Bình thường máu chảy qua AVF với tốc độ khoảng 1000 ml/phút. Bơm máu, với loại bơm trục lăn bình thường, lưu lượng chảy qua quả lọc thường là 350 – 500 mL/phút. Do lưu lượng đường vào mạch máu lớn hơn nhiều lưu lượng bơm máu, thường toàn bộ máu được lấy ra bơm máu từ đường vào mạch máu qua kim động mạch. Nồng độ ure của máu vào quả lọc tương tự như ở kim động mạch, không có tái tuần hoàn (hai kim không để quá gần nhau, và vị trí kim động mạch và tĩnh mạch không bị đảo ngược). Trong trường hợp hỏng AVF hoặc AVG, lưu lượng đường vào mạch máu giảm rõ rệt, 350 – 500 mL/phút hoặc chậm hơn. Trong những trường hợp này, phần máu rời quả lọc sẽ chảy ngược lại qua đường vào mạch máu và quay trở lại quả lọc. Sau đó máu trong quả lọc bị pha trộn, hoặc pha loãng. Tình huống này được gọi là tái tuần hoàn.

1. Ảnh hưởng của tái tuần hoàn trên lọc máu đầy đủ.

Khi tái tuần hoàn xảy ra, nồng độ ure trong máu vào quả lọc sẽ giảm 5 – 40% hoặc cao hơn. Số lượng ure được loại bỏ trong quả lọc cân bằng với thể tích máu được làm sạch nồng độ ure đầu vào quả lọc. Dù độ thanh thải quả lọc không thay đổi, số lượng ure loại bỏ sẽ giảm bởi bồng độ ure trong quả lọc giảm. Ở bệnh nhân có tái tuần hoàn, nếu máu ở cuối quả lọc bị rút ra từ quả lọc ở đầu vào quả lọc, nồng độ ure máu sẽ thấp hơn máu ở kim động mạch. Do đó, Ure máu sau lọc sẽ rất thấp, và URR, kéo theo, Kt/V sẽ quá cao.

2. Đề phòng ảnh hưởng của tái tuần hoàn trên URR và Kt/V bằng tốc độ máu chậm hoặc bằng dừng dịch lọc ở cuối buổi lọc trước khi lấy máu xét nghiệm.

Để chắc chắn mẫu máu xét nghiệm cho bệnh nhân, người ta cần giảm tốc độ máu (khoảng 100 mL/phút) mà chắc chắn thấp hơn tốc độ máu đường vào mạch máu trong một thời gian ngắn (10 – 20 giây).  Sẽ không còn dòng quay ngược lại từ đầu ra quả lọc đến đầu vào và toàn bộ máu vào kim động mạch sẽ là từ đầu nguồn FAV. Thời gian của giai đoạn dòng chậm phụ thuộc vào khoảng chết giữa đầu kim động mạch và ví trí lấy mẫu máu xét nghiệm (thường là 9mL ở đường máu dành cho người lớn). Một khoảng 10 – 20 giây với tôc độ máu 100 mL/phút có thể cho phép phần máu không pha trộn đến được vị trí lấy máu ở hầu hết các loại đường máu. Máu sau lọc thường được làm chậm lại trong một khoảng thời gian ngắn vì lý do này. Nếu chỉ dừng bơm máu để lấy máu ở cuối buổi lọc máu không giải quyết được vấn đề này, máu pha trộn ở đầu vào đường máu bị động ở khoảng chết. Mẫu máu được lấy từ đầu vào vẫn là mẫu máu pha trộn.

Một phương pháp khác tránh được vấn đề này là tắt bơm dịch lọc trong 3 phút ở cuối buổi lọc (hoặc đặt dòng dịch lọc ở chế độ bypass) trong khi đó để tốc độ máu tối đa. Sau 3 phút, nồng độ ure trong máu rời quả lọc sẽ giống như đi vào, và nồng độ ở đầu vào tương ứng với ure của cơ thể bệnh nhân.

3. Tái tuần hoàn tim phổi

Tái tuần hoàn có thể có khái niệm mở rộng xảy ra bất cứ khi nào máu rời quả lọc ở đầu ra quay trở lại đầu vào mà không đi qua hệ mao mạch của mô giầu ure. Ở trường hợp tái tuần hoàn đường vào, tái tuần hoàn xảy ra do một đoạn ngắn giữa kim động mạch và kim tĩnh mạch. Tái tuần hoàn tim phổi xảy ra qua tim và phổi chứa lượng không đáng kể ure) khi quả lọc lấy máu từ tuần hoàn động mạch (ví dụ từ đường vào AV). Trong quá trình lọc máu, máu được làm sạch đi ra quả lọc quay trở lại tim. Ở các động mạch lớn, máu được làm sạch bị phân chia; một số lượng đi vào tuyến không phải là đường vào mạch máu dẫn đến các mô có ure nhiều hơn, nhưng một phần đi trực tiếp trở lại đường vào đến quả lọc mà không qua hệ mao mạch ngoại vi. Khi quả lọc được cung cấp máu từ đường vào là tĩnh mạch, tái tuần hoàn tim phổi không xảy ra. Dù chênh lệch ure động tĩnh mạch vẫn còn, toàn bộ máu rời quả lọc phải đi qua hệ mao mạch trước khi đi vào quả lọc.

Ảnh hưởng của tái tuần hoàn tim phổi trên lọc máu đầy đủ

Trong quá trình chạy thận cả bằng đường vào là AV hoặc tĩnh mạch, có sự chênh lệch ure ở AV. Với đường vào AV, quả lọc lái đường nồng độ UN trong  lọc máu , với 5 – 10% thấp hơn đường nồng độ UN trong lọc máu. Do đó, lọc máu với đường vào AV là vốn dĩ ít hiệu quả hơn sử dụng đường vào tĩnh mạch (khoảng 5 – 10%). Ảnh hưởng mạnh hơn với tốc độ máu cao hơn đạt được với đường vào AV và tránh được khi sử dụng catheter tĩnh mạch – không có tái tuần hoàn.

BSCKI Nguyễn Thanh Hùng

Bài trước: Mô hình Multipool, Kt/V cân bằng – eKt/V

Bài tiếp theo: Chức năng thận tồn dư Kru

Quay về danh mục các bài viết