không có triệu chứng. Bạn nên nhớ uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ. Nếu bạn thấy lẫn lộn với nhiều loại thuốc, bạn nên có một cái hộp nhỏ với nhiều ngăn để đượng từng loại thuốc riêng theo tuần hoặc hàng ngày. Bạn có thể sử dụng máy nhắn tin hoặc sử dụng ghi nhớ trong điện thoại để nhắc nhở bạn khi nào cần uống tuốc gì.

GIA ĐÌNH TÔI CÓ THỂ GIÚP ĐỠ TÔI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CHỐNG CHỌI LẠI VỚI BỆNH CAO HUYẾT ÁP?

Gia đình của bạn cùng tìm hiểu bệnh cao huyết áp với bạn là một ý tưởng tốt. Cao huyết áp có thể xuất hiện ở những thành viên khác trong gia đình bạn, hoặc họ cũng có nguy cơ cao với bệnh. Bạn nên khuyên nhủ những thành viên trong gia đình bạn tìm hiểu về bệnh cao huyết áp và khuyên họ kiểm tra định kỳ một lần một năm. Bạn nên yêu cầu họ cùng mình thay đổi lối sống. Thường dễ dàng cho bạn hơn nhiều để có một chế độ ăn hợp lý, tập thể thao và phòng hoặc bỏ thuốc lá nếu bạn và gia đình bạn cùng đối phó với bệnh tăng huyếT áp.