VIÊM GAN VIRUS B TRONG THẬN NHÂN TẠO – USCDC 2001 – DỊCH TỄ HỌC
Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam
Số liệu đã có thể có sự thay đổi, bạn đọc cập nhật các hướng dẫn mới hơn để có dữ liệu chính xác hơn. Nhằm tôn trọng bản hướng dẫn, chúng tôi vẫn để nguyên văn của bộ tài liệu này – người dịch
1. Nhiễm virus viêm gan B
1.1. Dịch tễ học
1.1.1. Tỷ lệ lưu hành và phát sinh
Năm 1974, tỷ lệ phát sinh nhiễm mới cấp tính HBV ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối tại Hoa Kỳ là 6.2%, và trong những trung tâm được lựa chọn báo cáo có tỷ lệ cao là 30% (4). Năm 1980, tỷ lệ phát sinh toàn quốc đã giảm từ 1% (5), và đến năm 1999, còn 0.06% (18) (CDC, dữ liệu không công bố, 2001), với chỉ 3.5% trong số toàn bộ trung tâm báo cáo nhiễm cấp mới. Tỷ lệ lưu hành nhiễm HBV (HBsAg dương tính) ở bệnh nhân thận nhân tạo giảm từ 7.8% năm 1976 xuống còn 3.8% ăm 1980 và xuống 0.9% năm 1999 (5, 18) (CDC, dữ liệu không công bố, 2001). Năm 1999, tổng số 27.7%, với 3438 đơn vị cung cấp lọc máu báo cáo từ 1 bệnh nhân trở lên nhiễm HBV cấp hoặc mạn.
1.1.2. Đường lây truyền
HBV lây truyền bằng phơi nhiễm qua da (can thiệp qua da) hoặc niêm mạc (tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc) với máu hoặc dịch cơ thể chứa máu, và người nhiễm mạn là trung tâm của dịch tễ lây truyền HBV. Toàn bộ người HBsAg dương tính là đối tượng bị nhiễm, nhưng bao gồm cả những người có HBeAg dương tính có tuần hoàn HBV hiệu giá cao trong máu (108-9 virus/ml) (26, 27). Với hiệu giá virus trong máu cao này, dịch cơ thể chứa huyết thanh hoặc máu có thể có chứa mức độ HBV cao và vẫn có khả năng lây nhiễm. Hơn nữa, HBV ở hiệu giá 102-3 virus/ml có thể xuất hiện trên bề mặt môi trường mà không quan sát thấy máu và vẫn có khả năng lây nhiễm (28, 29).
HBV tương đối ổn định trong môi trường và tồn tại ít nhất 7 ngày trên bề mặt môi trường ở nhiệt độ phòng (29). HBsAg đã được phát hiện ở trung tâm thận nhân tạo hoặc trên bề mặt các kẹp, kéo, núm điều khiển máy thận, và tay nắm cửa (30). Do đó, các bề mặt nhiễm máu đã không được làm sạch và khử khuẩn thường xuyên, nhân viên có thể mang HBV từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác gián tiếp qua các bề mặt nhiễm bẩn do bàn tay hoặc găng tay, sử dụng chung thiết bị và vật tư bị nhiễm bẩn (30).
Hầu hết các vụ bùng nổ HBV ở bệnh nhân thận nhân tạo lây nhiễm chéo sang bệnh nhân qua a) bề mặt môi trường, vật tư (như dụng cụ cầm máu, kẹp), hoặc thiết bị mà không được khử khuẩn sau khi sử dụng; b) lọ thuốc đa liều và dung dịch truyền tĩnh mạch không được sử dụng cho một bệnh nhân; c) thuốc tiêm mà được chuẩn bị ở khu vực chung với khu vực có máu của bệnh nhân; và d) nhân viên chăm sóc đồng thời bệnh nhân nhiễm và bệnh nhân cảm nhiễm (21, 31-35). Khi các yếu tố lây nhiễm HBC ở thận nhân tạo đã được xác định, các khuyến cáo cho kiểm soát được công bố vào năm 1977 (19). Những khuyến cáo đó bao gồm a) giám sát huyết thanh của bệnh nhân (và nhân viên) đối với nhiễm HBV, bao gồm xét nghiệm HBsAg cho bệnh nhân cảm nhiễm hàng tháng; b) cách ly bệnh nhân HBsAg dương tính ở phòng riêng; c) phân công nhân viên chăm sóc bệnh nhân nhiễm HBV và không chăm sóc bệnh nhân không nhiễm trong cùng một ca; d) phân chia thiết bị lọc máu cho bệnh nhân HBsAg dương tính mà không chia sẻ cho bệnh nhân cảm nhiễm HBV; e) phân phối bằng từng khay riêng để cung cấp cho mỗi bệnh nhân (bất kể tình trạng huyết thanh); f) làm sạch và khử khuẩn dụng cụ không dùng một lần (kẹp, pank, kéo) trước khi sử dụng cho bệnh nhân khác; g) sử dụng găng tay bất cứ khi nào bệnh nhân hoặc thiết bị lọc máu được chạm và thay găng giữa mỗi bệnh nhân (và khu vực); và h) làm sạch và khử khuẩn thường xuyên thiết bị và bề mặt tiếp xúc.
Phân chia bệnh nhân HBsAg dương tính và các thiết bị của họ tách biệt khỏi bệnh nhân cảm nhiễm làm giảm 70 – 80% tỷ lệ phát sinh nhiễm HBV ở bệnh nhân thận nhân tạo (7, 36-38). Dữ liệu giám sát từ 1976 đến 1989 đã chỉ ra rằng tỷ lệ phát sinh nhiễm HBV thấp hơn đáng kể ở các đơn vị cách ly bệnh nhân HBsAg dương tính, so sánh với những đơn vị không cách ly (7, 10). Thành công của thực hành cách ly trong phòng ngừa lây nhiễm HBV có liên kết với thực hành kiểm soát nhiễm trùng khác, bao gồm giám sát tình tạng huyết thanh định kỳ và làm sạch và khử khuẩn định kỳ. Tần xuất xét nghiệm huyết thanh đối với HBsAg phát hiện bệnh nhân nhiễm HBV nhanh để quy trình cách ly được thực hiện trước khi có sự lây nhiễm chéo. Kiểm soát môi trường bằng quy trình làm sạch và khử khuẩn định kỳ giảm cơ hội nhiễm bẩn chéo, trực tiếp từ các bề mặt môi trường hoặc gián tiếp bởi bàn tay của nhân viên.
Bất chấp tỷ lệ phát sinh thấp của nhiễm HBV ở bệnh nhân thận nhân tạo, các vụ bùng nổ tiếp tục diễn ra ở các trung tâm thận nhân tạo mạn. Điều tra các vụ bùng nổ đó đã được ghi nhận rằng lây truyền HBV do hậu quả từ mấy khả năng sử dụng khuyến cáo thwucj hành kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm a) không sàng lọc định kỳ HbsAg hoặc xem xét lại kết quả xét nghiệm để xác định bệnh nhân bị nhiễm; b) phân công nhân viên chăm sóc đồng thời bệnh nhân bị nhiễm và bệnh nhân cảm nhiễm; và c) dùng chung vật tư, dụng cụ, đặc biệt là các lọ thuốc đa liều, giữa các bệnh nhân (21). Ngoài ra, ít bệnh nhân được thực hiện tiêm phòng vaccin viêm gan B (21). Dữ liệu giám sát quốc gia đã chứng minh rằng các yếu tố nguy cơ độc lập ở bệnh nhân thận nhân tạo mạn đối với nhiễm HBV cấp bao gồm ≥ 1beenhj nhân bị nhiễm HBV tại đơn vị thận nhân tạo không được cách ly, cũng như < 50% bệnh nhân được tiêm phòng vaccin (15).
Nhiễm HBV ở bệnh nhân thận nhân tạo mạn có liên quan đến chăm sóc cấp (21, 39). Lây truyền diễn ra từ bệnh nhân bị nhiễm HBV mạn chia sẻ chung nhân viên, lọ thuốc đa liều, và các thiết bị, vật tư khác. Các đợt lây nhiễm đã được công nhận khi bệnh nhân trở lại đơn vị thận nhân tạo của họ, và xét nghiệm định kỳ HbsAg được thực hiện lại. Lây nhiễm từ bệnh nhân thận nhân tạo mạn bị nhiễm HBV sang bệnh nhân khác thực hiên thận nhân tạo cấp cứu trong một thời gian ngắn và phơi nhiễm hạn chế. Tuy nhiên, lây nhiễm đó có thể không được công nhận bởi bệnh nhân suy thận cấp dường như không được xét nghiệm nhiễm HBV.
Nội dung trước | Trở lại mục lục | Nội dung tiếp theo |