PHÒNG NGỪA VÀ QUẢN LÝ BỆNH NHÂN ĐỐI VỚI NHIỄM HBV

US-CDC 2001: Recommendations for Preventing Transmission of Infections Among Chronic Hemodialysis Patients

Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam

5. Phòng ngừa và quản lý bệnh nhân đối với nhiễm HBV

Phòng ngừa lây truyền HBV ở bệnh nhân thận nhân tạo yêu cầu

a) các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn đã khuyến cáo cho toàn bộ bệnh nhân thận nhân tạo;

b)xét nghiệm định kỳ những dấu hiệu nhiễm HBV và nhanh chóng nghiên cứu lại các kết quả;

c) cách ly bệnh nhân HBV dương tính ở phòng, máy, thiết bị, vật tư và nhân viên riêng; và

d) tiêm phòng vaccine.

Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bổ sung thêm là cần thiết bởi khả năng lây truyền HBV trung gian qua môi trường, hơn là nhiễm bẩn bên trong máy thận. Cần thiết xét nghiệm định kỳ, tiêm phòng vaccine, hoặc cách ly theo tình trạng huyết thanh bệnh nhân (Bảng 1 và Lướt nhanh Khuyến cáo Thực hành ở mức độ).

5.1. Bệnh nhân cảm nhiễm HBV

Tiêm phòng vaccine cho toàn bộ bệnh nhân cảm nhiễm (xem Tiêm phòng vaccine viêm gan B). Xét nghiệm HBsAg cho bệnh nhân cảm nhiễm hàng tháng, bao gồm người: a) không được tiêm phòng vaccine viêm gan B, b) đang trong quá trình tiêm phòng, hoặc c) đáp ứng vaccine không đầy đủ. Dù tỷ lệ phát sinh nhiễm viêm gan B là thấp ở bệnh nhân thận nhân tạo, phòng ngừa lây truyền phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh nhân chuyển từ HBsAg âm tính sang dương tính và thực hiện nhanh quy trình cách ly trước khi diễn ra lây nhiễm chéo.

5.2. Chuyển đổi huyết thanh HBsAg

Báo cáo chuyển đổi huyết thanh HBsAg dương tính đến cơ quan quản lý y tế của địa phương theo luật hoặc quy định. Khi xảy ra chuyển đổi huyết thanh, tổng hợp lại toàn bộ kết quả xét nghiệm định kỳ của bệnh nhân để nhận biết các trường hợp khác. Tiến hành các xét nghiệm bổ sung được đề cập ở phần cuối của phần này. Điều tra nguồn lây nhiễm để xác định xem liệu lây nhiễm có thể xảy ra trong đơn vị thận nhân tạo, bao gồm nghiên cứu lại tiền sử y tế gần của bệnh nhân mới bị nhiễm (như lạm dụng thuốc, hoạt động tình dục), và các thực hành và quy trình của đơn vi.

Ở bệnh nhân mới bị nhiễm HBV, HBsAg thường chỉ là một dấu ấn huyết thanh phát hiện ban đầu; xét nghiệm lại HBsAg và anti-HBc (cả IgM anti-HBc) 1 – 2 tháng sau. 6 tháng sau đó, xét nghiệm lại HBsAg và anti-HBc để xác định kết quả lâm sàng và sự cần thiết của tư vấn, đánh giá y tế, tiêm phòng vaccine. Bệnh nhân chuyển sang HBsAg âm tính không còn nguy cơ lây nhiễm và có thể chuyển khỏi phòng cách ly.

5.3. Bệnh nhân nhiễm HBV

Để cách ly bệnh nhân HBsAg dương tính, thiết kế phòng riêng để điều trị với máy, thiết bị, dụng cụ, vật tư, thuốc riêng và chúng không được sử dụng cho bệnh nhân cảm nhiễm HBV. Quan trọng nhất, nhân viên chăm sóc cho bệnh nhân HBsAg dương tính không nên chăm sóc bệnh nhân cảm nhiễm HBV, bao gồm trong thời gian dừng lọc máu và bắt đầu cho bệnh nhân khác.

Đơn vị mới thành lập nên có phòng cách ly cho bệnh nhân HBsAg dương tính. Với những đơn vị đã hoạt động không có phòng cách ly, bệnh nhân HBsAg dương tính nên được tách khoải bệnh nhân cảm biến ở một khu vực không nằm trên lưu đồ hoạt động và thực hiện trên máy riêng. Nếu máy sử dụng cho bệnh nhân HBsAg dương tính mà phải dùng cho bệnh nhân cảm nhiễm, đường dịch bên trong và bề mặt bên ngoài cần được khử khuẩn và làm sạch.

Quả lọc cho bệnh nhân HBsAg dương tính không nên sử dụng lại. Bởi HBV lây truyền dễ dàng qua phơi nhiễm nghề nghiệp với máu, tái xử lý quả lọc từ bệnh nhân HBsAg dương tính có thể đặt nhân viên cảm nhiễm HBV ở tình trạng tăng nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh nhân nhiễm HBV mạn (cả người HBsAg dương tính, anti-HBc dương tính, và IgM anti-HBc âm tính) là nguồn nhiễm cho bệnh nhân khác và ở có nguy cơ bệnh gan. Họ nên được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác, thành viên gia đình, bạn tình nên được tiêm phòng vaccine, và họ nên được đánh giá (tư vấn hoặc giới thiệu đến chuyên khoa phù hợp) tình trạng hình thành bệnh gan theo hướng dẫn thực hành phù hợp. Người có bệnh gan nên được phòng ngừa vaccine viêm gan A, nếu là đối tượng cảm nhiễm.

5.4. Bệnh nhân có miễn dịch HBV

Xét nghiệm anti-HBs hàng năm với bệnh nhân có anti-HBs ≥10 mIU/mL và âm tính đối với anti-HBc để xác định xem có cần liều vaccine tăng cường không để đảm bảo duy trì mức độ kháng thể phòng ngừa. Không cần xét nghiệm cho bệnh nhân dương tính cả anti-HBs và anti-HBc.

Bệnh nhân có miễn dịch HBV có thể thực hiện lọc máu cùng khu vực với bệnh nhân HBsAg dương tính, hoặc họ có thể là điều trị ở khu vực đệm giữa bệnh nhân cảm nhiễm và bệnh nhân HBsAg dương tính. Nhân viên có thể được phân công chăm sóc cho cả bệnh nhân bị nhiễm và bệnh nhân miễn dịch trên cùng một ca điều trị.

5.4. Bệnh nhân anti-HBc dương tính đơn độc

Bệnh nhân có xét nghiệm dương tính anti-HBc đơn độc (người anti-HBC dương tính, HBsAg âm tính, và anti-HBs âm tính) nên được xét nghiệm lại theo từng mẫu huyết thanh riêng đối với anti-HBc, và nếu dương tính, xét nghiệm IgM anti-HBC. Hướng dẫn sau nên được sử dụng để giải thích và thực hiện tiếp theo:

– Nếu anti-HBc âm tính, chú ý là đối tượng bệnh nhân cảm nhiễm, thực hiện khuyết cáo tiêm phòng vaccine

– Nếu anti-HBc toàn bộ dương tính và IgM anti-HBC âm tính, sau khi thực hiện khuyến cáo tiêm phòng vaccine:

+ Nếu anti-HBs dưới 10 mIU/mL ngay sau tiêm phòng, xét nghiệm HBV DNA

+ Nếu HBV DNA dương tính, bệnh nhân chú ý như là bệnh nhân bị nhiễm trong quá khứ hoặc nhiễm mạn “mức độ thấp” (kết quả anti-HBc là dương tính thật); không cần xét nghiệm thêm.

+ Cách ly là không cần thiết bởi không phát hiện HBsAg.

– Nếu cả anti-HBC toàn bộ và IgM anti-HBc dương tính và, bệnh nhân được chú ý là nhiễm mới và xét nghiệm lại anti-HBs trong vòng 4 – 6 tháng; không cần thêm xét nghiệm định kỳ

+ Cách ly là không cần thiết bởi HBsAg không phát hiện.

Nội dung trước Trở lại mục lục Nội dung tiếp theo