Bệnh lý tim mạch (tim và mạch máu) rất phổ biến ở người có bệnh thận mạn tính. Nó chính là thủ phạm gây tử vong hàng đầu ở người suy thận. Trong bài này sẽ làm cho các bạn hiểu hơn về việc duy trì quả tim khỏe mạnh. Nếu bạn có bệnh lý tim mạch, những thông tin sẽ giải đáp cho bạn làm thế nào để bệnh tim mạch không xấu hơn. Bài này sẽ nói về:

  • Kiểm soát các vấn đề tim mạch (như đái tháo đường và tăng huyết áp) mà làm cho tim và mạch máu của bạn khỏe mạnh hơn.
  • Những thăm dò và xét nghiệm kiểm tra các vấn đề tim và mạch máu của bạn.
  • Những điều trị nếu bệnh tim và mạch máu đang tiến triển.

BỆNH TIM MẠCH LÀ GÌ?

Bệnh lý tim mạch có nghĩa là bệnh của của tim và mạch máu (động mạch và tĩnh mạch) trong toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm não, tim, chân tay, và phổi. Bệnh tim mạch không diễn biến đột từ từ. Dần dần, động mạch đến tim và não của bạn có thể tắc nghẽn từ sự tích tụ các tế bào, mỡ, cholesterol (máu đông). Giảm oxy đến cơ tim do hẹp động mạch là nguyên nhân gây lên nhồi máu cơ tim. Thiếu oxy đến não do tắc hoặc vỡ mạch não là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

TẠI SAO NGƯỜI BỊ BỆNH THẬN MẠN THƯỜNG CÓ BỆNH TIM MẠCH?

Nguyên nhân chủ yếu làm người bị bệnh thận mạn tăng bệnh lý tim mạch gồm:

  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp làm cho bạn dễ mệt).
  • Tăng mỡ máu như cholesterol máu
  • Mất cân bằng can xi và phosphorua dẫn đến bệnh lý xương và bệnh lý tim mạch.

Những vấn đề khác làm thay đổi bệnh lý tim và mạch máu của bạn bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có bệnh tim
  • Tiến sử gia đình có bệnh thận
  • Người cao tuổi

NGƯỜI BỆNH LỌC MÁU CÓ THỂ DUY TRÌ QUẢ TIM KHỎE MẠNH HAY KHÔNG?

Có. Bác sỹ và điều dưỡng sẽ có những kế hoạch dựa trên những điều cần thiết đặc biệt cho người bệnh lọc máu. Bạn cần nhớ những chỉ dẫn về điều trị bệnh tim mạch. Bạn phải theo đuổi 10 “điểm trái tim” trong bài này để có một trái tim khỏe hơn:

  • Điều thứ nhất: Kiểm soát đường máu nếu bạn là người bệnh đái tháo đường
    • Kiểm tra đường máu của bạn thường xuyên theo yêu cầu của bác sỹ
    • Làm theo kế hoạch điều trị thuốc, chế độ ăn, tập luyện
    • Hỏi bác sỹ những thuốc điều trị đái tháo đường tốt nhất cho bạn. Một vài loại thuốc tốt hơn những loại thuốc khác khi bạn phải lọc máu.
  • Điều thứ 2: Kiểm soát huyết áp
    • Uống thuốc huyết áp theo đơn. Một vài thuốc hạ huyết áp được gọi là ức chế men chuyển và ức chế thụ thể có tác dụng bảo vệ tim và thận của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về chúng nếu bạn uống các loại thuốc đó.
    • Bạn nên hiểu về huyết áp trước và sau khi lọc máu. Bạn nên có huyết áp thấp hơn 140/90 trước lọc máu và thấp hơn 130/80 mmHg sau lọc máu.
    • Thực hiện chế độ ăn hạn chế muối và nước để phòng ngừa thừa nước.
    • Chế độ ăn từ 2 đến 5 gam muối mỗi ngày
    • Kiểm tra dinh dưỡng sau 1 tháng
    • Hỏi lại bác sỹ lọc máu của bạn về các bước phòng thừa nước trong cơ thể:
      • Tăng siêu lọc (số cân rút) trong lọc máu
      • Tăng thời gian hoặc số lần lọc máu
  • Điều thứ 3: Giảm cholesterol máu
    • Bạn cần chắc chắn là mỡ máu của bạn là bình thường gồm:
      • Cholesterol toàn phần thấp hơn 200
      • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là xấu nên dưới 100
      • Lipoprotein tỷ trọng cao là tốt nên trên 40
      • Trglycerid nên dưới 150
    • Nếu nồng độ không trong giới hạn bình thường, bạn nên:
      • Ăn ít chất béo
      • Tăng cường vận động
      • Tìm hiểu về các loại thuốc hạ mỡ máu nếu càn
  • Điều thứ 4: Theo một chế độ ăn bệnh lý tim mạch
    • Ăn thức ăn có ít mỡ và cholesterol
    • Hạn chế thức ăn nhiều phosphorua như bơ sữa, lạc, mầm, đậu đỗ, …
    • Hỏi bác sỹ về chế độ ăn đúng protein và năng lượng để duy trì cân nặng khỏe mạnh
    • Tăng thức ăn có dầu omega-3 như cá hồi, hạt lanh, cây óc chó, dầu đậu nành, dầu canola.
  • Điều thứ 5: tăng cường vận động
    • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về các bài tập tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng trước khi bạn tăng cường vận động
    • Bắt dầu tập luyện từ từ và tăng dần cho đến khi bạn thực hiện liên tục trong 30 phút hàng ngày.
    • Tập luyện thường xuyên giúp bạn:
      • Cải thiện mỡ máu
      • Giảm cân thừa
      • Kiểm soát đường máu và huyết áp
      • Cải thiện bệnh tim phổi
  • Điều thứ 6: điều trị thiếu máu
    • Người bệnh bệnh thận mạn thường có thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) do không đủ một loại nội tiết tố erythropoietin (EPO) để sản xuất hồng cầu.
    • Nếu thiếu máu, bạn cần điều trị liệu trình EPO và cung cấp đủ sắt.
    • Kết quả điều trị của bạn nên đạt được nồng độ huyết cầu tố (Hemoglobin) đủ cao 11 – 12 mg/dL.
    • Đủ hồng cầu có thể làm cho bạn phòng ngừa được dầy thất trái, một yếu tố làm cho bạn khó bơm máu hơn.
  • Điều thứ 7: Giữ cân bằng can xi và phosphorua
    • Người suy thận thường mất cân bằng can xi và phosphorua, dẫn đến tình trạng bệnh lý tim mạch và xương
    • Giữ cho hai chất khoáng này cân bằng là rất quan trọng bằng việc:
      • Chế độ ăn ít phosphorua
      • Uống thuốc gắn phosphat trong bữa ăn và đồ ăn nhanh
      • Uống vitamin D3
  • Điều thứ 8: Bỏ thuốc lá
    • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tim và mạch máu
    • Nếu bạn hút thuốc thì bạn cần bỏ thuốc lá ngay.
  • Điều thứ 9: Nói chuyện với bác sỹ về aspirin để phòng đột quỵ tim
    • Bác sỹ có thể cho bạn liều thấp aspirin để phòng ngừa bệnh tim
    • Nhưng cần phải chắc chắn rằng aspirin không làm bạn chẩy máu
  • Điều thứ 10: Giảm căng thẳng
    • Các căng thẳng như buồn, tức giận, và chán nản làm tăng bệnh lý tim mạch
    • Bạn phải học cách đương đầu với các căng thẳng
    • Đôi khi bạn cần một số loại thuốc an thần

CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM ĐỂ TÌM CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH LÀ GÌ?

Bạn nên kiểm tra tim và mạch máu của bạn khi bạn điều trị lọc máu, các xét nghiệm bao gồm

  • Điện tim: có thể cho bác sỹ của bạn biết hoạt động điện của tim, nhịp tim, co bóp cơ tim là bình thường hay đã tổn thương. Điện tim làm 1 lần mỗi năm
  • Siêu âm tim: thăm dò sự chuyển động của cơ tim và các van tim cũng như kích thước buồng tim và các hoạt động của tim
  • Điện tim gắng sức: giúp thăm dò tình trạng tắc nghẽn động mạch nuôi tim (động mạch vành). Thăm dò này thường làm một điện tim trước, trong và sau gắng sức.
  • Chụp động mạch vành: Thăm dò các vị trí tắc nghẽn động mạch vành và giúp cho quá trình lên kế hoạch điều trị. Bác sỹ sẽ luồn một ống thông nhỏ vào cánh tay hoặc háng của bạn. Đầu ống thông được đưa đến tim hoặc gần động mạch vành. Bác sỹ sẽ đưa một dung dịch đặc biệt được gọi là thuốc cản quang tiêm vào bạn. Sau đó bạn được chụp X quang tim. Hình ảnh này được gọi là chụp động mạch vành. Bác sỹ sẽ quyết định loại thuốc cản quang an toàn cho bệnh nhân suy thận.

BẠN SẼ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ GÌ KHI CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH?

Các loại thuốc được chú ý sử dụng phụ thuộc vào bệnh lý tim mạch của bạn. Điều trị này bao gồm:

  • Thuốc
  • Can thiệp mạch vành để loại bỏ hẹp động mạch
  • Mổ bắc cầu nối động mạch vành: dùng một mạch máu nhân tạo để dẫn máu chảy qua vùng tắc đến vùng động mạch không tắc

Các điều trị bệnh tim mạch cần phải chú ý đặc biệt ở bệnh nhân lọc máu ví dụ như cần phải giảm liều thuốc.

 CÁC ĐIỂM CẦN NHỚ

  • Bệnh lý tim mạch là những bệnh của tim và mạch máu làm giảm bơm máu của tim đến cơ quan và mô
  • Bạn phải đi theo các bước điều trị để duy trì tim và mạch máu khỏe mạnh và duy trì bệnh lý tim mạch không bị tổn thương thêm. Các điều trị này bao gồm theo chế độ ăn, tăng cường vận động, bỏ thuốc lá, giảm căng thẳng
  • Thường xuyên nói chuyện với bác sỹ về các kế hoạch điều trị đặc biệt cho bệnh nhân lọc máu
  • Bệnh nhân lọc máu cần kiểm tra định kỳ:
    • Điện tim
    • Siêu âm tim
  • Nếu cần có thể làm điện tim gắng sức hoặc chụp động mạch vành
  • Nếu bệnh tim đang tiến triển bạn cần có những điều trị đặc biệt. Bạn sẽ nhận được những điều trị giống như bệnh nhân không có bệnh thận; tuy nhiên, một vài điều trị có thể cần thiết bởi bạn là bệnh nhân đặc thù do bạn chạy thận. Các cách điều trị đặc biệt của bạn phụ thuộc vào bệnh lý tim mạch của bạn. Bác sỹ sẽ phải nói chuyện với bạn về kế hoạch điều trị.