PHÒNG NGỪA VÀ QUẢN LÝ NHIỄM HCV
Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam
6. Phòng ngừa và quản lý nhiễm HCV
Lây truyền HCV trong môi trường lọc máu có thể phòng ngừa bằng tuân thủ chặt chẽ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn đã khuyến cáo cho toàn bộ bệnh nhân thận nhân tạo. Dù cách ly bệnh nhân nhiễm HCV không được khuyến cáo, định kỳ xét nghiệm ALT và anti-HCV là quan trọng đối với việc theo dõi lây truyền trong đơn vị và đảm bảo rằng các biện pháp phòng ngừa phù hợp được sử dụng là đúng và nhất quán.
6.1. Bệnh nhân HCV âm tính
Xét nghiệm ALT hàng tháng sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát hiện ca nhiễm mới và cung cấp hình thái với việc phát hiện khi phơi nhiễm hoặc nhiễm trùng có lẽ đã là diễn ra. Trong trường hợp tăng cao ALT không giải thích được, xét nghiệm anti-HCV mỗi 6 tháng là đủ để theo dõi tần xuất nhiễm HCV mới. Nếu tăng ALT không giải thích được ở bệnh nhân có anti-HCV âm tính, xét nghiệm lại anti-HCV được cảnh báo. Nếu tăng cao ALT không giải thích được diễn ra bền bỉ ở bệnh nhân có xét nghiệm lại anti-HCV âm tính, xét nghiệm HCV RNA nên được cân nhắc.
6.2. Chuyển đổi huyết thanh anti-HCV
Báo cáo chuyển đổi huyết thanh anti-HCV dương tính đến cơ quan y tế địa phương được quy định bởi luật hoặc quy định. Khi chuyển đổi huyết thanh xảy ra, tổng hợp lại toàn bộ kết quả xét nghiệm định kỳ của bệnh nhân để xác định thêm các trường hợp. Tiến hành xét nghiệm bổ sung như được đề cập ở phần cuối của nội dung này. Điều tra nguồn lây nhiễm có thể để xác định nếu lây truyền có lẽ diễn ra trong trong đơn vị lọc máu, bao gồm nghiên cứu lại tiền sử y tế gần của bệnh nhân mới bị nhiễm (như truyền máu, nằm điều trị nội trú), tiền sử của những hành vi nguy cơ (như tiêm ma túy, hoạt động tình dục) và thực hành và quy trình của đơn vị.
Nếu từ 1 bệnh nhân trở lên chuyển đổi từ anti-HCV âm tính sang dương tính trong vòng 6 tháng, tần xuất xét nghiệm anti-HCV nhiều hơn (mỗi 1 – 3 tháng) cho bệnh nhân HCV âm tính có thể được cảnh báo cho việc hạn chế thời gian (3 – 6 tháng) để phát hiện thêm ca lây nhiễm. Nếu không có xác nhận thêm bệnh nhân bị nhiễm, thực hiện đánh giá dựa trên kết quả điều tra nguồn lây nhiễm có khả năng cho lây truyền và theo dõi tính hiệu quả (tần xuất tiến hành xét nghiệm anti-HCV ở bệnh nhân HCV âm tính nhiều hơn trong vòng 6 – 12 tháng trước khi chuyển sang định kỳ 6 tháng xét nghiệm một lần).
6.3. Bệnh nhân HCV dương tính
Bệnh nhân anti-HCV dương tính (hoặc HCV RNA dương tính) không phải cách ly khỏi bệnh nhân khác hoặc được lọc máu ở máy thận riêng. Hơn nữa, họ có thể được sử dụng lại quả lọc. Không giống như HBV, HCV không lây truyền qua phơi nhiễm nghề nghiệp. Do đó, tái xử lý quả lọc từ bệnh nhân HCV dương tính không đặt nhân viên vào tình trạng nguy cơ lây nhiễm.
Bệnh nhân HCV dương tính nên được đánh giá (tư vấn hoặc chuyển chuyên khoa thích hợp) cho sự hình thành bệnh gan mạn theo hướng dẫn y tế hiện hành. Họ nên nhận thông tin làm thế nào để phòng ngừa tổn thương gan và phòng ngừa lây truyền HCV cho người khác (116, 141). Người có bệnh gan mạn nên được vaccine phòng ngừa viêm gan A, nếu là đối tượng cảm nhiễm.
Nội dung trước | Trở lại mục lục | Nội dung tiếp theo |