KHÁNG KHÁNG SINH TRONG THẬN NHÂN TẠO (US-CDC 2001)

US-CDC 2001: Recommendations for Preventing Transmission of Infections Among Chronic Hemodialysis Patients

Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam

4.2 Kháng kháng sinh

Vi khuẩn kháng kháng sinh hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh nặng, thường nằm viện điều trị nội trú nhiều lần hoặc thường xuyên cần can thiệp phẫu thuật, và điều trị thuốc kháng sinh kéo dài. Trong môi trường y tế, bao gồm các trung tâm thận nhân tạo, những bệnh nhân đó có thể đóng vai trò như một nguồn lây nhiễm.

Tầm quan trọng trong lâm sàng của vi khuẩn kháng thuốc dẫn đến nhiễm khuẩn liên quan đến bệnh viện bao gồm MRSA, CNS kháng methicillin, VRE, trực khuẩn gram âm đa kháng, bao gồm các chủng Pseudomonas aeruginosa, Stenotrophomonas maltophilia, và Acinetobacter, một số trong số chúng kháng với toàn bộ kháng sinh hiện có. Ngoài ra, một số báo cáo gần đây cho thấy các chủng S.aureus kháng mức độ trung bình với vancomycin và kháng sinh glycopeptide khác; các chủng đó được gọi là S.aureus kháng vancomycin mức độ trung bình (VISA) hoặc S.aureus kháng glycopeptide mức độ trung bình (GISA) (181, 182). Kháng mức độ trung bình với vancomycin đã được báo cáo thường xuyên hơn ở nhóm CNS (183, 184).

Bệnh nhân thận nhân tạo đóng vai trò nổi bật trong vấn đề kháng vancomycin. Năm 1988, một đơn vị thận nhân tạo tại London, Anh, báo cáo những ca VRE đầu tiên (185). Trong ba nghiên cứu, 12-22% bệnh nhân điều trị nội trú bị nhiễm hoặc cư trú VRE là người điều trị thận nhân tạo (178, 186, 187). Hơn nữa, ba trong năm bệnh nhân chẩn đoán xác định có VISA (hoặc GISA) là bệnh nhân thận nhân tạo, và một người lọc máu cấp cứu.

Tỷ lệ lưu hành VRE tăng nhanh tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ; ở đối tượng bệnh nhân điều trị tích cực có nhiễm trùng bệnh viện báo cáo đến hệ thống giám sát Nhiễm Trùng Bệnh viện Quốc gia (NNIS), tỷ lệ phần trăm cô lập enterococcal kháng với vancomycin tăng từ 0.5% năm 1989 lên đến 15.2% năm 1999 (23) (CDC, dữ liệu không công bố, 2000). Sự tăng lên này là tăng khả năng lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang bệnh nhân ở các đơn vị y tế, và lây truyền gen kháng ở enteroccoci cảm nhiễm trước đó. Khi vi khuẩn kháng vancomycin truyền từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, lựa chọn kháng sinh cho vi khuẩn kháng, dẫn đến tăng số tương vi sinh vật nhạy cảm. Tỷ lệ lưu hành cư trú VRE ở bệnh nhân là khác nhau ở các đơn vị y tế khác nhau; tại các đơn vị thận nhân tạo, tỷ lệ lưu hành đã được báo cáo trong mẫu phân trong khoảng từ 1% đến 9% (188, 189). Ở một trung tâm với tỷ lệ lưu hành 9%, ba bệnh nhân hình thành nhiễm VRE trong 1 năm (188).

4.2.1. Sử dụng vancomycin

Bệnh nhân lọc máu có vai trò lớn trong các trường hợp kháng vancomycin bởi thuốc này được sử dụng phổ biến ở bệnh nhân đó, một phần bởi vancomycin có thể được tiêm thuận lợi khi họ đang được điều trị thận nhân tạo. Tuy nhiên, hai nghiên cứu chỉ ra rằng cefazolin, một cephalosporin thế hệ I, có thể thay thế cho vancomycin ở nhiều bệnh nhân (190, 191). Một trong ba nghiên cứu báo cáo rằng, tác nhân dẫn đến nhiễm trùng ở bệnh nhân thận nhân tạo là nhạy với cefazolin (190), và cả ba nghiên cứu báo cáo điều trị cefazolin duy trì nồng độ máu 48 – 72 giờ sau tiêm, tương ứng với tiêm thuốc tại trung tâm ba lần một tuần sau lọc máu.

Nội dung trước Trở lại mục lục Nội dung tiếp theo