Nếu bạn là một người bệnh lọc máu, chế độ dinh dưỡng của bạn là một phần rất quan trọng trong điều trị chạy thận nhân tạo. Trên cơ sở bạn đã nắm được các chế độ ăn đặc biệt cho người chưa chạy thận, bạn nên so sánh và thấy được các điểm khác khi bạn chuyển sang điều trị lọc máu. Phần này chúng tôi giới thiệu cho bạn về những điều quan trọng trong chế độ ăn bao gồm:

  • Ăn đủ và đúng lượng năng lượng và đạm
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Các chất dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn
    • Muối và nước
    • Phospho và canxi
    • Kali
    • Vitamin và khoáng chất
  • Các bệnh lý‎‎ đặc biệt quan trọng cần chú ý trong chế độ ăn
    • Đái tháo đường
    • Ăn chay
  • Làm thế nào để kiểm tra dinh dưỡng của bạn
  • Các phương pháp có thể giúp bạn

Trong bài này chúng tôi xây dựng dựa trên tài liệu chuẩn của NKF KDOQI (hội Thận học hoa kỳ) để giúp bạn có một sức khỏe tốt nhất.

hạn chế muối

CHẾ ĐỘ ĂN ĐÚNG VỀ NĂNG LƯỢNG

Cung cấp một chế độ ăn đủ năng lượng là rất quan trọng cho toàn bộ sức khỏe của bạn và cung cấp năng lượng cho những hoạt động hàng ngày. Năng lượng được lấy từ toàn bộ thức ăn, và nó quan trọng bởi:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể
  • Giúp cơ thể bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Giúp cho cơ thể bạn sử dụng protein để tổng hợp cơ và mô

Bác sỹ ở trung tâm lọc máu của bạn sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho các bữa ăn của bạn để ăn đủ số năng lượng mỗi ngày. Số lượng calo cho bạn phụ thuộc vào từng bữa ăn riêng. Ăn đủ số lượng calo mỗi ngày sẽ giữ cho bạn không giảm cân. Nếu bạn giảm cân, bác sỹ sẽ phải hỏi bạn để thêm đồ ngọt như đường, kẹo, mứt, đường phèn, mật hoặc siro. Các thức ăn cung cấp năng lượng tốt khác là chất béo không no, và dầu thực vật như dầu lạc hoặc ô lưu. Nếu bạn có bệnh đái tháo đường, hãy nói cho bác sỹ về một chế độ ăn an toàn.

LÀM VIỆC VỚI BÁC SỸ

Bạn sẽ cảm thấy lẫn lộn bởi nhiều thông tin mới về bệnh thận và chế độ điều trị. Bạn có lẽ sẽ có nhiều câu hỏi về chế độ ăn. Nhân viên trong đơn vị lọc máu bao gồm bác sỹ sẽ có một khóa học đặc biệt về chế độ ăn suy thận. Bác sỹ sẽ hỏi bạn những câu hỏi va chế độ ăn và giúp bạn lên kế hoạch cho bữa ăn của bạn cho đúng loại và số lượng thức ăn.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

  • Nói chuyện với bác sỹ ở trung tâm lọc máu.
  • Hỏi bác sỹ của bạn để nhận được sự giúp đỡ lên kế hoạch cho các bữa ăn đúng và đủ số lượng calo
  • Ghi nhật kí khi bạn ăn gì mỗi ngày. Đưa cho bác sỹ những thông tin trong nhật ký.
  • Hỏi bác sỹ về cân nặng cần đạt được
  • Bạn phải cân hàng ngày vào mỗi buổi sáng
  • Nếu bạn mất quá nhiều cân, hỏi bác sỹ để cho thêm thức ăn vào chế độ ăn của bạn
  • Nếu bạn tăng cân nhiều nhưng chậm, hãy tiến hành giảm cân một cách an toàn dựa trên lượng calo hàng ngày và tăng hoạt động cơ thể
  • Nếu ạn tăng cân nhanh, lập tức nói với bác sỹ. Tăng cân đột ngột, kèm theo phù, thở nhanh và tăng huyết áp là dấu hiệu của thừa quá nhiều dịch

ĂN ĐÚNG SỐ LƯỢNG PROTEIN

Trước khi lọc máu, bạn có thể có một chế độ ăn hạn chế protein làm thiếu protein trong máu của bạn. Bây giờ khi các bạn đã bắt đầu lọc máu, chế độ ăn của bạn chứa nhiều protein hơn. Cung cấp đủ protein là rất quan trọng cho sức khỏe và tâm hồn của bạn.

Cơ thể của bạn cần đủ protein để:

  • Tạo khối cơ
  • Tân tạo các cơ quan
  • Chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Thức ăn chứa nhiều protein gồm:

  • Thịt tươi
  • Thịt gia cầm (gà, chim…)
  • Trứng
  • Phần nhỏ trong sản phẩm bơ, sữa

Một vài thức ăn giầu protein có chứa phospho, khoáng chất cần phải được khống chế trong chế độ ăn. Bác sỹ sẽ lập kế hoạch cho chế độ ăn đứng và đủ protein cho mỗi bữa ăn của bạn để bạn có một sức khỏe tốt.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

  • Hỏi bác sỹ của bạn để bạn cần bao nhiêu protein hàng ngày
  • Hãy cung cấp thông tin trong nhật kí của bạn cho bác sỹ, và hỏi lại bác sỹ về chế độ ăn đã hợp lí chưa

CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG KHÁC TRONG ĂN UỐNG

MUỐI VÀ NƯỚC

Muối là một khoáng chất có tự nhiên trong thức ăn. Chiếm một số lượng lớn trong các thực phẩm và các thức ăn đã cho thêm muối như là:

  • Các loại gia vị như nước sốt, mắm, hoặc muối tinh
  • Hầu hết các loại thức ăn chế biến sẵn và một vài thức ăn đông lạnh
  • Các loại thịt đã qua sản xuất như thịt lợn muối, xúc xích, thịt lợn đông lạnh
  • Các loại đồ ăn nhanh như bánh quy
  • Các loại súp đóng hộp hoặc bột khô: bột nêm, bột kho, bột chiên…
  • Hầu hết các thức ăn ở nhà hàng và các đồ ăn sẵn khác

Ăn quá nhiều muối làm cho bạn khát và dẫn đến cơ thể bạn tích lũy quá nhiều dịch. Quá thừa muối và dịch có thể dẫn đến:

  • Sưng hoặc phù quanh mắt, tay, chân
  • Tăng cân nhanh
  • Thở nhanh, ngắn
  • Tăng huyết áp
  • Tim bạn phải làm việc nhiều hơn

Do đó, lượng muối cho phép, nhưng lại được quyết định ở chính bạn mới có thể cho một chế độ ăn ít muối hơn. Bạn phải học cách cho gia vị và thức ăn với các loại gia vị và thảo dược thay thế cho muối. Không nên sử dụng chất thay thế muối chứa kali trừ khi được sự cho phép của bác sỹ.

Bác sỹ sẽ giúp đỡ bạn tính toán lượng muối và nước hàng ngày. Nếu tăng cân đột ngột kèm theo các dấu hiệu phù, thở nhanh, tăng huyết áp thì có nghĩa là bạn đang uống quá nhiều nước. Hãy kể lại cho bác sỹ nếu bạn có những vấn đề đó. Kiểm tra cân nặng khi bắt đầu mỗi buổi điều trị đó. Hỏi lại bác sỹ của bạn những phương pháp để giảm lượng muối ăn và nước uống hàng ngày.

DỊCH LÀ GÌ

Dịch là một vài loại thức ăn hoặc đồ uống mà ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Ví dụ như:

  • Đá
  • Đồ uống như café, chè, soda, nước trái cây, nước uống
  • Món tráng miệng đông lạnh như kem, kem que, nước hoa quả loãng
  • Thạch
  • Canh và súp

PHOSPHO VÀ CALCI (bài rối loạn chuyển hóa chất khoáng và xương)

Phospho là một khoáng chất có nhiều trong thức ăn. Các thức ăn chứa nhiều phospho gồm:

  • Các thức ăn sản xuất sẵn như sữa, bơ, sữa chua, kem, lòng lợn
  • Lạc và các sản phẩm của nó
  • Đỗ khô, và các loại đỗ khác như đậu Hà Lan, đôc xay, nghiền…
  • Các loại đâò uống như cacao, bia, cocacola.

Phospho còn được chứa nhiều trong các loại thức ăn như lòng đỏ trứng gà, đồ ăn nhanh, bánh mỳ, và các loại đồ uống khác.

Ăn thức ăn có chứa nhiều phospho sẽ làm tăng phospho trong máu. Lọc máu không thể loại bỏ được phospho. Khi phospho tăng cao trong máu, canxi sẽ được phân hủy từ xương. Theo thời gian, xương của bạn sẽ bị yếu và dễ gẫy. Nồng độ cao phospho máu là nguyên nhân dẫn đến lắng đọng canxi ở tim mạch, cơ, da.

Các bệnh lý đó dẫn đến những vấn đề nguy hiểm như đau xương, tổn thương tim và các cơ quan khác, thiếu máu và ung thư da.

Để giữ phospho máu ở mức độ an toàn, bạn nên hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều phospho, bạn cũng có thể cần một vài loại thuốc được gọi là thuốc gắn phosphat. Thuốc sẽ được dùng trong bữa ăn của bạn.

Canxi là một chất khoáng quan trọng để làm cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên thức ăn chứa nhiều canxi thì lại chứa nhiều phospho. Cách tốt nhất để hạn chế thiếu canxi là hạn chế thức ăn chứa nhiều phospho và dùng thuốc hạ phospho máu. Bác sỹ sẽ kê cho bạn những loại thuốc Vitamin D đặc biệt để duy trì nồng độ canxi và phospho an toàn và cân bằng để phòng ngừa bệnh lý của xương. Không nên sử dụng quá liều Vitamin D trừ khi có chỉ định của bác sỹ.

KALI (xem lại bài kali và chế độ ăn bệnh thận mạn)

Kali là một chất khoáng quan trọng cho hoạt động của tim và cơ và có nhiều trong thức ăn. Quá nhiều kali máu là vô cùng nguy hiểm. Trong lọc máu, bạn cần phải hạn chế thức ăn chứa nhiều kali. Nồng độ kali máu được làm xét nghiệm hàng tháng và bác sỹ sẽ giúp đỡ bạn lập kế hoạch ăn ít kali. Các thức ăn chứa nhiều kali gồm:

  • Hoa quả và rau như chuối, dưa hấu, cam, khoai tây, cà chua, và nước ép hoa quả
  • Sữa và sữa chua
  • Đỗ và các loại đậu
  • Các loại gia vị
  • Các thức ăn giầu protein như thịt lợn, thịt gia cầm, cá

VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG KHÁC (xem lại bài vitamin và bệnh thận mạn)

Rất nhiều thức ăn sẽ cung cấp cho bạn những loại vitamin và khoáng chất hàng ngày. Một chế độ ăn hợp lí, bác sỹ của bạn có thể sẽ phải kê thêm cho bạn vitamin và khoáng chất. Bệnh thận và lọc máu sẽ làm thay đổi số lượng vitamin và khoáng chất của bạn. Hơn nữa, chế độ ăn đặc biệt của bạn làm hạn chế một số loại thức ăn có chứa vitamin và chất khoáng mà bình thường rất quan trọng. Bạn cần hỏi bác sỹ của bạn về các loại vitamin và chất khoáng vì một vài loại rất nguy hiểm cho bệnh nhân lọc máu. Hơn nữa, một vài loại thuốc từ cây cỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất gây hại cho người bệnh lọc máu.

CH ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT

  • CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC BIỆT CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bạn cần có một vài thay đổi cho chế độ ăn đái tháo đường khi bạn phải lọc máu. Bạn nên uống ít sữa và ăn ít các loại rau và hoa quả chứa nhiều kali. Bác sỹ sẽ khuyên bạn có những kế hoạch đặc biệt cho bạn.

  • ĂN CHAY

Hầu hết các loại rau chứa rất ít protein. Ăn đủ calo là đặc biệt quan trọng khi bạn ăn ít protein cho nhu cầu hàng ngày như cơ, ốm đau, chống nhiễm khuẩn. Hãy hỏi bác sỹ của bạn về các loại rau có chứa nhiều protein nhưng chứa ít kali và phospho. Hơn nữa, theo dõi albumin máu định kỳ đối với người ăn chay để đảm bảo rằng bạn đã ăn đủ calo và protein.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM TRA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA BẠN

Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra chế độ ăn của bạn đã đúng hay chưa. Có thể sẽ cần một vài xét nghiệm và nghiệm pháp. Nếu kết quả không như mong đợi, bạn hãy hỏi để làm sao cải thiện chúng.

  • XEM LẠI THỰC TẾ VÀ NHẬT KÝ ĂN UỐNG

Bác sỹ sẽ nói chuyện với bạn về chế độ ăn. Bác sỹ có thể cần những thông tin xem bạn ăn gì mỗi ngày. Nếu bạn không ăn đủ protein, calo, và các chất dinh dưỡng khác, bác sỹ sẽ gợi ‎ cho bạn lựa chọn để cải thiện bữa ăn của bạn. Nhật ký ăn uống là cuốn sổ bạn ghi chép các loại thức ăn, đồ uống mà bạn đã dùng. Nó chứa những thông tin vô cùng hữu ích cho bác sỹ tham khảo và từ đó có tác động thay đổi cho bạn.

  • CÁC XÉT NGHIỆM VỀ PROTEIN
  • Albumin máu:

Albumin máu là một loại protein trong máu. Nồng độ albumin máu được kiểm tra hàng tháng, Nếu quá thấp, có thể bạn đã ăn quá ít protein và năng lượng. Nếu bạn liên tục thấp, bạn có thể đang mắc các bệnh như nhiễm trùng, bệnh gan, bạn cần vào viện để kiểm tra.

  • Các loại nitrogen protein (nPNA):

Đây là một phương pháp khác để kiểm tra nếu bạn không ăn đúng số lượng protein. nPNA được làm ở các khoa xét nghiệm bao gồm cả nước tiểu và máu. nPNA của bạn sẽ giúp bạn kiểm tra cân bằng protein.

  • Các nghiệm pháp kiểm tra sinh lí dinh dưỡng:

Bác sỹ sẽ kiểm tra các dấu hiệu dinh dưỡng của bạn thông qua một loạt các câu hỏi và kiểm tra dự trữ mỡ và cơ của bạn.

Bác sỹ sẽ chú ý:

  • Thay đổi cân nặng
  • Thay đổi tổ chức quanh mặt, tay, bàn tay, chân, vai
  • Các loại thức ăn
  • Các hoạt động và nhu cầu năng lượng
  • Các trở ngại khi ăn uống.
  • Các kiểm tra khác về sức khỏe dinh dưỡng
    • Số lượng các buổi lọc máu:

Mỗi tháng, kiểm tra sử dụng để đánh giá xem bạn có được lọc máu đầy đủ không. Các xét nghiệm của bạn được làm khi bắt đầu và kết thúc lọc máu. Đây là một thông tin quan trọng để đo liều lọc máu của bạn được gọi là Kt/V và URR. Nếu Kt/V thấp là bạn chưa lọc máu đầy đủ. Khi bạn lọc máu đầy đủ, bạn sẽ thấy thoải mái, ngủ ngon, ăn khỏe. Giữ Kt/V cao khi có thể là quan trọng khi lọc máu và tiết kiệm thời gian được quyết định bởi bác sỹ của bạn.

  • Creatinin máu:

Creatinin máu là một sản phẩm trong máu của bạn đánh giá chức năng khối cơ. Nồng độ creatinin máu của bạn tăng lên khi bạn bị suy thận. Nồng độ creatinin thấp dần trong quá trình lọc máu và khi bạn vẫn còn chức năng thận tồn dư. Creatinin sẽ thấp nếu bạn không ăn đủ protein và năng lượng, cũng giống như bạn bị giảm cân. Nếu creatinin của bạn giảm, hãy hỏi bác sỹ của bạn để điều chỉnh chế độ ăn, lọc máu và chức năng thận hợp lí.

Các bước thực hiện:

  • Hỏi bác sỹ kiểm tra những xét nghiệm về sức khỏe dinh dưỡng.
  • Hỏi bác sỹ về mẫu nhật kí ăn uống
  • Nếu kết quả không như mong đợi thì hỏi bác sỹ để cải thiện chế độ ăn