TIÊM PHÒNG VACCINE VIÊM GAN VIRUS B CHO BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO
Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam
4. Tiêm phòng vaccin viêm gan B
4.1. Lịch và liều tiêm
Tiêm phòng vaccine viêm gan B được khuyến cáo cho toàn bộ bệnh nhân thận nhân tạo cảm nhiễm và cho toàn bộ nhân viên (Bảng 3). Tiêm phòng vaccine được khuyến cáo cho bệnh nhân trước khi bệnh thận mạn tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối và phụ thuộc vào điều trị lọc máu và cho cả bệnh nhân lọc màng bụng và lọc máu tại nhà do họ có thể vẫn yêu cầu nhập viện điều trị nội trú. Vaccine viêm gan B nên được tiêm theo đường tiêm bắp và chỉ tiêm vào cơ delta cho cả người lớn và trẻ em. Tiêm trong da hoặc dưới da không được khuyến cáo.
Nếu một bệnh nhân người lớn bắt đầu lịch trình tiêm vaccine với liều tiêu chuẩn trước khi bắt đầu điều trị thận nhân tạo, sau đó bệnh nhân chuyển sang điều trị thận nhân tạo trước khi hoàn thành loạt tiêm phòng, hoàn thành loạt tiêm phòng với liều cao hơn được khuyến cáo cho bệnh nhân thận nhân tạo (Bảng 3). Không có khuyến cáo cụ thể nào được tạo ra cho liều cao hơn cho bệnh nhân thận nhân tạo trẻ em. Nếu liều vaccine thấp hơn khuyến cáo được tiêm cho cả người lớn và trẻ em, liều nên được nhắc lại.
Nếu lịch trình tiêm phòng vaccine viêm gan virus B bị gián đoạn sau liều đầu tiên, liều thứ hai nên được tiêm sớm nhất có thể. Đối với lịch trình tiêm ba liều chính, liều thứ hai và thứ ba nên được tách ra với một khoảng cách ít nhất 2 tháng; nếu chỉ có liều thứ ba bị trễ lại, liều đó nên được tiêm khi thuận lợi nhất. Khi vaccine viêm gan B được tiêm ở cùng thời điểm với vaccine khác, không có chứng minh nào về sự ảnh hưởng với đáp ứng kháng thể của loại vaccine khác.
Bảng 3. Liều và lịch tiêm vaccine viêm gan B được cấp phép cho bệnh nhân và nhân viên thận nhân tạo | |||||||
Nhóm | Recombivax HB™* | Recombivax HB™# | |||||
Liều | Thể tích | Lịch tiêm | Liều | Thể tích | Lịch tiêm | ||
Bệnh nhân ≥ 20 tuổi | |||||||
Trước lọc máu$ | 10 µg | 1.0 mL | 0, 1, 6 tháng | 20 µg | 1.0 mL | 0, 1, 6 tháng | |
Phụ thuộc lọc máu | 40 µg | 1.0 mL¶ | 0, 1, 6 tháng | 40 µg | 2-1.0 mL liều ở một vị trí | 0, 1, 2, 6 tháng | |
Bệnh nhân < 20 tuổi** | 5 µg | 0.5 mL | 0, 1, 6 tháng | 10 µg | 0.5 mL | 0, 1, 6 tháng | |
Nhân viên ≥ 20 tuổi | 40 µg | 1.0 mL¶ | 0, 1, 6 tháng | 20 µg | 1.0 mL | 0, 1, 6 tháng | |
* Merck & Company, Inc., West Point, Pennsylvania.
# Merck & Company, Inc., West Point, Pennsylvania. $ Tính sinh miễn dịch có thể phụ thuộc vào mức độ không đầy đủ của thận ¶ Công thức đặc biệt ** Liều cho toàn bộ người dưới 20 tuổi được cấp phép bởi FDA Hoa Kỳ; đối với bệnh nhân thận nhân tạo, liều cao hơn có lẽ tạo miễn dịch tốt hơn Chú ý: Toàn bộ liều nên được tiêm vào cơ delta theo đường tiêm bắp |
4.2. Xét nghiệm sau tiêm phòng vaccine và tiêm nhắc lại cho người không đáp ứng
Xét nghiệm anti-HBs cho toàn bộ bệnh nhân 1 – 2 tháng sau liều vaccine cuối cùng, để xác định đáp ứng của họ với vaccine (đáp ứng đầy đủ được định nghĩa là ≥ 10 mIU/mL). Bệnh nhân và nhân viên không đáp ứng với lịch trình tiêm chính nên được tiêm nhắc lại với 3 liều bổ sung và xét nghiệm lại đáp ứng. Không bổ sung liều vaccine nào được cảnh báo cho người không đáp ứng sau loạt tiêm thứ hai.
Đánh giá nhân viên không đáp ứng với tiêm nhắc lại để xác định xem họ có HBsAg dương tính hay không (199). Người có HBsAg dương tính nên được tư vấn phù hợp (cần đánh giá y tế, tiêm vaccine cho bạn tình và cả gia đình). Những người không đáp ứng với tiêm vaccine có HBsAg âm tính được chú ý là đối tượng cảm nhiễm với HBV và được tư vấn các biện pháp phòng ngừa nhiễm HBV và cần được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với globulin miễn dịch viêm gan B cho bất kỳ phơi nhiễm qua da hoặc niêm mạch với máu HBsAg dương tính.
4.3. Theo dõi người đáp ứng vaccine
Hàng năm xét nghiệm lại anti-HBs cho bệnh nhân đáp ứng vaccine. Nếu anti-HBs < 10 mIU/mL, tiêm một liều vaccine viêm gan B tăng cường và tiếp tục xét nghiệm lại hàng năm. Xét nghiệm lại ngay lập tức sau liều tăng cường là không cần thiết. Đối với nhân viên đáp ứng với vaccine, liều tăng cường là không cần thiết, và xét nghiệm huyết thanh học để theo dõi nồng độ kháng thể không được khuyến cáo.
4.4. Bệnh nhân đã có tiền sử tiêm phòng vaccine
Tiêm phòng vaccine cho trẻ em chống viêm gan B đã được khuyến cáo từ năm 1991 và tiêm phòng cho trẻ vị thành niên từ năm 1995 (89, 198). Do đó, nhiều người khi tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối sẽ có tiền sử tiêm phòng vaccine viêm gan B. Những người đó có đáp ứng với vaccine khi tình trạng miễn dịch là bình thường, nhưng nếu anti-HBs < 10 mIU/mL khi bắt đầu điều trị lọc máu, họ nên tiêm nhắc lại với lịch trình tiêm chính hoàn toàn.
Nội dung trước | Trở lại mục lục | Nội dung tiếp theo |