Tên biến chứng: Phản ứng hoặc không tương thích màng lọc
BSCKI Nguyễn Thanh Hùng
Tên biến chứng
– Phản ứng quả lọc/màng lọc không tương thích
– Phản ứng có thể là sốc phản vệ hoặc phản ứng phản vệ
Nguyên nhân:
– Phản ứng nhanh/phản ứng chậm
+ Tính cảm ứng cao với màng lọc hoặc hóa chất, đặc biệt ethylen oxide (ETO)
+ Nhiễm bẩn bởi peptide vi sinh vật
– Quả lọc cũ hoặc quả lọc hết hạn sử dụng
+ Gây ra do phơi nhiễm với các sản phẩm giáng hóa, thường do màng lọc cellulose.
– Yếu tố nguy cơ: Sử dụng ức chế men chuyển ở bệnh nhân dùng màng lọc AN69 (Nephral)
Dấu hiệu và triệu chứng
Phản ứng nhanh (xuất hiện trong 10 phút)
– Triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng:
+ Da: ngứa, mề đay, phù cục bộ
+ Hô hấp: ho, hắt hơi, khò khè, SOB, phù thanh quản
+ Tiêu hóa: chuột rút bụng, ỉa chảy, nôn
+ Khác: sốt, rét run, cảm giác như sắp chết, đau ngực, đau lưng
+ Sốc phản vệ: tụt huyết áp, khò khè, phát ban à ngừng tim
Phản ứng chậm (thường xuất hiện sau 10 phút)
– Gặp nhiều hơn và mức độ nặng thấp hơn
– Triệu chứng thường cải thiện với việc tiếp tục điều trị lọc máu, triệu chứng gồm:
+Đau ngực
+ Đau lưng
+ Khó thở
+ Buồn nôn/nôn
+ Hạ huyết áp
Ghi chú: tương tác máu và màng lọc có thể gây giảm tiểu cầu đáng kể
Phản ứng quả lọc cũ, hết hạn (thường xuất hiện trong 7 – 24 giờ sau thận nhân tạo)
– Hiếm, đặc biệt với các loại màng tổng hợp thế hệ mới
– Triệu chứng thay đổi bao gồm giảm thính lực và thị giác, giảm nhận thức, đau đầu, lú lẫn, đục giác mạc, ngừng tim
Xử lý của điều dưỡng
Phản ứng ngay lập tức (xuất hiện trong vòng 10 phút)
– DỪNG điều trị và KHÔNG trả máu về bệnh nhân, giữ đường vào mạch máu
– Gọi cấp cứu hỗ trợ
– Tiêm thuốc theo phác đồ:
+ Epiphedrine, nếu sốc phản vệ
+ Kháng histamin (như diphenhydramine)
+ Steroid (hydrocortisone, methylprednisolone)
+ Giãn phế quản (salbutamol, khí dung)
Phản ứng chậm (xuất hiện sau 10 phút):
Nếu nhẹ
– Kiểm tra chức năng sống
– Theo dõi triệu chứng
– Cân nhắc các phản ứng phân biệt (xem dưới)
– Cân nhắc dừng điều trị nếu triệu chứng tiến triển nặng lên
– Gọi bác sỹ. Nếu có y lệnh:
+ Dùng thuốc chống dị ứng – diphenhydramine
+ Thêm dịch mồi quả lọc ở những lần lọc sau
Nếu nặng
– DỪNG điều trị và KHÔNG trả máu về bệnh nhân
– Gọi cấp cứu hỗ trợ
– Dừng thuốc theo phác đồ của đơn vị
+ Epiphedrine, nếu sốc phản vệ
+ Kháng histamin (như diphenhydramine)
+ Steroid (hydrocortisone, methylprednisolone)
+ Giãn phế quản (salbutamol, khí dung)
Chẩn đoán phân biệt
– Thuyên tắc khí
– Hội chứng mất thăng bằng
– Tan máu
– Tụt huyết áp
– Phản ứng dị ứng với thuốc
– Đáp ứng thần kinh phế vị (biểu hiện sự giảm huyết áp tạm thời, xanh xao, ngất xỉu, đổ mồ hôi và buồn nôn, do dây thần kinh phế vị hoạt động quá mức, đặc biệt là do căng thẳng)
Tiếp theo:
– Cập nhạt tình trạng dị ứng người bệnh theo hướng dẫn
– Thông báo bác sỹ để có y lệnh khác: dùng loại màng lọc khác hoặc xét nghiệm máu để đánh giá giảm tiểu cầu.
Nguồn: BCRenal, 2021, Nursing Management of Complications during Hemodialysis