NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TRÊN BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN

                                    Ngô Thị Hà, Võ Tam, Trần Thái Tuấn, Nguyễn Ngọc Khánh

TÓM TẮT

Đặt vấn đề:

Tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam một phần cũng do tuổi thọ người dân ngày càng tăng. Hầu hết những bệnh nhân (BN) này sớm hay muộn cũng tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối mà không thể sống tiếp nếu không điều trị thay thế thận bằng lọc màng bụng, lọc máu chu kỳ hay ghép thận

Mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ các thành tố của hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Ninh Thuận.

2. Nghiên cứu các mối liên quan, tương quan giữa hội chứng chuyển hóa với tuổi, giới, thời gian lọc máu chu kỳ, creatinin, hồng cầu, Heoglobin, CRP, acid uric máu, Kt/V … ở đối tượng nghiên cứu trên.

Phương pháp nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ 3 lần trong một tuần tại khoa Thận Tiết niệu – lọc máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ tháng 4 năm 2017 – tháng 8 năm 2018.

    Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

4. Kết quả:

91 bệnh nhân lọc máu chu kỳ, có 52 bệnh nhân nam (chiếm tỷ lệ 57,1%), Suy thận mạn tuổi từ 30 – 50 chiếm tỷ lệ cao nhất 49,5%, có tiền sử tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 27,5%, Tuổi trung bình: 48,16±14,56 tuổi,  vô niệu chiếm tỷ lệ cao nhất (75,8%), Thời gian lọc máu trung bình chung: 51,87 ± 37,51tháng, có 62,7% có hội chứng chuyển hóa

5. Kết luận

  Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa: 62,7%, không hội chứng chuyển hóa: 37,3%. Chỉ 1,1% trường hợp không có rối loạn thành tố nào, tức là có 98,9% rối loạn ít nhất 1 thành tố. Nhóm đối tượng rối loạn 2, 3 và 4 thành tố chiếm đa số. Có sự liên quan giữa nhóm có HCCH với  HA, BMI, glucose máu đói, HDL-C và  creatinin máu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p  <0,05). Có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa glucose máu với mức lọc cầu thận (r = 0,358, p <0,05), giữa vòng bụng với acid uric (r = 0,301, p <0,05), giữa glucose máu đói với chỉ số Kt/V (r = 0,342, p <0,05). Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa glucose máu đói và creatinin (r = -0,319, p <0,05), giữa vòng bụng với thời gian lọc máu (r = – 0,335, p <0,05).

6. Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa, bệnh thận mạn, bệnh nhân, lọc máu chu kì

Abstract

RESEACHS METABOLIC SYNDROME ON HEMODIALYSIS PATIENT CYCLE IN NINH THUAN PROVINCIAL HOSPITAL

Ngô Thị Hà, Võ Tam, Trần Thái Tuấn, Nguyễn Ngọc Khánh

Background:

The proportion of patients with chronic kidney disease is increasing in the world as well as in Vietnam, partly due to increasing people’s life expectancy.  Most of these patients will sooner or later develop advanced chronic renal failure without being able to survive if kidney replacement is not treated with peritoneal dialysis, dialysis cycle or kidney transplantation.

Objectives

1. Determining the rate of components of metabolic syndrome in dialysis patients at Ninh Thuan Provincial Hospital.

2. Determine the correlation, correlation between metabolic syndrome with age, sex, period of dialysis, creatinine, erythrocyte, Heoglobin, CRP, blood uric acid, Kt / V … in the study subjects on.

Methods:

Patients diagnosed with end-stage chronic kidney disease dialysis cycle 3 times a week at the Department of Nephrology – Nephrology – dialysis Ninh Thuan Provincial Hospital from April 2017 – August 2018. Research methods  horizontal cut representation.

Results:

91 patients on dialysis cycle, 52 male patients (accounting for 57.1%), chronic renal failure aged 30 – 50 accounted for the highest rate of 49.5%, with a history of hypertension accounted for proportion  highest 27.5%, average age: 48.16 ± 14.56 years, anuria accounts for the highest rate (75.8%), average average dialysis time: 51.87 ± 37.51 a month,  62.7% have metabolic syndrome.

Conclusion:

The rate of metabolic syndrome: 62.7%, without metabolic syndrome: 37.3%.  Only 1.1% of cases had no component disorder, there were 98.9% had at least 1 disorder.  The group of objects of disorder 2, 3 and 4 elements are the majority.  There was a relationship between the group with MS with HA, BMI, fasting blood glucose, HDL-C and blood creatinine, the difference was statistically significant (p <0.05).

Keywords: Metabolic syndrome, chronic kidney disease, patients, periodic dialysis

1. Trần Đặng Đăng Khoa (2010), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân suy thận mạn điều trị bảo tồn tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.

2. Lê Phải (2013), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu chu kỳ tại bệnh viện tỉnh Phú Yên, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.

3. Võ Hữu Thọ (2015), Nghiên cứu rối loạn lipid máu và hiệu quả điều trị Atorvastatin ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.

4. Võ Quang Vinh (2014), Nghiên cứu rối loạn bilan lipid và hiệu quả điều trị của Rosuvastatin ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Đà Nẵng, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.

6. Alfonso A Q, Fernandez G R, et al (2014) “Study of the metabolic syndrome and obesity in hemodialysis patients”, Nutricion hospitalaria, pp. 286-91.

7. Gouri A, Dakeken A, et al (2012), “Non-high-density-lipoprotein (HDL) cholesterol in Algerian hemodialysis patients”, Immuno-Analyse et Biologie Speccialisee, 27(6), pp. 357-361.

8. Improving Global Outcomes (KDIGO) (2013), “Chapter 1: Definition and classification of CKD”, KDIGO clinical practice guideline for evaluation and management of chronic kidney disease, Kidney International, 3 (1), pp. 19-62.

9. Jalalzadeh M, Mohammadi R, et al (2011), “Prevalence of metabolic syndrome in a hemodialysis population”, Iranian Journal of Kidney Diseases, 5(4) pp 248-254.

10. WHO expert consultaions (2014) “Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies”, The Lancet, (7), pp. 157-163.

11. Young D.O. et al (2007) “Prevalence of the metabolic syndrome in an incident dialysis population”, Hemodial Int, (11), pp. 86-95.