GIÁM SÁT, ĐÀO TẠO VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA LÂY TRUYỀN CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN TRONG THẬN NHÂN TẠO
Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam
PHẦN 3 – GIÁM SÁT NHIỄM TRÙNG VÀ CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI KHÁC
Phát triển và duy trì một hệ thống lưu trữ tài liệu tập trung riêng (như tệp cứng hoặc điện tử) để ghi chép kết quả tình trạng tiêm phòng vaccin của bệnh nhân, các kết quả xét nghiệm huyết thanh đối với virus viêm gan (bao gồm cả ALT), trường hợp nhiễm khuẩn máu hoặc mất đường vào mạch máu do nhiễm khuẩn (bao gồm ngày, vị trí, định danh vi sinh vật, và lựa chọn kháng sinh nhạy)*, và các biến cố bất lợi (như rò và tràn đổ máu, suy chức năng máy thận). Chữ ký một người nghiên cứu nhanh các kết quả xét nghiệm định kỳ mỗi lần xét nghiệm được tiến hành và tổng hợp ngay các trường hppwj nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng đường vào mạch máu. Cụ thể một quy trình các hành động yêu cầu khi thay đổi xảy ra trong kết quả xét nghiệm hoặc tần xuất nhiễm khuẩn máu hoặc mất đường vào do nhiễm khuẩn. Lưu trữ tài liệu cho mỗi bệnh nhân mà bao gồm vị trí lọc máu và số máy thận đã sử dụng cho mỗi lần lọc máu và tên nhân viên kết nối và tháo kết nối bệnh nhân khỏi máy thận.
PHẦN 4 – ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC NHÂN VIÊN
Đào tạo và giáo dục được khuyến cáo cho nhân viên và bệnh nhân (hoặc người chăm sóc bệnh nhaah). Đào tạo nên phù hợp với mức độ nhận thức của nhân viên, bệnh nhân, hoặc thành viên gia định, và giải thích nên cung cấp hành vi và kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp để tăng cường sự tuân thủ. Quy định và khuyến cóa theo hướng đào tạo kiểm saots nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế nói chụng, và người lọc máu nói riêng, đã được công bố trước đây (180, 203-205). Các khuyến cáo tiếp theo được dự định để nhấn mạnh và tăng cường các khuyến cáo trước đây.
– Đào tạo và giáo dục cho toàn bộ người có nguy cơ cho phơi nhiễm nghề nghiệp với máu nên được tiến hành ít nhất một lần một năm, nhân viên mới trước khi họ bắt đầu làm việc ở đơn vị, và ghi chép tài liệu đào tạo. Ở mức đô tối thiểu thống tin bao gồm những chủ đề sau:
+ Kỹ thuật vệ sinh tay đúng;
+ Sử dụng đúng phương tiện bảo hộ cá nhân;
+ Phương thức lây truyền virus qua đường máu, vi khuẩn gây bệnh, và vi sinh vật khác;
+ Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho đơn vị thận nhân tạo và nó khác thế nào với Các Biện pháp Phòng ngừa Tiêu chuẩn đối với các đơn vị y tế khác;
+ Xử lý và phân phối thuốc cho bệnh nhân đúng;
+ Giải thích cho người bệnh HBsAg dương tính điều trị ở phòng, máy, thiết bị, vật tư, thuốc, và nhân viên riêng;
+ Các kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn đúng đối với bắt đầu, chăm sóc, duy trì vị trí đường vào;
+ Vệ sinh nhà để giảm thiểu lây truyền vi sinh vật, bao gồm phương pháp đúng để làm sạch và khử khuẩn thiết bị và môi trường bề mặt; và
+ Lưu trữ tài liệu tập trung để theo dõi và phòng ngừa các biến chứng, bao gồm kết quả xét nghiệm huyết thanh định kỳ đối với HBV vafHCV, tình trạng viêm gan B, trường hợp nhiễm khuẩn máu và mất đường vào mạch máu do nhiễm khuẩn, và các biến cố bất lợi khác. Tài liệu giám sát nước và chất lượng dịch lọc nên được lưu trữ.
– Đào tạo bệnh nhân (hoặc thành biên gia đình đối với bệnh nhân không thể chịu trách nheiemj chăm sóc chính bản thân họ) về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn nên ít nhất hàng năm với các chủ đề sau:
+ Vệ sinh cá nhân và kỹ thuật rửa tay;
+ Trách nhiệm của bệnh nhân đối với chăm sóc đúng đường vào và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng, mà nên được xem lạu mỗi lần bệnh nhân có một thay đổi loại đường vào; và
+ Khuyến cáo tiêm phòng vaccin (206).
PHẦN 5 – ĐỊNH HƯỚNG
Các chiến lược kiểm soát nhiễm khuẩn phòng ngừa và kiểm soát nhiễm HBV ở bệnh nhân thận nhân tạo đã được thiết lập tố. Những lĩnh vực cần nghiên cứu bổ sung bao gồm phác đồ tiêm vaccin lý tưởng cho bệnh nhân trẻ em trước và sau lọc máu và cho bệnh nhân người lớn trước lọc máu, cũng như thời điểm tối ưu để theo dõi xét nghiệm và tiêm liều bổ sung ở người đáp ứng vaccin. Ngoài ra, những nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để làm rã các yếu tố chịu trách nhệm cho lây truyền HCV ở bệnh nhân thận nhân tạo và đánh giá hiệu quả khuyến cáo hiện nay cho lây truyền nhiễm HCV.
Nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiễm vi khuẩn ở bệnh nhân thận nhân tạo cần thêm thông tin. Các nghiên cứu là cần thiết trên tỷ lệ lưu hành và dịch tễ của nhiễm vi khuẩn ở bệnh nhân thận nhân tạo mạn và thực hành chăm sóc bệnh nhân (như người liên quan đến chăm sóc và cắm kim đường vào mạch máu) mà hữu ích nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn. Bởi vai trò quan trọng của bệnh nhân lọc máu trong vấn đề kháng kháng sinh, nghiên cứu lại cần tìm hiểu theo hướng chiến lược tối ưu để đảm bảo sử dụng kháng sinh khôn ngoan ở bệnh nhân đó. Các chủ đề bổ sung trong tương lai bao gồm xác định tần xuất lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh ở đơn vị thận nhân tạo và liệu các biện pháp phòng ngừa bổ sung có cần thiết để phòng ngừa lây truyền không.
Tài liệu này sẵn có trên Internet theo địa chỉ http://www.cdc.gov/hepatitis. Các bản sao chép có thể sử dụng theo mẫu ở trên trang web này hoặc đang được viết (Hepatitis Branch, Mailstop G37, CDC, Atlanta, GA 30333).
Nội dung trước | Trở lại mục lục | Nội dung tiếp theo |