SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CHO CÁC ĐƠN VỊ THẬN NHÂN TẠO NGOẠI TRÚ VỚI CÁC ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

US-CDC 2001: Recommendations for Preventing Transmission of Infections Among Chronic Hemodialysis Patients

Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam

6. So sánh các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho các đơn vị thận nhân tạo ngoại trú với đơn vị điều trị nội trú.

Lây truyền do tiếp xúc là con đường lây truyền quan trọng nhất đối với tác nhân gây bệnh trong đơn vị chăm sóc sức khỏe, trong đó bao gồm cả các đơn vị thận nhân tạo. Lây truyền tiếp xúc xảy ra phổ biến nhất khi vi sinh vật từ bệnh nhân được nhiễm bẩn vào bàn tay của nhân viên y tế không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, sau đó nhân viên y tế này tiếp xúc với bệnh nhân khác. Ít phổ biến hơn, bề mặt tiếp xúc (như tay ghế, xe đẩy) bị nhiễm bẩn và là một môi trường trung gian cho các tác nhân gây bệnh; lây truyền có thể xảy ra khi nhân viên chạm vào bề mặt và sau đó chạm vào bệnh nhân hoặc khi bệnh nhân chạm vào bề mặt môi trường.

Ở các đơn vị thận nhân tạo, lây truyền tiếp xúc đóng một vai trò chính trong lây truyền tác nhân lây qua đường máu. Nếu bàn tay của nhân viên bị nhiễm bẩn với máu của một bệnh nhân bị nhiễm virus, nhân viên có thể truyền virus sang da hoặc cổng đường máu, và virus có thể đi vào cơ thể bệnh nhân khi da hoặc cổng đường vào bị đâm kim.

Lây truyên tiếp xúc có thể phòng ngừa bằng vệ sinh tay (rửa tay hoặc sử dụng nước rửa tay nhanh), sử dụng găng, và khử khuẩn môi trường bề mặt. Trong đó, vệ sinh tay là quan trọng nhất. Ngoài ra, găng tay sử dụng một lần tạo ra một hàng bảo vệ cho bàn tay của nhân viên, đề phòng nhiễm bẩn bàn tay, và giảm thiểu vi sinh vật xuất hiện trên bàn tay của nhân viên. Tuy nhiên, ngay sau khi tháo găng, rửa tay vẫn là cần thiết bởi tác nhân gây bệnh trên bề mặt bên ngoài của găng có thể xâm nhập vào tay khi tháo găng, có thể do rách găng tay, khiếm khuyết của găng, rò rỉ ở vị trí cổ tay, hoặc nhiễm bẩn tay trong khi tháo găng (194).

Biện pháp Phòng ngừa Tiêu chuẩn là hệ thống biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn được khuyến cáo cho bệnh nhân điều trị nội trú (195). Biện pháp Phòng ngừa Tiêu chuẩn được sử dụng trên toàn bộ bệnh nhân và bao gồm sử dụng găng, khẩu trang, mặt nạ bất cứ khi nào cần để phòng ngừa tiếp xúc của nhân viên y tế với máu, dịch tiết, chất thải, hoặc dụng cụ bị nhiễm bẩn.

Ngoài Biện pháp Phòng ngừa Tiêu chuẩn, các biện pháp chặt chẽ hơn được khuyến cáo cho các đơn vị thận nhân tạo bởi tình trạng tăng khả năng nhiễm bẩn với máu và các vi sinh vật gây bệnh (xem Thực hành Kiểm soát Nhiễm khuẩn cho Đơn vị Thận nhân tạo). Ví dụ, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho đơn vị thận nhân tạo hạn chế vật tư, thiết bị, thuốc, sử dụng chung khay đựng thuốc và không cho phép sử dụng chung xe đẩy.

Đối với phần lớn bệnh nhân, gồm cả người nhiễm hoặc cư trú MRSA hoặc VRE, các chú ý tiếp xúc được sử dụng ở bối cảnh điều trị nội trú. Chú ý tiếp xúc bao gồm a) cách ly bệnh nhân trong phòng riêng hoặc chung phòng với bệnh nhân khác bị nhiễm hoặc cư trú cùng loại vi sinh vật; b) sử dụng găng tay bất cứ khi nào đi vào phòng bệnh nhân; c) sử dụng áo choàng khi đi vào phòng bệnh nhân nếu quần áo của nhân viên có khả năng tiếp xúc với bệnh nhân, môi trường bề mặt, hoặc dụng cụ ở trong phòng bệnh nhân. Nhân viên nên mặc áo choàng nếu bệnh nhân bị ỉa chảy, mở hỗng tràng, mở đại tràng, hoặc dẫn lưu vết thương không hở.

Tuy nhiên, các biện pháp tiếp xúc không được khuyến cáo ở đơn vị thận nhân tạo cho bệnh nhân bị nhiễm hoặc cư trú vi khuẩn gây bệnh bởi nhiều lý do. Đầu tiên, lây truyền tiếp xúc vi khuẩn gây bệnh đã được ghi chép thành tài liệu y tế, lây truyền này không được ghi chép thành tài liệu ở các trung tâm thận nhân tạo. Lây truyền có lẽ không diễn ra tại đơn vị thận nhân tạo, có thể do nó diễn ra ít thường xuyên hơn các đơn vị điều trị cấp cứu hoặc là kết quả của cư trú không được phát hiện hơn là nhiễm trùng trung gian. Do đó, bởi bệnh nhân lọc máu thường xuyên điều trị nội trú, xác định liệu lây truyền diễn ra ở bối cảnh điều trị nội trú hay ngoại trú là khó khăn. Thứ hai, nhiễm bẩn trên da bệnh nhân, ga trải giường, bề mặt môi trường với vi khuẩn gây bệnh ở bệnh viện điều trị nội trú (khi bệnh nhân nằm viện 24 giờ mỗi ngày) là phổ biến hơn bệnh nhân thận nhân tạo ngoại trú (chỉ khoảng 10 giờ mỗi tuần). Thứ ba, sử dụng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn khuyến cáo cho đơn vị thận nhân tạo, chặt chẽ hơn Các Biện pháp Phòng ngừa Tiêu chuẩn sử dụng trong các bệnh viện, phòng ngừa lây truyền qua con đường tiếp xúc.

Nội dung trước Trở lại mục lục Nội dung tiếp theo