HỎIDanh mục đơn: QuestionsKhi nào cần đưa trẻ đi khám tâm lý? Khám ở đâu tốt?

Những vấn đề tâm lý của trẻ nếu được phát hiện sớm có thể giúp hạn chế những trở ngại sau này, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ chưa hiệu một cách chính xác khi nào cần phải đưa trẻ đi khám tâm lý.
Những vấn đề tâm lý trẻ thường mắc phải

Có hai vấn đề chính trong tâm lý trẻ em thường gặp bao gồm:

  • Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ: Một trẻ phát triển bình thường phải đạt được các mốc như vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức, khả năng tự lập…Tương ứng với độ tuổi sinh học của trẻ.
  • Một vấn đề khác ít được quan tâm nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ là những tương tác, giao tiếp với những người xung quanh, tương tác xã hội…

Nếu trẻ có những vấn đề bất thường ở 2 vấn đề trên thì có thể trẻ đã gặp phải một vấn đề về tâm lý nào đó. Một số vấn đề về tâm lý trong giai đoạn phát triển của trẻ như:

  • Chậm nói: Đối với những trường hợp trẻ khi 12 tháng không bập bẹ nói, 16 tháng không thể nói được từ đơn, không nói được từ đôi lúc 24 tháng tuổi…Đối với trẻ chậm nói có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như trẻ không nhận đủ kích thích từ môi trường bên ngoài, trẻ có vấn đề về khả năng nghe, chậm phát triển trí tuệ toàn diện hay trẻ mắc bệnh tự kỷ.
  • Nói lắp: Là tình trạng ảnh hưởng tới nhịp điệu và sự liền mạch của câu nói. Mặc dù trẻ biết mình muốn nói gì nhưng lại không thể nói trôi chảy được.
  • Nói ngọng: Trẻ phát âm sai một từ khi nói, ví dụ như nói từ hoa thành ha, ảnh thành ẳn…
  • Tự kỷ: Trẻ xuất hiện dấu hiệu chậm nói hay đã nói được nhưng không nói lại, phát âm những từ vô nghĩa; giảm tương tác xã hội khi nhận thấy trẻ không biết chỉ tay khi được 12 tháng, ít giao tiếp bằng mắt, ít những cử chỉ giao tiếp, chỉ thích làm theo ý mình, chơi một mình không biết chia sẻ; Bất thường về hành vi như đi kiễng gót, quay tròn, ngắm nhìn tay…Những thói quen hành vi này luôn lặp lại rập khuôn, trẻ luôn luôn làm mọi việc theo một trình tự…
  • Rối loạn lo âu – trầm cảm: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ có những biểu hiện của rối loạn lo âu hay trầm cảm, vấn đề này hay gặp ở những trẻ trên 5 tuổi. Trẻ có thể biểu hiện ít nói chuyện, rối loạn giấc ngủ, trẻ luôn cảm giác lo âu sợ hãi, kém tập trung, dễ cáu, dễ bị kích thích…Đối với những trường hợp này nặng nhất là trẻ có hành vi muốn tự tử, là trường hợp trẻ bị trầm cảm nặng.
  • Tăng động giảm chú ý (ADHD): Biểu hiện của tình trạng này là trẻ tăng vận động, nhưng không có khả năng tập trung chú ý đối với những kích thích từ bên ngoài. Ví dụ như trẻ tăng động thường xuyên chạy nhảy, không ngồi yên, không ngồi yên trong lớp học hoặc rời khỏi vị trí khi chưa được đồng ý…Trẻ giảm chú ý như khó khăn trong việc duy trì vị trí của mình trong các hoạt động, dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài, quên những hoạt động hàng ngày…

> Tham khảo: Bệnh trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu và cách khắc phục

trị liệu trầm cảm sau sinh tại nhc

 
Khi nào nên đưa trẻ đi khám tâm lý
Những rối loạn về tâm lý của trẻ ngày nay do nhiều yếu tố nên tỷ lệ mắc ngày một tăng, tuy nhiên việc tiếp cận và điều trị vẫn còn hạn chế. Để phát hiện được những vấn đề tâm lý của trẻ thì phụ huynh cần lắng nghe và quan sát trẻ, dành thời gian chăm sóc và tương tác với trẻ. Khám tâm lý cho trẻ ngay khi thấy có những biểu hiện như:

  • Trẻ không phản ứng khi nhận kích thích từ môi trường, chậm phát triển ngôn ngữ (không bập bẹ nói khi được 12 tháng tuổi, không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi hay không nói được từ đôi và trẻ nói được ít hơn 15 tư đơn khi 24 tháng tuổi…).
  • Trẻ chậm phát triển vận động: Trẻ không thể đi được khi đủ 18 tháng tuổi, những mốc phát triển vận động nếu trẻ không đạt được hoặc chậm sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng đi lại của trẻ.
  • Trẻ không thể tập chung làm một việc, thường xuyên bị xao nhãng khi làm việc học tập, dễ bị ảnh hưởng bởi những kích thích từ bên ngoài.
  • Trẻ vận động không ngừng, vận động hay làm những việc không thích hợp.
  • Giảm khả năng giao tiếp xã hội: Ít giao tiếp với những người xung quanh, thường xuyên chơi một mình, thích gây hấn với bạn bè…
  • Những biến cố tâm lý lớn ảnh hưởng tới trẻ như chuyển nhà, thay đổi môi trường sống, mất mát, nhà có tang…Trẻ cần sự quan tâm chăm sóc của người nhà hoặc các chuyên gia tâm lý, nếu không ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ.
  • Trẻ có những thay đổi trong sinh hoạt, lời nói và cảm xúc thể hiện nhiều yếu tố tiêu cực, thường xuyên la hét, sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, tự nhốt mình trong phòng, giảm hứng thú với những hoạt động trước đây trẻ thích, rối loạn giấc ngủ…Nhất là sau những biến động về tâm lý, thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên cần đưa trẻ đi khám sớm. Rất có thẻ trẻ gặp phải các vấn đề về stress, lo âu, căng thẳng, trầm cảm

Vấn đề tâm lý của trẻ được cải thiện tốt hơn nếu được phát hiện sớm, sự quan tâm từ gia đình và hỗ trợ điều trị từ các chuyên gia. Nên nếu trẻ có những bất thường về tâm lý như trên nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám tâm lý cho trẻ.
Bạn quan tâm:

Cha mẹ đưa trẻ đến khám tâm lý cần lưu ý gì?
Việc thăm khám và đánh giá tâm lý luôn cần có cha mẹ hợp tác cùng tham dự để lắng nghe, thấu hiểu vấn đề của trẻ. Cha mẹ hoặc người chăm sóc chính sẽ đóng vai trò quan trọng để cung cấp thông tin về trẻ cho các nhà tâm lý. Đối với các tiến trình tham vấn trị liệu tâm lý, cha mẹ cần hiện diện để cùng với trẻ như một nguồn lực hỗ trợ tích cực từ phía gia đình.
Do thời gian khám tâm lý thường kéo dài 45-60 phút/bé, nên phụ huynh có thể đăng ký hẹn giờ trước với các bác sĩ, chuyên gia tâm lý tại các bệnh viện. Ngoài ra, cha mẹ nên giải thích rõ ràng cho trẻ về việc đến phòng khám tâm lý trò chuyện; không hù dọa trẻ theo kiểu bác sĩ sẽ tiêm, bắt… để trẻ có tâm trạng thoải mái, hợp tác khi đến khám. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa phát triển sẽ phối hợp cùng nhau để đánh giá, chẩn đoán và đưa ra hướng can thiệp cho trẻ. Những trẻ có vấn đề về cảm xúc như stress, lo âu, trầm cảm… sẽ được nhà chuyên môn thảo luận cùng gia đình về kế hoạch can thiệp. 
 ​
điều trị trầm cảm ở trung tâm NHC
 
Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực trị liệu bệnh tâm trí tại Việt Nam
Nổi tiếng là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp khoa học vào trị liệu bệnh về tâm trí. Trung tâm Tâm lý trị liệu  NHC Việt Nam (còn được viết tắt là Tâm lý trị liệu NHC) là đơn vị trực thuộc Công ty CP Khoa học Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. 
Ghé thăm Trung tâm và gặp gỡ các cán bộ, nhân viên làm việc tại đây, ban biên tập vô cùng ấn tượng với hình thức bài trí, decor của Tâm lý trị liệu NHC. Xuất phát từ quan điểm hướng đến bảo vệ sức khoẻ cả về tâm trí lẫn thể chất cho người bệnh, Trung tâm lựa chọn cách bày biện, sắp xếp văn phòng với không gian mở, nhiều cây xanh để tăng cường sức sống, tạo sự gần gũi, thân thiện, thoải mái cho người bệnh khi đến tham vấn, trị liệu. Sử dụng tinh dầu thơm từ thiên nhiên như hương chanh, sả, bưởi, hoa nhài… nhằm tạo cảm giác thư giãn, tiếp thêm sức sống, năng lượng cho người bệnh khi đến với Trung tâm.
địa chỉ chữa trầm cảm tại Hà Nội
Sau thời gian không ngừng nghiên cứu và cải thiện các quy trình tham vấn, trị liệu, khi đã thành công và giúp cho hàng ngàn trường hợp các bệnh về tâm trí thoát khỏi áp lực, trầm cảm để tìm lại cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam thành lập từ năm 2020, đã trị liệu thành công cho nhiều trường hợp mắc chứng rối loạn cảm xúc, rối loạn âu lo, mất ngủ… đặc biệt là trầm cảm ở mọi lứa tuổi.  
Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM
Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh
Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp