BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – dịch

Trở lại mục lục

1.2. PHÂN LOẠI CKD

1.2.1. Chúng tôi khuyến cáo rằng CKD được phân loại trên nguyên nhân, mức GFR, và mức albumin niệu (CGA) (1B).

GIẢI THÍCH

Tuyên bố này đã được ghi như trên bởi vì phân độ bao gồm nguyên nhân và mức độ nặng, như đã trình bày bằng mức độ GFR và mức độ albumin niệu, liên kết với nguy cơ của các kết quả bất lợi bao gồm tỷ lệ tử vong và hậu quả với thận. Các yếu tố đó sẽ hướng dẫn quản lý CKD và khuyến cáo phân loại này thích hợp với hệ thống phân loại bệnh lý khác mà dựa trên nguyên nhân, thời gian và mức độ,cung cấp cho hướng dẫn tiên lượng. Chúng tôi đã tóm lược chỉ trên đo chức năng thận như là các yếu tố nguy cơ trong phân loại bệnh thận, dù chúng tôi biết rõ rằng còn các yếu tố khác, như mức độ huyết áp, ảnh hưởng đến tiến triển bệnh CKD.

Khuyến cáo phân loại đưa thêm 2 lĩnh vực, sửa đổi của hướng CKD trước đây chỉ đã bao gồm phân loại chỉ dựa trên mức độ GFR. Nguyên nhân của bệnh được đưa vào bởi có tầm quan trọng trong tiên lượng kết quả CKD và lựa chọn các phương pháp điều trị đặc hiệu. Với việc thêm nguyên nhân bệnh thận vào phân loại, chúng tôi đã chú ý rằng không thực sự cần thiết duy trì từ “T” để chỉ đối tượng ghép thận. Albumin niệu đã góp mặt như là thêm phần trình bày mức độ của bệnh không chỉ bởi nó là dấu ấn của mức độ tổn thương mà còn bởi albumin niệu chính nó có liên quan mạnh đến tiến triển của bệnh thận. Rất nhiều các nghiên cứu đã xác định tác động tiến triển bất lợi của albumin niệu không cần tính đến mức độ chức năng thận.

Chúng tôi viết tắt rằng phân loại CKD này bằng Nguyên nhân (C – Cause), GFR (G), và Albumin niệu (A), tương ứng với cụm từ  phân độ CGA. Nó có thể được sử dụng dạng cần thiết để giới thiệu đến các chuyên gia , các nhà điều trị chung, và chỉ điểm cho các nhà điều tra và can thiệp điều trị. Nó sẽ là một công cụ cho nghiên cứu dịch tễ, tiền sử và tiên lượng CKD.

Chú ý với trẻ em

Nguyên lý có trong hướng dẫn này hoàn toàn phù hợp cho trẻ em.

Trong khi các nghiên cứu quy mô lớn ở trẻ nhỏ liên quan đến nguyên nhân, GFR và albumin niệu hoặc protein niệu là hiếm, nguyên lý của phân loại đa phương thức trong 3 yếu tố đó nên sử dụng cho trẻ em.

Đến nay chi có một nghiên cứu quy mô lớn sử dụng đo GFR ngoại sinh (iohexol) và đào thải protein niệu trong một mô tả thuần tập ở trẻ em có bệnh thận là nghiên cứu CKiD (Chronic Kidney in Children trial 2003 – 2018).  Họ đã lấy trên 600 trẻ có độ tuổi 1 – 16 tuổi và mô tả GFR và protein niệu liên quan đến kết quả trong nghiên cứu là sự phát triển của thần kinh, nhận thức, cư xử, sức khỏe và nguy cơ tim mạch, và sự phát tiển thể chất. Họ đã thu thập các mẫu liên tục và nghiên cứu di truyền tương lai. Trong khi các dữ liệu ở người lớn thì rải rác, đây là đại diện một trong những nghiên cứu bệnh thận trẻ em lớn nhất. Sử dụng đo GFR thực, chất lượng và tính toàn diện của dữ liệu, theo dõi trong một giai đoạn dài sẽ là bằng chứng tốt nhất ở trẻ em có CKD cho các điều nhìn thấy trong tương lai. Bài báo gần đây của Copelovitch và cộng sự đã tổng hợp các thành phần chính của nghiên cứu ở thời điểm hiện tại.

1.2.2. Xác định nguyên nhân CKD dựa trên sự có mặt hoặc không có mặt của bệnh hệ thống và vị trí trong thận của các giải phẫu bệnh được quan sát hoặc được phỏng đoán.

GIẢI THÍCH

Tuyên bố này bao hàm để đảm bảo rằng các nhà lâm sàng được thông báo thực tế rằng CKD không phải là một chẩn đoán và của chính bản thân nó, và việc xác định nguyên nhân là một yếu tố tiên lượng và là yếu tố quan trọng cho điều trị.

Nguyên nhân của CKD cổ điển đã được nhận biết dựa trên sự xuất hiện hoặc vắng mặt của bệnh toàn thân và tại chỗ đã được biết hoặc được phỏng đoán là bất thường giải phẫu bệnh. Phân biệt giữa bệnh toàn thân ảnh hưởng đến thận và bệnh thận nguyên phát là dựa trên nguồn gốc và vị trí của quá trình bệnh lý. Bệnh thận nguyên phát là một quá trình phát sinh và giới hạn ở thận trong khi bệnh toàn thân, thận chỉ là một nạn nhân của các quá trình đặc biệt, ví dụ như đái tháo đường. Phần lớn bệnh di truyền vượt qua danh giới này bởi ảnh hưởng đến mô khác nhau, như bệnh thận đa nang ở người lớn. Vị trí tìm thấy giải phẫu bệnh lý dựa trên mức độ protein niệu, thấy trong các xét nghiệm cặn niệu, hình ảnh, và bệnh lý thận. Bảng 4 các giới thiệu một vài ví dụ phân loại các nguyên nhân của bệnh thận dựa trên hai lĩnh vực đó.

Bảng 4: Phân loại CKD dựa trên sự xuất hiện hay vắng mặt của bệnh toàn thân và tại chỗ tìm thấy trong giải phẫu bệnh
Ví dụ toàn thân  ảnh hưởng đến thận Ví dụ về bệnh thận nguyên phát (không có bệnh toàn thân ảnh hưởng đến thận)
Bệnh cầu thận Đái tháo đường, bễnh tự miễn hệ thống, nhiễm trùng toàn thân, thuốc, bệnh tân sinh (gồm cả amyloidosis) Bệnh cầu thận tăng sinh, khu trú hoặc khuyết tán; Viêm cầu thận khu trú hoặc  bộ phận; bệnh màng  đáy thận, bệnh thận thay đổi tối thiểu
Bệnh kẽ và ống thận Nhiễm trùng toàn thân, tự miễn, sarcoidosis, thuốc, môi trường độc hạ (chì, aristolochic acid, bệnh tân sinh (myeloma) Nhiễm trùng đường niệu, sỏi, tắc nghẽn
Bệnh mạch máu Vữa xơ mạch máu, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ, huyết khối vi mạch, xơ cứng mạch máu toàn thân ANCA liên quan đến viêm mạch máu hạn chế tại thận, loạn sản sợi
Nang và bệnh bẩm sinh Thận đa nang, hội chứng Alport, bệnh Fabry Loạn sản thận, bệnh tủy thận, bệnh biểu mô cầu thận
ANCA: kháng thể tương bào kháng bạch cầu đa nhân

Có một sự thay đổi lớn theo địa dư trong nguyên nhân bệnh thận. Ở các nươc phát triển, tăng huyết áp và đái tháo đường là nguyên nhân CKD thường gặp nhất, đặc biệt là người già. Ở các cộng đồng có tỷ lệ đái tháo đường và tăng huyết áp cao, rất khó để phân biệt CKD do tăng huyết áp và đái tháo đường với các CKD do rối loạn khác. Ở các nước khác, các nguyên nhân khác của CKD có thể hay gặp như với tăng huyết áp và đái tháo đường (như bệnh cầu thận ở Đông Á) hoặc có thể cùng tồn tại với nhau. Các xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt, như sinh thiết thận hoặc chẩn đoán hình ảnh xâm nhập được tiến hành chỉ khi cần thiết xác định chẩn đoán và lợi ích cần cân bằng nguy cơ và giá thành. Người ta đã dự đoán rằng nguyên nhân của bệnh sẽ không được biêt với rất nhiều bệnh nhân CKD nhưng có thể được suy ra hoặc không biết.

Chú ý với trẻ em

Nguyên lý này hoàn toàn phù hợp với trẻ em.

1.2.3. Thừa nhận GFR theo bảng 5 (không phân độ)

Bảng 5: GFR trong CKD
Mức GFR GFR (ml/phút/1.73m2 Thuật ngữ
G1 Trên 90 Bình thường hoặc cao
G2 60 – 89 Giảm nhẹ*
G3a 45 – 59 Giảm nhẹ đến trung bình
G3b 30 – 44 Giảm trung bình đến nặng
G4 15 – 29 Giảm nặng
G5 Dưới 15 Suy thận
 * Liên quan với mức độ ở người trẻ tuổi

Trong sự xuất hiện của bằng chứng tổn thương thận, cả G1, G2 đều đầy đủ tiêu chuẩn CKD

GIẢI THÍCH

Mục đích chính của tuyên bố này là để đảm bảo sự rõ ràng về thông tin. Thuật ngữ liên quan với mỗi mức độ GFR được mô tả cần để đưa cách gọi của từng cá nhân và áp dụng cho toàn bộ người trẻ tuổi bình thường. Cần chú ý rằng chức năng thận giảm nhẹ (G2) mà không có các dấu ấn khác của bệnh thận không được gọi là CKD.

Mối liên quan của mức độ GFR thấp hơn và các nguy cơ của các biến chứng chuyển hóa và nội tiết được hình thành trước khi chuyển sang giai đoạn 5. Phân loại này xác nhận thêm tầm quan trọng giai đoạn 3 được chia ra dựa trên dữ liệu của các kết quả khác nhau và hình thái nguy cơ trong giai đoạn G3a và G3b (Hình 5). Một số các biến chứng đồng thời khác có liên quan với giảm mức độ GFR bao gồm nhiễm trùng, chức năng nhận thức và sinh lý, các mối đe dọa tính an toàn của bệnh nhân.

Hình 6 và 7 mô tả chi tiết RR của giảm GFR và tăng ACR với các biến chứng trong tương lai, bao gồm tử vong và hậu quả bệnh thận. Ngay cả đối với nhóm có chỉ số albumin niệu thấp nhất, tăng RR cho toàn bộ hậu quả là đáng kể đối với eGFR dưới 60 ml/phút/1.73m2 trong sự phân tách liên tục và trong khoảng là  45 – 59 ml/phút/1.73m2 với phân tách mức độ.

Chú ý với trẻ em

Ở trẻ em dưới 2 tuổi có CKD, mức GFR như trong bảng 5 không sử dụng; những đứa trẻ đó nên được phân loại như bình thường, giảm trung bình, giảm nặng điều chỉnh GFR theo tuổi.

Không có dữ liệu được đồng ý cho chỉ số tiêu chuẩn quốc tế hoặc mức độ GFR tồn tại ở trẻ nhỏ ở độ tuổi 1 – 2 tuổi. Tuy nhiên, hiệp hội thận học Nhi Quốc tế đã chấp nhận hệ thống phân loại CKD ở người lớn như hướng dẫn của KDOQI năm 2002 ở trẻ có lứa tuổi trên 2, được đề nghị bởi Hogg và cộng sự.

Như đã nói ở phần Chú ý ở trẻ em đối với Hướng dẫn 1.1, chỉ số GFR tiêu chuẩn cho trẻ em dưới 2 tuổi thay đổi khá nhiều bởi cả tuổi và cách tính GFR. Tầm quan trọng hơn của các chỉ số đó được kỳ vọng  tăng trong hình tháy không tuyến tính trong 2 năm đầu cuộc đời với sự thay đổi có đáng kể thấy được ở một vài tháng đầu sau sinh và không có bằng chứng gần đây xuất hiện các bệnh lý đi kèm ở bất kỳ mức độ đo hoặc ước tính GFR trong cộng đồng. Như vậy, phân loại đặc biệt G1 – 5 như đã đề nghị trong khuyến cáo này dường như không phải là chỉ số, thấy rất nhiều sai sót nếu áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Với ý này, người ta đề nghị rằng dựa trên sự lựa chọn phương pháp đo GFR hoặc so sánh từng cá thể (như, CrCl, các dấu ấn phóng xạ hoặc huyết thanh ngoại sinh lạnh, hoặc công thức ước tính), có thể người ta cố gắng đến phân loại cho trẻ dưới 2 tuổi có GFR  bình thường, giảm trung bình, giảm nặng dựa trên khoảng bình thường tiêu chuẩn và độ lệch chuẩn (SD) cho phương pháp. Không có bằng chứng tồn tại cho khuyến cáo nhưng có sự công nhận rằng chỉ số GFR nhiều hơn 1 SD dưới mức trung bình dường như nâng cao mối quan tâm của người làm lâm sàng thúc đẩy cần theo dõi chặt chẽ. Đối với điều chỉnh liều thuốc đã được đề nghị rằng tất cả trẻ em có GFR dưới mức trung bình trên 1 nhưng dưới 2 SD được phân loại là có giảm GFR trung bình trong khi nhiều hơn 2 SD dưới mức trung bình cho các phương pháp phân loại là có giảm nặng GFR.

Hình 5: Tỷ lệ tử vong chuẩn hóa theo tuổi từ tất cả các nguyên nhân (biểu đồ a), biến cố tim mạch (biểu đồ b) và nhập viện (biểu đồ c, theo eGFR trong 1.120,259 người trưởng thành.

Hình 6: tổng hợp phân tích liên tục (RR điều chỉnh) cho cộng đồng chung với ACR. Tỷ lệ tử vong được báo cáo cho cộng đồng thuần tập chung đánh giá albumin niệu bằng ACR. Hậu quả thận đã được báo cáo cho cộng đồng thuần tập chung  đánh giá albumin niệu bằng cả ACR nước tiểu hoặc dải thuốc thử. eGFR được bày tỏ như là một biến thay đổi liên tục. Ba đường biểu diễn ACR nước tiểu là dưới 30, 30 – 299, trên 300 mg/g hoặc bằng thuốc thử là âm tính và vết,  dương tính 1+, dương tính 2+, tương ứng. Toàn bộ kết quả được điều chỉnh đồng biến và so sánh  với điểm đối chứng eGFR 95 ml/phút/1,73m2 và ACE dưới 30 mg/g hoặc que thử âm tính (điểm hình thoi). Mỗi điểm xuất hiện đại diện RR gộp chung từ một phân tích tổng hợp. Điểm tròn chỉ ra có ý nghĩa thống kê khi so sánh với đối chứng (p<0.05); tam giác là không có ý nghĩa thống kê. Mũi tên đỏ chỉ điểm eGFR 60  ml/phút/1.73m2, chỉ số ngưỡng theo định nghĩa CKD.

Hình 7: tổng hợp phân tích liên tục (RR điều chỉnh) cho cộng đồng chung với ACR. Tỷ lệ tử vong được báo cáo cho cộng đồng thuần tập chung đánh giá albumin niệu bằng ACR. Hậu quả thận đã được báo cáo cho cộng đồng thuần tập chung  đánh giá albumin niệu bằng cả ACR nước tiểu hoặc thuốc thử. eGFR và albumin niệu được bày tỏ như là một biến thay đổi liên tục. Toàn bộ kết quả được điều chỉnh đồng biến và so sánh với các ô tham chiếu mầu xanh (ref). Mỗi ô xuất hiện đại diện RR gộp chung từ một meta-analysis. Số đậm là có ý nghĩa thống kê ở p<0.05. Tỷ lệ trên 1000 người 1 năm cho ô tham chiếu là 7.0 cho toàn bộ các nguyên nhân, 4.5 cho CVD, và 0.04 cho suy thận, 0.98 cho AKI, và 0.02 cho CKD tiến triển. Mầu phản ánh sự xếp hạng RR. Mỗi điểm ước tính cho mỗi o đã được xếp hạng từ 1 – 28 (RR thấp nhát được xếp hạng là 1 và cao nhất là 28). 1 – 8 là xanh, 9 – 14 là vàng, 15 – 21 là cam, 21 – 28 là đỏ. (đối với CKD tiến triển, 2 ô có RR dưới 1 được biểu hiện mầu xanh, còn lại là các ô vàng, cam và đỏ)

1.2.4. Thừa nhận mức albumin* niệu như như sau (Bảng 6). (không phân độ)

*(chú ý rằng đo albumin niệu là không sẵn có, kết quả dải thuốc thử nước tiểu có thể được chấp nhân)

Bảng 6: phân loại albumin niệu trong CKD
Phân loại AER

(mg/24 giờ)

ACR (cân bằng xấp sỉ) Thuật ngữ
(Mg/mmol) (mg/g)
A1 Dưới 30 Dưới 3 Dưới 30 Bình thường đến tăng nhẹ
A2 30 – 300 3 – 30 30 – 300 Tăng trung bình a
A3 Trên 300 Trên 30 Trên 300 Tăng nặngb
a: mức độ người trẻ

b: bao gồm hội chứng thận hư (đào thải albumin niêu trên 2200/24 giờ (ACR trên 2200 mg/g; 220 mg/mmol))

GIẢI THÍCH

Mục đích chính của tuyên bố này là để đảm bảo thông tin và để phản ánh mức albumin niệu là một yếu tố tiên lượng hậu quả quan trọng. Mối liên quan của mức độ cao protein niệu với dấu hiệu và triệu chứng của hôi chứng thận hư đã được biết rõ. Phát hiện và đánh giá của số lượng protein niệu thấp hơn đã đạt được thêm đáng kể bằng nhiều nghiên cứu đã chúng minh tính chẩn đoán, bệnh sinh, và tầm quan trọng trong tiến triển của nó. Có nguy cơ liên tục liên quan với albumin niệu nhưng sử dụng cách tiếp cân phân loại đơn giản đã được lựa chọn để đơn giản hóa khái niệm cho thực hành lâm sàng. Nhiều nhóm đã được đề nghị chia nhỏ một hoặc nhiều mức GFR dựa trên albumin niệu.

Đôi với phát hiện bệnh thận đái tháo đường, một số hướng dẫn khuyến cáo sử dụng ngưỡng ACR khác nhau cho đàn ông và phụ nữ (trên 25 mg/g và trên 35 mg/g, tương ứng) để đưa vào tính toán thay đổi trong đào thải creatinin niệu. Một ngưỡng đơn giản đã được sử dụng ở Bắc Mỹ (30 mg/g). Hướng dẫn trước đây của KDIGO không thích áp dụng các ngưỡng  theo giới do phức tạp hơn, không rõ ràng về tính chính xác của xét nghiệm, và ảnh hưởng của các yếu tố như chủng tộc, tôn giáo, chế độ ăn và đo creatinin trên kích thước cơ thể và lập trường này còn tồn tại đến nay. Để đơn giản, và phản ánh thực tế rằng đây là sự xấp xỉ, 3,4 mg/mmol là gần với ngưỡng đã được giới thiệu là 3.0 mg/mmol.

Có sự tăng mức độ tăng nguy cơ đối với mức albumin niệu cao hơn, ở toàn bộ mức độ GFR, không có bất cứ chỉ số ngưỡng rõ ràng. Ngay cả khi các đối tượng có GFR trên 60 ml/phút/1.73m2, tăng RR là rất có ý nghĩa thống kê với ACR trên 30 mg/g và cho tử vong và hậu quả thận (hình 6 và 7). Tiên lượng của albumin niệu ở toàn bộ mức độ GFR hỗ trợ đề nghị thêm mức albumin niệu với toàn bộ GFR. Khi mối quan hệ với albumin niệu là liên tục, lựa chọn số của mức độ và chỉ số ngưỡng xuất hiện tùy ý. Work Group đã khuyến cáo rằng  phân loại của albumin niệu trong chỉ 3 mức độ, dựa trên các chú ý thực hành, nhưng công nhận rằng việc phân chia thêm nữa trong mức độ dưới 30 mg/24 giờ (ACR dưới 30 mg/g) có thể hữu ích cho phân tầng nguy cơ, và chia tiếp cho khoảng trên 300 mg/24 giờ có thể hữu ích cho chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt có sự công nhận lại rằng protein niệu thận hư (AER trên 2200 mg/24 giờ; ACR trên 2200 mg/g; PER trên 3000 mg/24 giờ) thêm tính nguy cơ độc đáo và thường liên quan đến các điều kiện đặc biệt (như viêm cầu thận). Có một mối liên hệ hiếm trong thực hành chung, sự đơn giản của mức AER được ưu tiên. Bảng 7 chỉ thấy mối liên hệ xấp xỉ của mức độ AER với các phép đo khác của albumin niệu và protein niệu.

Bảng 7: mối liên hệ trong mức độ albumin niệu và protein niệu
Đo Mức độ
Bình thường đến tăng nhẹ (A1) Tăng trung bình (A2) Tăng nặng (A3)
AER (mg/24 hours) Dưới 30 30 – 300 Trên 300
PER (mg/24 hours) Dưới 150 150 – 500 Trên 500
ACR

(mg/mmol)

mg/g)

 

Dưới 3

Dưới 30

 

3 – 30

30 – 300

 

Trên 30

Trên 300

PCR

(mg/mmol)

mg/g

 

Dưới 15

Dưới 150

 

15 – 50

150 – 500

 

Trên 50

Trên 500

Thuốc thử protein Âm tính hoặc dạng vết Vết đến + + hoặc lớn hơn
Albumin niệu và protein niệu có thể được đo sử dụng thu nước tiểu trong một khoảng thời gian, tỷ lệ nồng độ với nồng độ creatinin trong một mẫu nước tiêu và sử dụng thuốc thử trong mẫu 1 thời điểm. Mối liên quan về phương pháp đo trong mức độ không chính xác. Ví dụ, mối liên quan giữa PER và PCR là dựa trên giả định về tốc độ đào thải creatinin niệu xấp xỉ 1g/ngày hoặc 10 mmol/ngày. (để chính xác hơn ta dùng hệ số chuyển đổi từ mg/g sang mg/mmol bằng cách nhân với 0.113). Tốc độ đào thải creatinin thay đổi theo tuổi, giới, chủng tộc, chế độ ăn; Ngưỡng này chỉ nói lên mức độ xấp xỉ. ACR dưới 10mg/g là bình thường; ACR từ 10 – 30 mg/g là bình thường cao. ACR trên 2200 mg/g là khoảng thận hư. Mối liên quan giữa dải thuốc thử và các phép đo khác phụ thuộc vào nồng độ nước tiểu.

 

Ảnh hưởng đến thực hành lâm sàng và các nhà chính sách.

Các dữ liệu trên khắp thế giới đề nghị rằng tỷ lệ CKD là 10 – 16% nhưng thông tin tỷ lệ cộng đồng về mức độ GFR và ACR là ít ỏi. Hình 8 chỉ ra tỷ lệ người lớn ở Hoa Kỳ bằng GFR và albumin niệu. Trong khi CKD là phổ biến, rất ít cá thể giảm GFR nặng hoặc suy thận hoặc tăng albumin niệu nặng.

Hình 8:Tỷ lệ CKD ở USA bằng GFR và albumin niệu. Ô chỉ tỷ lệ ở người lớn Hoa kỳ. Dữ liệu từ NHANES 1999 – 2006, N = 18,026. GFR được ước tính với công thức CKD – EPI và cretatinin huyết thanh tiêu chuẩn. Albumin niệu được đo bằng phép đo  ACR và tính bền vũng được ước tính như đã mô tả ở trên. Chỉ số trong ô không cộng tổng với chỉ số trong phần nề bởi nó làm tròn. Loại albumin rất cao bao gồm khoảng thận hư. Mầu xanh là nguy cơ thấp (nếu không có dấu hiệu khác của bệnh thận (không CKD); Mầu vàng, tăng nguy cơ trung bình; Mầu cam, nguy cơ cao; Mầu đỏ, tăng nguy cơ rất cao

Phân loại bệnh thận bằng nguyên nhân, mức độ GFR và mức độ albumin niệu đã không theo ICD được duy trì bởi WHO. WHO gần đây đã phát triển cập nhật (ICD 11). Rất quan trọng để liên hệ và nỗ lực phối hợp với phân nhóm bệnh thận cho ICD 11. Tuy nhiên, phân độ gần đây đã không chỉ ra sự cần thiết trong thực hành lâm sàng để chấp nhận tính đa chiều và thay đổi mà bệnh nhân được đánh giá. Bảng 8 đưa ra các ví dụ sử dụng danh pháp CGA.

Bảng 8: CGA phân loại CKD: ví dụ của danh pháp và ghi chú
Nguyên nhân (C) GFR (G) Al bumin (A) Tiêu chuẩn CKD Ghi chú
Bệnh thận đái tháo đường G5 A3 Giảm GFR, albumin niệu Hầu hết bệnh nhân chung có độ thanh thải thấp
Bệnh xơ cứng khu trú vô căn G2 A3 Albumin niệu Nguyên nhân phổ biến hội chứng thận hư ở trẻ nhỏ
Ghép thận G2 A1 Tiền sử ghép thận Kết quả tốt nhất sau khi ghép thận
Bệnh thận đa nang G2 A1 Bất thường hình ảnh Nguyên nhân bệnh hay gặp là thay đổi gene
Trào ngược bàng quang – niệu quản G1 A1 Bất thường hình ảnh Hay gặp ở trẻ em
Toan máu ống lượn xa G1 A1 Bất thường điện giải Rối loạn di truyền hiếm gặp
Bệnh thận tăng huyết áp G4 A2 Giảm GFR, albumin niệu Thường do kiểm soát huyết áp kém kéo dài, có thể bao gồm ở bệnh nhân có di truyền, hay gặp hơn ở người da đen, cân được giới thiệu đến bac sỹ thận nệu do giảm GFR nặng
CKD được cho là do đái tháo đường và tăng huyết áp G4 A1 Giảm GFR cân được giới thiệu đến bac sỹ thận nệu do giảm GFR nặng
CKD được cho là do đái tháo đường và tăng huyết áp G2 A3 Albumin niệu cân được giới thiệu đến bac sỹ thận nệu do giảm GFR nặng
CKD được cho là do đái tháo đường và tăng huyết áp G3 A1 Giảm GFR Rất phổ biến và có thể cần giới thiệu đến bác sỹ thận niệu
CKD không rõ nguyên nhân G3a A1 Giảm GFR Có thể tương tự như bệnh nhân trên
Chú ý: bệnh nhân trên đường đậm được thực hành bởi bác sỹ thận niệu; Bệnh nhân dưới đường đậm được thực hành chăm sóc ban đầu và thực hành của bác sỹ thận niệu.

Định nghĩa mức độ GFR được xem xét kỹ lưỡng dựa trên khái niệm GFR “thực”, trong khi thực hành lâm sàng và nghiên cứu đã chủ yếu sử dụng GFR ước tính dựa trên creatinin. Sự tin tưởng rằng của Work Group GFR là yếu tố quyết định không GFR của creatinin  và tính thiếu chính xác của ước tính GFR dựa trên creatinin niệu có hậu quả là mất đi mối liên hệ sự phụ thuộc vào nồng độ mạnh của eGFR với kết quả lâm sàng trong khoảng GFR trên 60 ml/phút/1.73m2. Work Group thấy tự tin rằng GFR từ ≥ 90 ml/phút/1.73m2 báo trước tiên lượng tốt hơn GFR từ 60 – 89 ml/phút/1.73m2, nếu họ có thể ước tính chính xác. Do đó, Mức GFR bao gồm riêng G1 (≥ 90 ml/min/1.73m2) và G2 (60-89 ml/min/1.73m2) được quyết định bất chấp dữ liệu hạn chế từ ước tính trên creatinin niệu mà tiên lượng khác nhau giữa hai mức độ. Nó được nhình nhận rằng mức độ chính xác của một số phép đo có thể không có sự khác biệt giữa hai mức độ đó. Như mô tả sau này, các nghiên cứu sử dụng cystatin C để thấy chênh lệch trong tiên lượng ở các mức độ eGFR trên 60 ml/min/1.73m2, mà ủng hộ cho niềm tin của Ủy ban rằng sự tách rời của 2 mức độ GFR đó là thích hợp cho phân loại CKD.

Mức độ albumin niệu là “rộng” và phản ánh nguy cơ, với sự chênh lệch có ý nghĩa trong mỗi mức độ. Quyết định chỉ chia 3 mức độ dựa trên sự cần thiết đơn giản hóa trong thực hành lâm sàng. Ở các trung tâm chuyên khoa thận học lâm sàng, A3 (>300 mg/g hoặc >30 mg/mmol) được đánh giá  sâu hơn và chia nhỏ nhiều mức độmức độ. Ví dụ, protein niệu thận hư được định nghĩa PER trên 3500 mg/24 giờ hoặc PCR trên 3500 mg/g là cân bằng xấp xỉ với AER trên 2200 mg/24 giờ hoặc ACR trên 2200 mg/g. Nó được công nhận rõ ràng rằng mức độ rất cao đó của protein niệu mang đến một nguy cơ khác biệt hơn chỉ số thấp hơn trong cùng một mức độ. Sự khác biệt xa hơn sau khi định lượng và đánh giá sẽ giúp cho các quyết định điều trị cho từng bệnh nhân riêng biệt. Các mức độ đó cung cấp như là một các công cụ đánh giá và tiên tượng ban đầu; phân loại sâu hơn là thích hợp cho các trường hợp đặc biệt và không bị hạn chế bởi phân loại đầu tiên với chỉ ba mức độ.

Chú ý rằng thuật ngữ “microalbumin” niệu không được sử dụng và bị phản đối trong hệ thống phân loại này. Nó cần đòi hỏi một chương trình giáo dục chính thức và xem xét hướng dẫn hiện hành trong các chuyên ngành khác đến khi các thuật ngữ được thống nhất và hiểu biết về sự thay đổi là phổ biến trên thế giới (khuyến cáo 1.4.4.2.1)

Các chú ý đến trẻ em

Tuyê n bố này cần được thay thế để sử dụng trong thực hành trẻ em theo cách sau đây. Ở trẻ em có CKD có biểu hiện bất thường đào thải protein niệu, không tính đến dấu hiệu:

– Phải tính đến số lượng thay đổi trong phép đo như  đã thấy qua tuổi, giới, dậy thì và kích thước cơ thể (chiều cao, cân nặng, BMI).

– Nên tính đến proetin niệu khả năng ưu thế của ống thận so với cầu thận phụ thuộc dưới điều kiện bệnh lý.

– Có thể sử dụng protein niệu thay cho albumin niệu

Không có tiêu chuẩn cho toàn bộ trẻ em với mức độ chỉ số trong khoảng bình thường của protein trong nước tiểu (hoặc albumin). Chỉ số đó thay đổi qua lứa tuổi, giới, chủng tộc, tình trạng dậy thì, sự xuất hiện của béo phì (BMI cao) và có thể thay đổi bởi tập thể thao, sốt, tư thế.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được chấp nhận và cho phép có mất protein qua nước tiểu ở mức cao hơn của cả cầu thận và ống thận do sự trưởng thành kém trong sự hấp thu protein của ống lượng gần. Sự tương đồng thô cho ACR và PCR được ghi ngoặc kép trong các bài viết ở trẻ nhỏ ở các tại liệu tương tự nhau. Khoảng bình thường thay đổi nhưng ít nhất người ta đã đề nghị là 6 – 8 mg/m2/giờ hoặc trên 240 mg/m2/ngày của protein niệu được chấp nhận ở trẻ dưới 6 tháng tuổi; khoảng bình thường cho albumin niệu không được biết ở lứa tuổi này.

Khoảng bình thường của đào thải protein cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi trong mẫu nước tiểu 24 giờ cũng được đánh trong ngoặc kép là dưới 4 mg/m2/giờ (dưới 150 mg/m2/ngày), trong khi lấy mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng sớm đã được nói là khoảng bình thường  dưới 500 mg/g creatinin (50 mg/mmol). Ở trẻ em lớn hơn 24 tháng tuổi chỉ số đó là dưới 4 mg/m2/giờ (dưới 150 mg/m2/ngày) cho mẫu nước tiểu 24 giờ và PCR dưới 200 mg/g creatinin ở mẫu nước tiểu sáng sớm, hoặc ACR dưới 30 mg/g ở mẫu nước tiểu sáng sớm.

Ở tất cả các lứa tuổi, đào thải protein niệu toàn phần trên 40 mg/m2/giờ (trên 3g/1.73m2/ngày) được chú ý là hội chứng thận hư mất protein niệu, với chỉ số trung gian là 4 – 40 mg/m2/giờ hoặc chỉ số tương đương của nó đại diện cho bất thường nhưng là mất protein niệu “không thận hư”.

Ở trẻ lớn hơn 24 tháng tuổi biểu hiện chỉ số protein niệu bình thường (người lớn) với sự mất đi rất nhiều protein của cầu thận (albumin) tư thế có thể thấy 2 – 5% trong cộng đồng trẻ vị thành niên (protein niệu tư thế đứng).

Dựa trên dữ liệu của National Health and Nutrition Examination Survey III (NHANES III) chỉ dưới 6000 trẻ lớn khỏe mạnh từ 6 – 19 tuổi sử dụng cả hai phương pháp xét nghiệm immunonephelometry và radioimmunoassay, xác định đào thải albumin niệu đã đo được là 30 – 300 mg/24 giờ trong mẫu nước tiểu 24 giờ; 20 – 200 mcg/phút trong mẫu nước tiểu qua đêm và 30 – 300 mg/g creatinin trong mẫu nước tiểu đầu tiên buổi sáng.

Chú ý, đến nay phần lớn nghiên cứu chủ yếu đã kiểm chứng ảnh hưởng của mất protein niệu hoặc can thiệp điều trị đã tập trung đo nồng độ trên đào thải protein niệu toàn phần hoặc ngẫu nhiên hoặc PCR buổi sáng sớm. Đo albumin chỉ gián đoạn, và riêng chất lượng ở đây ở mức độ thấp hơn được phát hiện, như dưới 30 mg/g creatinin, chỉ được điều tra chi tiết hơn trong các nghiên cứu lớn ở trẻ nhỏ. Như đã được công nhận ở trẻ em chất lượng của protein niệu toàn phần, so sánh với phần albumin niệu, có thể là phương pháp ưu tiên cho công nhận nguy cơ là tính liên quan với sự xuất hiện mất protein niệu trong nước tiểu.

Tóm lại, đối với trẻ em hơn hai tuổi, loại protein niệu có thể được sử dụng như hướng dẫn ở người lớn với sự hiểu biết rằng sự thay đổi giới hạn trên của chỉ số có thể là cần thiết của các yếu tố trên. Dù tính ưu tiên của albumin, các nhà lâm sàng gần đây vẫn còn phân loại những trẻ em đó dựa trên  protein niệu toàn phần và trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ vị thành niên với protein niệu tư thế đứng, phân loại albumin niệu không thích hợp để sử dụng.