NHIỄM TRÙNG VI KHUẨN TRONG THẬN NHÂN TẠO (US-CDC 2001) – DỊCH TỄ HỌC
Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam
4. Nhiễm trùng vi khuẩn
4.1. Dịch tễ học
4.1.1. Gánh nặng bệnh
Tỷ lệ tử vong hàng năm ở bệnh nhân thận nhân tạo là 23%, và nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến thứ hai, sơ bộ chiếm khoảng 15% các trường hợp tử vong (1). Nhiễm trùng máu (10.9% toàn bộ tử vong) là nhiễm trùng phổ biến nhất dẫn đến tử vong. Trong nhiều nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân thận nhân tạo ngoại trú, nhiễm trùng máu xảy ra ở 0.63% – 1.7% bệnh nhân mỗi tháng và nhiễm trùng đường vào mạch máu (có hoặc không có nhiễm trùng máu) chiếm 1.3 – 7.2% bệnh nhân mỗi tháng (162 – 170). Dữ liệu giám sát quốc gia chỉ ra rằng 4 – 5% bệnh nhân điều trị vancomycin tĩnh mạch trong thời gian 1 tháng (và bệnh nhân điều trị kháng sinh khác) (18). Dù dữ liệu sử dụng vancomycin có thể được sử dụng bắt nguồn một ước tính tỷ lệ nghi ngờ nhiễm trùng, tỷ lệ bệnh nhân điều trị kháng sinh phù hợp với khái niệm trường hợp chính cho nhiễm khuẩn là không rõ ràng.
4.1.2. Vị trí nhiễm trùng
Một nghiên cứu với 27 trung tâm thận nhân tạo tại Pháp, 28% trong tổng 230 bệnh nhân thận nhân tạo nhiễm trùng là đường vào mạch máu, trong khí 25% nhiễm trùng phổi, 23% nhiễm trùng đường niệu, 9% nhiễm trùng da và mô mềm, và 15% ở vị trí khác hoặc vị trí không rõ ràng (165). 33% bệnh nhân nhiễm trùng là nhiễm trùng đường vào hoặc nhiễm trùng máu không rõ vị trí, nhiều trong số đó có thể vẫn là do nhiễm trùng đường vào mạch máu. Do đó, vị trí đường vào mạch máu là nhiễm trùng phổ biến nhất nhưng tổng số vẫn chỉ chiếm một phần ba số ca nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nhiễm trùng đường vào có tầm quan trọng đặc biệt bởi liên quan mật thiết với nhiễm trùng máu hoặc gây mất đường vào mạch máu.
4.1.3. Nhiễm trùng đường vào mạch máu
Nhiễm trùng đường vào mạch máu gây ra bởi (theo thứ tự giảm dần) S. aureus, Coagulase-negative staphylococci (CNS), trực khuẩn gram âm, cầu khuẩn gram dương (gồm cả enterococci), và nấm (171). Tỷ lệ nhiễm khuẩn do CNS cao hơn ở bệnh nhân lọc máu qua catheter so với người lọc máu quan FAV hoặc GAV.
Yếu tố nguy cơ chính của nhiễm trùng đường vào mạch máu là loại đường vào, catheter có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất, tiếp theo là AVG và cuối cùng là AVF là thấp nhất (168). Các yếu tố nguy cơ khác của nhiễm trùng đường vào mạch máu bao gồm vị trí
a) đường vào ở chi dưới, mới phẫu thuật đường vào;
c) chấn thương, hematome, viêm da, hoặc gãi vị trí đường vào;
d) vệ sinh bệnh nhân kém;
e) kỹ thuật cắm kim kém; f) tuổi cao;
g) đái tháo đường;
h) ức chế miễn dịch; và
i) quá tải sắt (164, 167, 172 – 175).
4.1.3. Đường lây truyền
Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể do ngoại sinh (như nhiễm cấp từ dịch lọc máu hoặc thiết bị nhiễm bẩn) hoặc nội sinh (gây ra bởi xâm nhập của vi khuẩn xuất hiện trong hoặc trên người bệnh nhân). Tác nhân ngoại sinh gây ra nhiều vụ bùng nổ, hầu hết là hậu quả từ quy trình tái xử lý quả lọc không đầy đủ (nước nhiễm bẩn hoặc hóa chất khử khuẩn không đầy đủ) hoặc xử lý nước không đầy đủ cho lọc máu. Trong những năm 1995 đến 1997, 4 vụ bùng nổ được truy vết là nhiễm bẩn cổng nước thải trên một máy thận (176). Các khuyến cáo phòng ngừa các vụ bùng nổ đã được công bố (171).
Lọ thuốc nhiễm bẩn có khả năng là nguồn nhiễm khuẩn cho bệnh nhân. Năm 1999, một vụ bùng nổ nhiễm trùng Serratia liquefaciens đường máu về (đường tĩnh mạch) và phản ứng gây sốt ở bệnh nhân thận nhân tạo đã truy vết là do các lọ thuốc erytropoietin. Các lọ thuốc đó, dự định sử dụng cho một bệnh nhân, bị nhiễm bẩn do cắm kim nhiều lần để lấy thêm liều thuốc và do dồn lượng thuốc còn lại vào một lọ (177).
Tác nhân nội sinh xâm nhập vào bệnh nhân và gây nhiễm trùng muộn. Ổ cư trú có nghĩa là vi sinh vật cư trú hoặc tồn tại trên cơ thể (như ở lỗ mũi hoặc phân) mà không gây bệnh; nuôi cấy từ vị trí này dương tính, nhưng không gây dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng. Ổ cư trú với vi sinh vật có khả năng gây bệnh, thường không được nhận biết bởi nhân viên, là phổ biến ở bệnh nhân phơi nhiễm thường xuyên với môi trường bệnh viện và chăm sóc y tế khác. Ổ cư trú hầu hết thường gây ra truyền vi sinh vật từ bệnh nhân bị có ổ cư trú hoặc bị nhiễm khuẩn sang bệnh nhân khác qua bàn tay của nhân viên y tế không tuân thủ các biện pháp nhiễm khuẩn. Ít phổ biến hơn, nhiễm bẩn bề mặt môi trường (như chỗ để tay, mặt bàn) đóng góp thêm vai trò (178).
Nhiễm trùng xảy ra khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương mô và dẫn đến dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng, và được hỗ trợ bởi các thiết bị xâm lấn (như đường vào mạch máu thận nhân tạo). Bằng chứng tồn tại rằng khi tỷ lệ ổ khu trú ở cộng đồng thường nhỏ, nhiễm khuẩn ở cộng đồng đó thường ít hơn, và các khuyến cáo kiểm soát nhiễm khuẩn được thiết kế cho các đơn vị thận nhân tạo là để đề phòng ngừa vi sinh vật khu trú (179). Đánh giá thêm được thiết kế để phòng ngừa nhiễm khuẩn từ vi sinh vật cư trú (nhue sử dụng kỹ thuật vô khuẩn trong quá trình thao tác trên đường vào mạch máu đã tồn tại ở một số khu vực (180).
Nội dung trước | Trở lại mục lục | Nội dung tiếp theo |