PHẦN II – KHUYẾN CÁO THỰC HÀNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TỎNG THẬN NHÂN TẠO

US-CDC 2001: Recommendations for Preventing Transmission of Infections Among Chronic Hemodialysis Patients

Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam

1. Giải thích

Phòng ngừa lây truyền các loại virus lây qua đường máu và vi khuẩn gây bệnh ở bệnh nhân thận nhân tạo mạn  bắt nguồn từ tài liệu và dữ liệu đã được công nhận hoặc chưa được công nhận trong yêu cầu thực hiện chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn toàn diện. Các thành phần của một chương trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn được thiết kế cụ thể cho đơn vị thận nhân tạo, gồm xét nghiệm huyết thanh và miễn dịch định kỳ, giám sát, đào tạo và giáo dục (Hộp dưới).

Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn khuyến cáo cho đơn vị thận nhân tạo làm giảm cơ hội lây truyền bệnh nhân – bệnh nhân của tác nhân nhiễm khuẩn, trực tiếp hoặc gián tiếp qua thiết bị, dụng cụ, vật tư, môi trường bề mặt hoặc bàn tay nhân viên bị nhiễm bẩn. Các thực hành đó nên được thực hiện thường quy cho toàn bộ bệnh nhân ở đơn vị thận nhân tạo mạn bởi nguy cơ tăng khả năng nhiễm bẩn máu trong quá trình thận nhân tạo của bệnh nhân và bởi nhiều bệnh nhân bị cư trú hoặc bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Các thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm các biện pháp bổ sung để phòng ngừa lây truyền HBV do hiệu giá HBV cao và khả năng sống sót của nó trên các bề mặt. Đối với bệnh nhân ở trạng thái tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn gây bệnh, gồm cả các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, các biện pháp bổ sung có lẽ cần thiết ở một số trường hợp. Hơn nữa, giám sát các biến cố nhiễm trùng hoặc bất lợi được yêu cầu để theo dõi tính hiệu quả của thực hành kểm soát nhiễm khuẩn, cũng như đào tạo và giáo dục, cả nhân viên và bệnh nhân để đảm bảo thực hiện hành vi và kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp.

Hộp. Các thành phần của chương trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn phòng ngừa lây truyền  ở bệnh nhân thận nhân tạo

* Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho đơn vị thận nhân tạo

– Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn được thiết kế cụ thê để đề phòng lây truyền virus qua đường máu và vi khuẩn gây bệnh ở bệnh nhân.

– Xét nghiệm huyết thanh định kỳ đối với nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C.

– Tiêm phòng vaccine cho bệnh nhân cảm nhiễm với virus viêm gan B.

– Cách ly bệnh nhân có kháng nguyên bề mặt viêm gan B dương tính.

* Giám sát nhiễm khuẩn và các biến cố bất lợi khác

* Đào tạo và giáo dục kiểm soát nhiễm trùng

 

 

Nội dung trước Trở lại mục lục Nội dung tiếp theo