spKt/V và eKt/V dùng để tính hiệu quả lọc máu cho một buổi lọc máu. Vấn đề đặt ra là với lịch lọc máu không phải 3 buổi một tuần, thì hiệu quả trong một tuần sẽ như thế nào? Thực tế, chạy thận nhân tạo có thể thực hiện 2 đến 7 buổi mỗi tuần, do vậy, người ta đưa thêm một chỉ số là Kt/V tiêu chuẩn. Lý thuyết về Kt/V tiêu chuẩn khá phức tạp nên ở bài này, chúng ta chỉ giới hạn ở cách tính Kt/V tiêu chuẩn mà thôi.

1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lọc máu hàng tuần

1.1. Chất hòa tan ẩn và Kt/V tiêu chuẩn

Đã được chỉ ra bởi Depner rằng Kt/V tiêu chuẩn phải được coi như là một mô hình của chất hòa tan khác không phải là ure. Chất hòa tan đại diện cho Kt/V phải là chất dễ dàng loại bỏ bởi lọc máu, nhưng có tính ẩn cao, với rebound sau chạy thận rất lớn. Nồng độ trung bình trước lọc của chất hòa tan ẩn gần giống như chỉ số trung bình theo thời gian của nó. Loại bỏ được chất hòa tan ẩn cao này cải thiện rõ ràng bằng cách tăng tần xuất lọc máu. Nếu ta nhìn thấy mối tương quan giữa Kt/V tiêu chuẩn và tần xuất lọc máu, nó rõ ràng rằng Kt/V tiêu chuẩn có thể chỉ tăng trên 3.0 hoặc tần xuất lọc máu nhiều hơn 3 buổi một tuần.

1.2 Tính lọc máu – liên quan đến Kt/V tiêu chuẩn trong thực hành lâm sàng

Nó có thể được làm sử dụng chương trình mô hình động học ure. Một phiên bản mở rộng của chương trình động học ure chính thức có sẵn trên http://urekenetics.org (Daugidas, 2009). Lọc máu – liên quan đến Kt/V tiêu chuẩn có thể được sử dụng công thức đơn giản hóa được phát triển bởi nhóm FHN (Daugidas, 2010) sẽ được trình bầy ở phần cuối của bài này.

stdKt/V

Kt/V tiêu chuẩn như là một chức năng của Kt/V điều trị (sp) và số buổi điều trị trên tuần. Đây là mô hình Kt/V tiêu chuẩn, sử dụng độ thanh thải của quả lọc là 220 mL/phút ở bệnh nhân có V là 40L. Như đã biết, rất khó để đưa Kt/V tiêu chuẩn lên trên 3.0 với lịch lọc máu 3 buổi một tuần. Thời gian lọc máu trong khoảng từ 30 đến 450 phút.

1.3. Thêm độ thanh thải ure thận tồn dư Kru vào Kt/V ure tiêu chuẩn.

Trực tiếp đưa độ thanh thải ure thận tồn dư vào Kt/V tiêu chuẩn là có vấn đề, Kt/V tiêu chuẩn là một cấu trúc nhân tạo. Một só người làm điều này, một số người không. Người ta cần tính thành phần lọc máu của Kt/V tiêu chuẩn và biểu diễn nó bằng dạng mL/phút bằng việc nhân V và độ thanh thải ure thận tồn dư. Sau đó độ thanh thải thận tồn dư được đưa vào, người ta có thể chuyển đổi ngược lại đến chỉ số hàng tuần (Daugidas, 2010)

1.4. Vấn đề liên quan đến bình thường hóa bằng V

Bình thường hóa Kt đến V là tiện lợi và có ý nghĩa, bởi ure phân bổ vào tổng lượng nước trong cơ thể và tốc độ sinh ra của nó là cân đối với V. Tuy nhiên, do V đại diện cho khối cơ, nó không được rõ ràng trọn vẹn rằng một người với 10% khối cơ lớn hơn cần thêm 10% lọc máu. Liều lọc máu bằng Kt/V có thể có kết quả liều lọc áu thấp hơn cho người nhỏ hơn, bao gồm phụ nữ và trẻ em (Daugidas, 2014). Một sự tiếp cận luân phiên là tỷ lệ liều lọc máu (Kxt) đến tổng diện tích da cơ thể. Điều này dẫn đến lọc máu nhiều hơn cho người nhỏ hơn, phụ nữ, trẻ em, và lọc máu ít hơn cho người lớn hơn. Một vài dữ liệu quan sát sử dụng như một sự luân phiên, tiếp cận bằng diện tích da cơ thể (Lowrie, 2005). Vấn để rộng này sẽ được thảo luận rõ hơn trong thời gian tới. Xem phụ lục C để biết cách tính diện tích da cơ thể bình thường hóa Kt/V tiêu chuẩn.

2. Tính stdKt/V

Bước 1: Tính spKt/V

Bước 2: tính eKt/V

eKt/V = spKt/V (t/t+30))

Bước 3: Đo Kru, nếu không còn Kru:

Trong đó: stdKt/V là Kt/V tiêu chuẩn; N là số buổi lọc máu trong 1 tuần; t là thời gian lọc máu 1 buổi lọc; V là thể tích phân bổ ure; 

Bước 4: Nếu còn Kru:

Kt/V tiêu chuẩn

Trong đó: F là số buổi lọc máu mỗi tuần; UF là thể tích siêu lọc cả tuần.

BSCKI Nguyễn Thanh Hùng

Bài trước: Chức năng thận tồn dư – Kru

Chuyển sang chương sau: Thận nhân tạo đầy đủ theo hướng dẫn của KDOQI 2015

Quay về danh mục bài viết