VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ, VẬT TƯ, MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT TRONG NHIỄM KHUẨN TẠI ĐƠN VỊ THẬN NHÂN TẠO (US-CDC 2001)

US-CDC 2001: Recommendations for Preventing Transmission of Infections Among Chronic Hemodialysis Patients

Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam

5. Thiết bị, vật tư, và môi trường bề mặt

Máy thận nhân tạo và các thành phần của máy có thể là phương tiện lây nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác đối với các virus lây qua đường máu và vi khuẩn gây bệnh (24, 192). Bề mặt bên ngoài của máy là nguồn lây phổ biến nhất. Chúng bao gồm không chỉ các bề mặt tiếp xúc thường xuyên (như bảng điều khiển), mà còn là các thùng chứa sử dụng trong quá trình mồi dịch quả lọc, móc treo hoặc kẹp dây máu, thùng lưu chứa chất thải y tế, dụng cụ đặt trên máy thận (quả lọc, nắp, lọ thuốc).

5.1. Vô trùng, khử trùng, và làm sạch

Một quy trình vô trùng sẽ tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật, bao gồm các bào tử vi khuẩn có mức độ kháng cao (24). Quy trình vô trùng phổ biến nhất là sử dụng hơi nước hoặc khí EO. Đối với các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ, hóa chất vô trùng được FDA cấp phép có thể được sử dụng với thời gian phơi nhiễm kéo dài (3-10 giờ).

Khử khuẩn mức độ cao tiêu diệt toàn bộ virus và vi khuẩn, nhưng không cao với bào tử vi khuẩn. Khử khuẩn mức độ cao có thể tiến hành bằng hấp nhiệt hoặc, phổ biến hơn, bằng hóa chất vô trùng được FDA cấp phép, với thời gian phơi nhiễm 12 – 45 phút. Hóa chất vô trùng và khử khuẩn mức độ cao được thiết kế để được sử dụng trên các thiết bị y tế, không phải môi trường bề mặt.

Khử khuẩn mức độ trung bình tiêu diệt vi khuẩn và hầu hết các virus và tiến hành bằng sử dụng hóa chất bệnh viện khử khuẩn lao (một thuật ngữ được sử dụng bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ [EPA] với hóa chất đăng ký)  hoặc dung dịch chất tẩy trắng pha loãng 1:100 (300 – 600 chlorine tự do).

Khử khẩn mức độ thấp tiêu diệt hầu hết vi khuẩn và thực hiện bằng sử dụng hóa chất chung. Khử khuẩn mức độ trung bình và thấp được thiết kế để khử khuẩn môi trường bề mặt; chúng có thể được sử dụng trên các thiết bị y tế không chủ chốt, phụ thuộc vào thiết kế và nhãn thiết bị.

Làm sạch loại bỏ bám bẩn và một số vi khuẩn, virus và thực hiện bằng sử dụng hóa chất tẩy rửa hoặc sát trùng. Sát trùng (công thức có povidine idodine, hexachlorophen, hoặc chlorhexidene) được thiết kế cho sử dụng trên da và mô và không nên sử dụng trên thiết bị y tế và môi trường bề mặt.

Bất kể sử dụng quy trình nào hoặc với loại hóa chất nào trên thiết bị, dụng cụ, môi trương bề mặt y tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự cần thiết để duy trì tính toàn vẹn cấu trúc và chức năng của dụng cụ và dụng cụ đó sẽ được sử dụng như thế nào. Ba loại chung của sử dụng dụng cụ y tế đã được công nhận, mỗi loại trong số đó lại yêu cầu mức độ vô trùng hoặc khử khuẩn khác nhau (193). Các loại đó là a) nghiêm ngặt, bao gồm các dụng cụ làm việc trực tiếp với đường máu hoặc ở khu vực vô khuẩn trên cơ thể (kim, catheter, quả lọc, dây máu); b) bán nghiêm ngặt, bao gồm các dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc (như nội soi, nhiệt kế); và c) không nghiêm ngặt, bao gồm thiết bị chạm với bề mặt da (bao huyết áp). Dụng cụ bán nghiêm ngặt không được sử dụng thường xuyên tại đơn vị thận nhân tạo.

5.2. Đường dịch bên trong máy thận

Một máy thận đi qua một lần, đường dịch bên trong không phải là đối tượng nhiễm bẩn với máu. Nếu quả lọc bị rò rỉ, dịch lọc có thể nhiễm máu, nhưng dịch bị nhiễm máu này sẽ đi đến đường thải và không quay trở lại máy thận để gây nhiễm bẩn phía trước quả lọc. Đối với máy thận sử dụng hệ thống tái tuần hoàn dịch lọc (một số máy kiểm soát siêu lọc và tái sinh dịch lọc), rò rỉ máu trong quả lọc có thể làm nhiễm bẩn bên trong máy thận, mà từ đó có thể quay trở lại làm nhiễm bẩn dịch lọc ở bệnh nhân tiếp theo (192). Tuy nhiên, quy trình thực hành bình thường sau mỗi lần sử dụng (dẫn lưu dịch lọc và rửa, khử trùng máy) sẽ giảm mức độ nhiễm bẩn về dưới ngưỡng nhiễm khuẩn. Ngoài ra, màng lọc máu không cho phép vi khuẩn hoặc virus đi qua (24).

Thiết bị lọc bảo vệ đầu truyền áp suất được sử dụng chủ yếu phòng ngừa nhiễm bẩn và bảo vệ chức năng của theo dõi áp suất (động mạch, tình mạch, hoặc cả hai) của máy thận nhân tạo (từ thông dụng ở Việt Nam gọi là lọc khí – người dịch). Máy thận nhân tạo thường sử dụng cả thiết bị bảo vệ bên ngoài (thường đi cùng với dây máu) và bên trong, thiết bị bảo vệ bên trong được sử dụng như một thiết bị bảo vệ trong trường hợp thiết bị bảo vệ đường truyền áp suất bên ngoài bị hư hỏng. Không sử dụng thiết bị bảo vệ bên ngoài hoặc không thay thế thiết bị bảo vệ khi nó có vẻ như đã bị nhiễm bẩn (như bị ướt với dịch muối hoặc máu) có thể gây ra nhiễm bẩn thiết bị bảo vệ bên trong, mà có thể trở thành vị trí lây truyền tác nhân gây bệnh lây qua đường máu (24). Tuy nhiên, không có bằng chứng dịch tễ nào rằng nhiễm bẩn thiết bị bảo vệ đường truyền bên trong do hỏng thiết bị bảo vệ đầu dò bên ngoài gây trộn máu hoặc lây truyền tác nhân gây bệnh qua đường máu.

5.3. Tái xử lý quả lọc

Xấp xỉ 80% trung tâm thận nhân tạo mạn tại Hoa Kỳ tái xử lý (sử dụng lại) quả lọc cho chính bệnh nhân đó (18), và các hướng dẫn quá tái xử lý quả lọc đã được công bố ở nhiều nơi (xem phần Tài liệu đọc thêm). Dù các vụ bùng nổ nhiễm khuẩn và phản ứng gây sốt xảy ra do quy trình tái xử lý không phù hợp và mất khả năng duy trì các tiêu chuẩn của hệ thống xử lý nước, sử dụng lại không liên quan đến lây truyền virus lây qua đường máu. Bất kỳ nguy cơ về mặt lý thuyết nào cho lây truyền HBV từ sử dụng lại quả lọc vẫn là do yếu tố con người thực hiện xử lý quả lọc. Dù không làm tăng nhiễm HBV hoặc HCV ở nhân viên làm việc tại trung tâm nào được báo cáo, nhiều trung tâm không sử dụng lại quả lọc cho bệnh nhân HBsAg dương tính (24).

Nội dung trước Trở lại mục lục Nội dung tiếp theo