KDIGO 2022 Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng Phòng ngừa, Chẩn đoán, Đánh giá, và Điều trị Viêm gan C trong Bệnh Thận mạn

Dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng, Phó TTK Hội Lọc máu Việt Nam

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ BỆNH NHÂN NHIỄM HCV TRƯỚC VÀ SAU GHÉP THẬN

Nhiễm HCV ở bệnh nhân CKD vẫn có tỷ lệ cao hơn so với cộng đồng chung.214 Dù nhiễm HCV có thể dẫn đến bệnh cầu thận liên quan đến HCV với hậu quả là suy thận,148,215 ứng viên ghép thận có thể nhiễm HCV mắc phải trong đơn vị lọc máu216 hoặc có thể bị nhiễm khi họ nhận một tạng ghép hoặc truyền máu trong thời kỳ trước khi có sàng lọc HCV một cách hệ thống.215,217,218 Do ảnh hưởng xấu của nhiễm HCV cho người nhận thận ghép, đánh giá mức độ nặng của bệnh và sự cần thiết cho điều trị kháng virus là bắt buộc.219-225 Sàng lọc HCV ở ứng viên ghép thận đã được đề cập ở Chương 1.

4.1. Đánh giá và quản lý ứng viên ghép thận theo hướng nhiễm HCV
4.1.1. Chúng tôi khuyến cáo ghép thận là lựa chọn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân CKD G5 bất kể có nhiễm HCV hay không (1A).
4.1.2. Chúng tôi đề nghị rằng toàn bộ ứng viên ghép thận nên được đánh giá mức độ nặng của bệnh gan và sự xuất hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa (nếu được chỉ định) trước khi chấp nhận cho việc ghép thận (2D).
4.1.2.1. Chúng tôi khuyến cáo rằng bệnh nhân nhiễm HCV xơ gan còn bù (không có tăng áp lực tĩnh mạch cửa) thực hiện ghép thận đơn độc và rằng bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa đáng kể trên lâm sàng (chênh áp tĩnh mạch gan ≥ 10 mmHg hoặc bằng chứng của tăng áp lực tính mạch cửa trên chẩn đoán hình ảnh hoặc thăm dò khác) thực hiện ghép gan – thận đồng thời (1B). Điều trị người có tăng áp lực tĩnh mạch của nhẹ đến trung bình nên xác định dựa trên từng ca bệnh.
4.1.2.2 Chúng tôi khuyến cáo giới thiệu bệnh nhân xơ gan mất bù để phối hợp ghép gan – thận (1B) và trì hoãn điều trị  HCV cho đến khi sau ghép (1B).
4.1.3. Thời điểm điều trị HCV trong mối quan hệ với ghép thận (trước hoặc sau) nên dựa trên kiểu người hiến (còn sống so với tử vong), thời gian đợi bởi kiểu người hiến, chính sách đặc biệt của chính phủ về việc sử dụng thận ghép từ người hiến nhiễm HCV, kiểu gen HCV, và mức độ nặng của xơ hóa gan (Không phân độ)
4.1.3.1. Chúng tôi khuyến cáo rằng toàn bộ bệnh nhân nhiễm HCV là ứng viên ghép thận nên cân nhắc liệu trình DAA, trước hoặc sau ghép (1A)
4.1.3.2. Chúng tôi đề nghị rằng ứng viên ghép thận nhiễm HCV với người hiến thận còn sống có thể cân nhắc điều trị trước hoặc thời gian ngắn sau ghép phụ thuộc vào thời gian dự kiến ghép tạng (2B).

GIẢI THÍCH

4.1.1. Chúng tôi khuyến cáo ghép thận là lựa chọn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân CKD G5 bất kể có nhiễm HCV hay không (1A).

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng ghép thận là lựa chọn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận (Bảng Bổ sung S18 và S19). Tỷ lệ sống cao hơn đáng kể ở bệnh nhân CKD G5 được ghép thận so với bệnh nhân vẫn tiếp tục nằm trong danh sách đợi không phân biệt tuổi và/hoặc bệnh đồng mắc.226,227 Giống như cộng đồng không bị nhiễm, ở bệnh nhân nhiễm HCV đã cho thấy rõ ràng rằng tỷ lệ sống thấp hơn đáng kể ở bệnh nhân lọc máu so với các đối tượng ghép thận.221,228–230 Ngoài ra, tiếp cận điều trị HCV bằng phác đồ DAA ở bệnh nhân lọc máu và ghép thận (xem Chương 2) cho phép thanh thải HCV thành công ở gần như toàn bộ bệnh nhân trước hoặc sau ghép. Bệnh nhân đạt được SVR trước ghép không tái phát sau ghép, bất chấp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.231,232 Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc ghép thận bất kể tình trạng nhiễm HCV hay không.

Trước kỷ nguyên điều trị DAA, tỷ lệ sống ở bệnh nhân nhiễm virus HCV máu bền bỉ sau ghép thận kém hơn bệnh nhân ghép thận không nhiễm HCV, 222-224 nhưng vẫn cao hơn so với người vẫn tiếp tục duy trì lọc máu.221,228,229 Tỷ lệ sống của tạng ghép giảm đáng kể ở bệnh nhân ghép thận HCV dương tính so với bệnh nhân HCV âm tính (Bảng Bổ sung S20 và S21)219,222–224,233,234  Mặc dù tiến triển xơ hóa gan ở bệnh nhân ghép thận HCV NAT dương tính là thay đổi, hình thành xơ gan và ung thư tế bào gan (HCC) đã được báo cáo.235-238 HCC thường hình thành chỉ ở bệnh nhân nhiễm HCV xơ hóa gan giai đoạn 3 hoặc 4, giám sát HCC nên được thực hiện nếu xơ hóa gan lan tỏa. Điều quan trọng cần chú ý rằng những mối liên quan trên giữa nhiễm HCV và suy giảm tạng ghép và tỷ lệ sống bệnh nhân được trích ra từ thời kỳ trước khi có sự ra đời của DAA để điều trị HCV.

4.1.2. Chúng tôi đề nghị rằng toàn bộ ứng viên ghép thận nên được đánh giá mức độ nặng của bệnh gan và sự xuất hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa (nếu được chỉ định) trước khi chấp nhận cho việc ghép thận (2D).
4.1.2.1. Chúng tôi khuyến cáo rằng bệnh nhân nhiễm HCV xơ gan còn bù (không có tăng áp lực tĩnh mạch cửa) thực hiện ghép thận đơn độc và rằng bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa đáng kể trên lâm sàng (như chênh áp tĩnh mạch gan ≥ 10 mmHg hoặc bằng chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa trên chẩn đoán hình ảnh hoặc thăm dò khác) thực hiện ghép gan – thận đồng thời (1B). Điều trị người có tăng áp lực tĩnh mạch của nhẹ đến trung bình nên xác định dựa trên từng ca bệnh.
4.1.2.2 Chúng tôi khuyến cáo giới thiệu bệnh nhân xơ gan mất bù để phối hợp ghép gan – thận (1B) và trì hoãn điều trị  HCV cho đến khi sau ghép (1B).

Bệnh nhân HCV NAT dương tính là ứng viên cho ghép thận nên được đánh giá sự xuất hiện của xơ gan sử dụng phương pháp phân loại xơ hóa gan không xâm nhập hoặc ở nơi có thể, sinh thiết gan. Lựa chọn phương pháp đánh giá được thảo luận ở Chương 1. Khi không có giãn tĩnh mạch gan trên nội soi và chênh áp tĩnh mạch cửa dưới 10 mmHg là một đề nghị chẩn đoán xơ gan còn bù.

Ở bệnh nhân xơ gan còn bù mà không có tăng áp tĩnh mạch cửa trên lâm sàng (bệnh nhân với chênh áp tĩnh mạch của ≥10 mmHg hoặc bằng chứng của tăng áp tĩnh mạch của trên chẩn đoán hình ảnh hoặc thăm dò chức năng, ví dụ như cổ trướng, giãn tĩnh mạch thực quản, bàng quang trên hình ảnh),37,239 khuyến cáo ghép thận đơn độc. Thanh thải HCV sẽ làm cho tiến triển bệnh gan dừng lại và có thể hạn chế quá trình xơ hóa gan.240 Nhóm Hội nghị Đồng thuận Ghép Gan – Thận Đồng thời đề xuất rằng phối hợp ghép gan-thận nên được tiến hành nếu bệnh nhân xơ gan mất bù và/hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa nặng.241 Điều trị HCV ở bệnh nhân xơ gan mất bù liên quan với tăng nguy cơ của biến chứng bất lợi, và lợi ích ở bệnh nhân trong danh sách đợi đối với ghép gan, thận động thời được cân đối với những nguy cơ. Nhóm Hợp tác Tăng áp Tĩnh mạch cửa tuyên bố rằng chênh áp tĩnh mạch gan tiên lượng xơ gan mất bù trên lâm sàng ở bệnh nhân xơ hóa gan còn bù.242 Bệnh nhân có xơ gan, bất kể có đạt được SVR hay không, có biến những chứng của gan chính như cổ chướng, bệnh não gan, hoặc giảm trầm trọng chức năng tế bào gan nên được đánh giá ghép gan – thận đồng thời. Thời điểm điều trị kháng virus HCV cho ứng viên ghép gan – thận phối hợp nên được xác định bởi chương trình ghép, công nhận rằng thực hành ghép tạng bao gồm sử dụng tạng từ người hiến nhiễm HCV thay đổi theo từng quốc gia.

4.1.3. Thời điểm điều trị HCV trong mối quan hệ với ghép thận (trước hoặc sau) nên dựa trên kiểu người hiến (còn sống so với  tử vong), thời gian đợi bởi người kiểu người hiến, chính sách đặc biệt của chính phủ về việc sử dụng thận ghép từ người hiến nhiễm HCV, kiểu gen HCV, và mức độ nặng của xơ hóa gan (Không phân độ)
4.1.3.1. Chúng tôi khuyến cáo rằng toàn bộ bệnh nhân nhiễm HCV là ứng viên ghép thận nên cân nhắc liệu trình DAA, hoặc trước hoặc sau ghép (1A)
4.1.3.2. Chúng tôi đề nghị rằng ứng viên ghép thận nhiễm HCV với người hiến thận còn sống có thể cân nhắc điều trị trước hoặc thời gian ngắn sau ghép phụ thuộc vào thời gian dự kiến ghép tạng (2B).

Sử dụng DAA đã làm thay đổi mô hình điều trị HCV trước và sau ghép thận. DAA có thể được sử dụng an toàn ở bệnh nhân lọc máu cũng như người sau ghép thận, với tỷ lệ thanh thải virus (>95%) tương tự như người trong cộng đồng nhiễm HCV (xem Chương 2). Gần đây, những cân nhắc chính là thời điểm điều trị HCV trong mối liên quan với ghép tạng. Các cân nhắc khác cho kế hoạch điều trị bao gồm người hiến còn sống so với tử vong, thời gian đợi bởi kiểu người hiến, chính sách riêng của trung tâm cho việc chấp nhận tạng từ người hiến tử vong nhiễm HCV, và mức độ nặng của xơ hóa gan (Hình 3). Các yếu tố khác như mức độ nhạy cảm của ứng viên và sự ưa thích bệnh nhân có thể được cân nhắc khi lựa chọn thời điểm điều trị. Ở bệnh nhân nhiễm HCV lựa chọn  ghép thận trước khi điều trị DAA, điều trị DAA ở một thời gian sớm sau ghép được đề nghị để nhanh chóng loại bỏ HCV và phòng ngừa các hậu quả không tốt của sự tồn tại virus HCV lâu dài trong máu.

ghép ghan, thận, nhiễm HCV

Hình 3|Chiến lược quản lý ở ứng viên ghép thận nhiễm HCV. “tăng áp lực tĩnh mạch cửa được định nghĩa là chênh áp lực tính mạch gan ≥ 10 mmHg, hoặc bằng chứng tăng áp lực tĩnh mạch của trên chẩn đoán hình ảnh hoặc thâm dò chức năng như cổ chướng, giãn tĩnh mạch thực quản, bàng quang. F0: không có xơ hóa gan, SKLT: ghép gan – thận đồng thời

Ở bệnh nhân xơ gan còn bù mà không có tăng áp lực tĩnh mạch cửa trên lâm sàng, nếu dự kiến ghép thận từ người hiến còn sống mà không cần phải đợi lâu, liệu trình HCV có thể tạm dừng đến khi ghép thận mà không lo lắng cho các tương tác thuốc – thuốc trong phạm vi ghép thận. Nếu ghép thận từ người hiến còn sống bị trì hoãn hơn 24 tuần thì điều trị HCV có thể thực hiện trước hoặc sau ghép; thời gian này sẽ cần 12 tuần điều trị và 12 tuần để đạt được SVR12.

Người nhận thận bị nhiễm HCV và xơ gan còn bù mà không có tăng áp lực tĩnh mạch cửa trên lâm sàng, và người nằm trong danh sách đợi ghép thận từ người hiến tử vong ở một trung tâm nơi mà thận được lấy từ người hiến bị nhiễm HCV là sẵn có và thời gian đợi không nhiều, có thể trì hoãn điều trị kháng virus để cho phép nhận tạng từ người hiến bị nhiễm HCV. Quyết định này nên được tạo ra với một tư vấn của chuyên gia bệnh gan để đảm bảo bệnh nhân không tăng nguy cơ tiến triển của bệnh gan khi trì hoãn điều trị.243 Tuy nhiên, bệnh nhân cần cung cấp thông tin đồng ý nhận thận từ người hiến nhiễm HCV (ngay cả chấp nhận nguy cơ bị nhiễm). Chú ý, mặc dù ở một số vùng miền nơi thận được lấy từ người hiến bị nhiễm HCV được ghép vào người nhận không bị nhiễm, sử dụng tăng lên của thận từ người hiến bị nhiễm đã làm giảm bớt thời gian chờ đợi trước đó rằng người nhận HCV dương tính nhận thận từ người hiến nhiễm HCV có thể có.244 Ngược lại, khi thời gian kỳ vọng cho việc đợi thận ghép từ người hiến nhiễm HCV kéo dài, bệnh nhân nên được điều trị HCV trước khi ghép thận.

Giám sát HCC hai năm 1 lần đã được chỉ định ở bất kỳ bệnh nhân xơ gan nào, bất kể nguyên nhân. Đánh giá các biến chứng của xơ gan được chỉ định bất kể bệnh nhân đó có được điều trị kháng virus hay không.

4.2. Sử dụng thận từ người hiến nhiễm HCV
4.2.1. Chúng tôi khuyến cáo rằng toàn bộ người hiến được sàng lọc nhiễm HCV với cả xét nghiệm miễn dịch và NAT (nếu NAT là sẵn có) (1A).
4.2.2. Sau khi đánh giá xơ hóa gan, người hiến thận còn sống nhiễm HCV không có xơ gan nên thực hiện điều trị trước khi hiến nếu người nhận không bị nhiễm HCV; họ có thể được chấp nhận cho việc hiến nếu đáp ứng virus bền vững (SVR) và vẫn còn đủ điều kiện khác để trở thành người hiến (Không phân độ).
4.2.3. Chúng tôi khuyến cáo rằng thận từ người hiến nhiễm HCV được cân nhắc bất kể tình trạng nhiễm HCV của người nhận thận ghép (1C).
4.2.4. Khi ghép thận từ người hiến nhiễm HCV vào người nhận không bị nhiễm HCV, các trung tâm ghép tạng phải đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được giáo dục và được tham gia vào cuộc thảo luận với đầy đủ thông tin để cung cấp một sự đồng ý rõ ràng. Bệnh nhân nên được thông báo về các nguy cơ và lợi ích của ghép với thận bị nhiễm HCV, bao gồm sử dụng liệu trình DAA (Không phân độ).
4.2.5. Khi ghép thận từ người hiến nhiễm HCV vào ngươi nhận không bị nhiễm HCV, các trung tâm ghép tạng nên thông báo về khả năng sẵn có của các thuốc DAA cho việc bắt đầu điều trị sớm sau giai đoạn ghép thận (Không phân độ)

GIẢI THÍCH

4.2.1. Chúng tôi khuyến cáo rằng toàn bộ người hiến được sàng lọc nhiễm HCV với cả xét nghiệm miễn dịch và NAT (nếu NAT là sẵn có) (1A).

Năm 1991, Pereira và cộng sự đã chứng minh rằng HCV lây truyền qua ghép tạng.218 Nhiều kinh nghiệm đã được công bố sau lần mô tả đầu tiên trong ghép thận từ người hiến HCV RNA dương tính đã chứng thực rõ ràng lây truyền HCV qua tạng ghép.245 Với nhiều lý do, các quy trình và hướng dẫn ghép tạng quốc tế đã khuyến cáo mạnh mẽ rằng toàn bộ người hiến tạng nên được kiểm tra nhiễm HCV.31,246

Chẩn đoán nhiễm HCV ở người hiến tạng bị nghi ngờ khi anti-HCV được phát hiện bởi xét nghiệm hấp phụ miễn dịch liên kết enzyme.31,246 Nếu xét nghiệm HCV NAT có sẵn, toàn bộ người hiến tử vong nên được xét nghiệm HCV NAT trước khi thực hiện hiến tạng, và lý tưởng là ngay trước khi tạng được ghép cho người nhận. Các tạng từ người hiến anti-HCV dương tính với NAT âm tính có thể được sử dụng mà không làm tăng nguy cơ lây nhiễm247,248 cho dù vẫn nên tiến hành xét nghiệm NAT sau ghép cho người nhận để xác nhận không có lây nhiễm HCV.

4.2.2. Sau khi đánh giá xơ hóa gan, người hiến thận còn sống nhiễm HCV không có xơ gan nên thực hiện điều trị trước khi hiến nếu người nhận không bị nhiễm HCV; họ có thể được chấp nhận cho việc hiến nếu đáp ứng virus bền vững (SVR) và vẫn còn đủ điều kiện khác để trở thành người hiến (Không phân độ).

Người hiến thận còn sống nhiễm HCV nên được điều trị HCV như người ở cộng đồng chung và xơ hóa gan nên được đánh giá (xem Chương 2). Chức năng thận và protein niệu nên được theo dõi trong và sau điều trị DAA. Khi không có xơ hóa gan nặng, hoặc bằng chứng bệnh thận, hiến thận là khả thi. Nếu cả người hiến và người nhận nhiễm HCV, người ta có thể trì hoãn điều trị cho người hiến nếu thời điểm ghép là có ích cho người nhận (như tránh lọc máu ở một người nhận với đường vào mạch máu hạn chế), với tổn hại cho người hiến là tối thiểu. Nếu người nhận không nhiễm HCV, điều trị cho người hiến nên tiến hành trước ghép với thời gian tối thiểu để giảm thiểu nguy cơ cho người nhận và tránh việc thêm chi phí cho điều trị cả 2 đối tượng người hiến và người nhận.

4.2.3. Chúng tôi khuyến cáo rằng thận từ người hiến nhiễm HCV được cân nhắc bất kể tình trạng nhiễm HCV của người nhận thận ghép (1C).
4.2.4. Khi ghép thận từ người hiến nhiễm HCV vào người nhận không bị nhiễm HCV, các trung tâm ghép tạng phải đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được giáo dục và được tham gia vào cuộc thảo luận với đầy đủ thông tin để cung cấp một sự đồng ý rõ ràng. Bệnh nhân nên được thông báo về các nguy cơ và lợi ích của ghép với thận bị nhiễm HCV, bao gồm sử dụng liệu trình DAA (Không phân độ).
4.2.5. Khi ghép thận từ người hiến nhiễm HCV vào ngươi nhận không bị nhiễm HCV, các trung tâm ghép tạng nên thông báo về khả năng sẵn có của các thuốc DAA cho việc bắt đầu điều trị sớm sau giai đoạn ghép thận (Không phân độ)

Trước năm 2014, thận từ người hiến nhiễm HCV chỉ được ghép duy nhất cho người nhận nhiễm HCV. Điều này là do lựa chọn để hạn chế lây nhiễm HCV, bất chấp tăng nguy cơ tử vong và mất tạng ghép so với người nhận thận từ người hiến không bị nhiễm HCV.249 Tuy nhiên, với sự đột phá của liệu trình DAA, và do sự tăng lên số lượng người hiến tử vong nhiễm HCV ở nhiều nơi trên thế giới do việc sử dụng ma túy, ghép thận từ người hiến nhiễm HCV cho người nhận không nhiễm HCV đã tăng nhanh.

Hai nghiên cứu tiến cứu đầu tiên về ghép thận từ người hiến nhiễm HCV cho người nhận không nhiễm HCV vào năm 2017250 và 2018251, với 10 đối tượng nghiên cứu. Thử nghiệm THINKER với người hiến nhiễm HCV GT1 và 4 và bắt đầu DAA 3 ngày sau ghép, và thử nghiệm EXPANDER ghép thận từ người hiến với kiểu gen bất kỳ và bắt đầu điều trị DAA ngay trước khi phẫu thuật; ở cả hai thử nghiệm, toàn bộ bệnh nhân không còn HCV (SVR12).250-252 Khi bắt đầu công bố, có nhiều nghiên cứu công bố trên tính an toàn và hiệu quả của ghép thận từ người hiến nhiễm HCV cho người nhận không nhiễm HCV (Bảng Bổ sung S22). Các nghiên cứu đó có nhiều là từ các thử nghiệm tiến cứu với sự chấp thuận của hội đồng, và đăng ký ở clinicaltrials.gov, xác nhận các kết quả và các biến cố bất lợi, đến các quy trình trung tâm “tiêu chuẩn điều trị” với việc thu thập các dữ liệu hồi cứu. Các nghiên cứu đã công bố sử dụng rất nhiều phác đồ DAA khác nhau, thời điểm bắt đầu điều trị DAA khác nhau (trong khoảng từ trước ghép đến >90 ngày sau ghép), và thời gian điều trị khác nhau (trong khoảng từ thời gian rất ngắn [như 4 ngày] đến thời gian đầy đủ [12 tuần]; Bảng Bổ sung S22).

Có 16 nghiên cứu đã công bố với ít nhất 10 đối tượng tham gia lấy thận từ người hiến nhiễm HCV ghép cho người nhận không bị nhiễm HCV. Ở 525 bệnh nhân không bị nhiễm HCV được ghép thận từ người hiến nhiễm HCV, sau đó được điều trị DAA, toàn bộ là không có HCV (SVR 12 tuần sau ghép hoặc SVR12) có tỷ lệ là 97.7% (95% CI: 96.3%– 98.8%). Các kết quả sau ghép là tuyệt vời với tỷ lệ sống bệnh nhân và tạng ghép 1 năm là 98% (Bảng Bổ sung S23). Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết là không so sánh, báo cáo kết quả thường không rõ ràng, sức mạnh bằng chứng trong ước tính kết quả thường thấp. Các biến chứng gan đã được báo cáo là hiếm, mặc dù các nghiên cứu hồi cứu không chính thức xác định các biến cố bất lợi và biến cố bất lợi nghiêm trọng, và/hoặc định nghĩa riêng các tổn thương gan. Trong 12 nghiên cứu (n=457 có báo cáo tổn thương gan), có 3 trường hợp xơ hóa gan ứ mật, và toàn bộ xảy ra ở bệnh nhân điều trị DAA sau ghép thận từ 30 ngày trở lên. Các biến chứng đã được báo cáo khác được chỉ ra trong Bảng Bổ sung S22, nhưng về tổng thể, là phù hợp với những gì được kỳ vọng ở người nhận thận ghép.

Dữ liệu công bố trên ghép thận từ người hiến nhiễm HCV cho người nhận không bị nhiễm HCV đã chứng minh rằng thực hành có thể liên quan với tỷ lệ thải sạch HCV cân bằng với nhiễm HCV mạn, với kết quả sau ghép 1 năm là tuyệt vời.244,252 Các dữ liệu đó chứng minh rằng thận từ người hiến nhiễm HCV có thể được cung cấp đến người nhận bất kể tình trạng HCV, đã hỗ trợ rằng luật và quy định của các quốc gia hoặc vùng miền cho phép thực hành này. Tuy nhiên, khuyến cáo này liên quan với một vài điểm đáng lưu ý. Đầu tiên, dữ liệu đã công bố với kết quả mục tiêu có thời gian ngắn, và dữ liệu ngoài phạm vi 1 năm là khá hạn chế. Một nghiên cứu gần đây đã công bố sau tổng hợp nghiên cứu hướng dẫn hệ thống của chúng tôi đã báo cáo rằng tỷ lệ sống 5 năm trung bình không có sự khác biệt thống kê ở người hiến HCV RNA dương tính so với người không dương tính.252a Thứ hai, có những báo cáo về cytomegalovirus và BK viremia ở người nhận không bị nhiễm HCV nhận thận từ người hiến nhiễm HCV,253 và điều này cần được nghiên cứu ở mô hình nghiên cứu tiến cứu với sự so sánh cẩn trọng. Thứ 3, toàn bộ bệnh nhân không nhiễm HCV được tham gia giáo dục về nguy cơ và không biết được ghép thận từ người hiến nhiễm HCV, cùng với một quá trình thông tin chấp nhận, phải là một phần của bất kỳ quy trình mà bao gồm cả ghép thận từ người hiến nhiễm HCV cho người nhận không bị nhiễm HCV.254 Bởi vì các ca bệnh đã báo cáo viêm gan xơ hóa ứ mật xảy ra khi bắt đầu trì hoãn điều trị (hai trong những ca bệnh đó được điều trị sau ghép sau hơn 80 ngày), điều trị DAA nên được bắt đầu sớm nhất có thể. Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu để xác thực thời gian bắt đầu điều trị DAA (như trước khi ghép so với 3 ngày, so với 7 ngày, so với 28 ngày sau ghép). Nhưng do khả năng trì hoãn và/hoặc từ chối điều trị DAA ghi trên nhãn sử dụng trong bối cảnh ghép thận từ người hiến nhiễm HCV cho người nhận không bị nhiễm HCV, điều quan trọng là bất kỳ trung tâm nào tiến hành ghép thận như trên cần có một kế hoạch để đảm bảo bệnh nhân có thể được điều trị trong bối cảnh từ chối của bảo hiểm, hoặc trì hoãn có thể dấn đến tổn thương gan hoặc thận liên quan đến HCV.255-257 Cuối cùng, dù có nhiều thử nghiệm với thời gian điều trị rất ngắn (như một tuần hoặc thấp hơn), cần nhiều hơn dữ liệu để xác thực liệu thời gian điều trị đó có liên quan đến thải sạch HCV hay không, và ở thời điểm này, khuyến cáo rằng bệnh nhân nên có thời gian điều trị DAA đầy đủ như đã được đề nghị bởi hướng dẫn của AASLD/IDSA.

4.3 Sử dụng các phác đồ ức chế miễn dịch duy trì
4.3.1. Chúng tôi khuyến cáo rằng người nhận thận ghép được điều trị DAA nên được đánh giá sự cần thiết cho điều chỉnh liều của các thuốc ức chế miễn dịch sử dụng đồng thời (1C)

GIẢI THÍCH

DAA hiệu quả cao và mức độ ức chế miễn dịch không liên quan với giảm khả năng thanh thải HCV. DAA hoạt tính trực tiến lên cơ chế khuếch đại của virus, đối lập với IFN, ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch của bản thân bệnh nhân. Mối lo lắng chính liên quan đến ức chế miễn dịch và điều trị HCV là tương tác giữa các DAA và ức chế miễn dịch sau ghép. Tương tác chính giữa cyclosporin và DAA.258 Sử dụng đồng thời CNI và DAA yêu cầu theo dõi chặt chẽ và giảm liều một số DAA mà có thể làm tăng nồng độ thuốc ức chế miễn dịch lên nhiều lần.258 Các ví dụ bao gồm ombitasvir/paritaprevir với dasabuvir. Ngoài ra, nồng độ DAA có thể tăng do sử dụng cyclosporin, với trường hợp GLE/PIB, và phác đồ DAA này có thể tăng nồng độ tacrolimus, bắt buộc theo dõi chặt chẽ nồng độ tacrolimus. Những chi tiết thêm có thể tìm thấy trong phần Tương tác Thuốc – Thuốc ở Chương 2, và người đọc nên tìm lời khuyên trong phần tư vấn của website Tương tác Thuốc Viêm gan từ Trường Đại học Liverpool (http://www.hep-druginteractions.org) hoặc hướng dẫn AASLD/EAASL để có hướng dẫn sau cùng.87,89

4.4. Quản lý các biến chứng liên quan đến HCV ở người nhận thận ghép
4.4.1. Chúng tôi đề nghị rằng bệnh nhân bị nhiễm HCV từ trước đã đạt được SVR trước khi thực hiện ghép thận được xét nghiệm bằng NAT 3 tháng sau ghép hoặc nếu có suy chức năng gan (2D).
4.4.2. Người nhận thận ghép có xơ gan nên được theo dõi bệnh gan giống như bệnh nhân không ghép, như đã được chỉ ra trong hướng dẫn của Hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) (Không phân độ)
4.4.3. Người nhận thận ghép nhiễm HCV nên được xét nghiệm protein niệu ít nhất mỗi 6 tháng (Không phân độ)
4.4.3.1. Chúng tôi đề nghị rằng bệnh nhân hình thành protein niệu mới (tỷ lệ protein – creatinin >1 g/g hoặc protein niệu 24 giờ >1g ở từ hai mẫu xét nghiệm trở lên) được sinh thiết gan với phân tích miễn dịch huỳnh quang và kính hiểm vi điện từ (2D).
4.4.4. Chúng tôi khuyến cáo điều trị với phác đồ DAA ở bệnh nhân bệnh cầu thận liên quan đến HCV (1D).

GIẢI THÍCH

4.4.1. Chúng tôi đề nghị rằng bệnh nhân bị nhiễm HCV từ trước đã đạt được SVR trước khi thực hiện ghép thận được xét nghiệm bằng NAT 3 tháng sau ghép hoặc nếu có suy chức năng gan (2D).

Các kết quả ghép thận ở bệnh nhân có HCV mà không có xơ hóa gan lan tỏa được điều trị thành công trước ghép nên cân bằng với người nhận không bị nhiễm. Với đạt được SVR12, tái phát virus dường như không cao, dù vậy người nhận thận ghép có suy chức năng gan không giải thích được nên thực hiện xét nghiệm HCV như một phần của chẩn đoán thường quy để loại trừ tái phát HCV.

4.4.2. Người nhận thận ghép có xơ gan nên được theo dõi bệnh gan giống như bệnh nhân không ghép, như đã được chỉ ra trong hướng dẫn của Hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) (Không phân độ)

Người nhận thận ghép chẩn đoán xơ gan yêu cầu điều tra các biến chứng bệnh gan của họ, như là HCC, như đã được chỉ ra trong hướng dẫn của AASLD/EASL trên quản lý xơ gan ở cộng đồng chung, khi mà bệnh gan mạn là một nguyên nhân đáng kể của tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở người nhận thận ghép.260

4.4.3. Người nhận thận ghép nhiễm HCV nên được xét nghiệm protein niệu ít nhất mỗi 6 tháng (Không phân độ)
4.4.3.1. Chúng tôi đề nghị rằng bệnh nhân hình thành protein niệu mới (tỷ lệ protein – creatinin >1 g/g hoặc protein niệu 24 giờ >1g ở từ hai mẫu xét nghiệm trở lên) được sinh thiết gan với phân tích miễn dịch huỳnh quang và kính hiểm vi điện từ (2D).
4.4.4. Chúng tôi khuyến cáo điều trị với phác đồ DAA ở bệnh nhân bệnh cầu thận liên quan đến HCV (1D).

Nhiễm HCV đã được báo cáo là một nguy cơ cho hình thành protein niệu ở người nhận thận ghép.261 Nhiều loại tổn thương cầu thận khác nhau đã được mô tả sau ghép thận ở bệnh nhân HCV NAT dương tính bao gồm MPGN cyoglobulin máu hoặc không cryoglobuline máu tái phát hoặc mới mắc,262 bệnh vi mạch huyết khối liên quan đến anti-cardiolipin,215 và bệnh cầu thận mạn thận ghép.265 MPGN và bệnh thận màng là hai tổn thương gặp nhiều nhất liên quan đến HCV. Triệu chứng phổ biến nhất là protein niệu có hoặc không có đái máu vi thể, hoặc hội chứng thận hư. Cơ chế bệnh sinh MPGN dường như liên quan đến lắng đọng các phức hợp miễn dịch chứa HCV RNA trên cầu thận.31

Sau khi bệnh nhân HCV NAT dương tính được ghép thận, các nhà lâm sàng nên sàng lọc protein niệu và hồng cầu niệu vi thể, cho dù các dữ liệu đã không khuyến cáo thời gian cụ thể. Những trường hợp tỷ lệ protein-creatinin >1 g/g hoặc protein niệu 24 giờ lớn hơn 1g ở hai mẫu xét nghiệm trở lên, sinh thiết thận ghép được chỉ định. Các đánh giá bệnh lý bao gồm miễn dịch huỳnh quang và kính hiểm vi điện tử. Ở trường hợp nghi ngờ bệnh cầu thận thận ghép, kính hiểm vi điện tử là bắt buộc để chẩn đoán phân biệt với MPGN liên quan đến HCV.215,265

Với bệnh cầu thận liên quan đến HCV, điều trị DAA được chỉ định.266-275 Ở MPGN cryoglobuline máu liên quan HCV nặng, ngoài điều trị DAA, rituximab và, nhiều trường hợp, lọc huyết tương được cân nhắc.215 Nội dụng này sẽ được thảo luận ở Chương 5.

NGHIÊN CỨU KHUYẾN CÁO

– Thời điểm tối ưu của điều trị kháng virus ở ứng viên ghép thận nên được làm rõ. Bời thời điểm để ghép thận từ người hiến tử vong không thể dự đoán trước, trì hoãn điều trị làm cho nguy cơ mạch máu, chuyển hóa, và bệnh ác tính cũng như nguy cơ tương tác thuốc – thuốc với CNI cao hơn sau khi ghép. Khi đó, điều trị trước ghép có thể phù hợp. Tuy nhiên, ở nhiều vùng miền nơi tỷ lệ người hiến anti-HCV dương tính là cao, điều trị sau ghép thận nên được cân nhắc.

– Các nghiên cứu trong tương lai cần thiết để xác định kết quả lâu dài của ghép thận HCV vào người nhận không nhiễm HCV. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đang tài trợ cho một thử nghiệm đa trung tâm của ghép thận từ người hiến nhiễm HCV cho người nhận không nhiễm HCV (NCT04075916) mà đã bắt đầu từ ngày 15 tháng 4 năm 2021 với mục đích chỉ ra nhiều khoảng trống hiểu biết gồm: (i) tỷ lệ thanh thải HCV với độ chính xác cao; (ii) chức năng thận sau ghép sau một thời gian dài; (iii) lợi ích tỷ lệ sống chấp nhận được với ghép thận từ người hiến nhiễm HCV; (iv) nguy cơ bệnh cytomegalovirus so với các đối tượng so sánh phù hợp; và (v) bằng chứng của bệnh thận mạn ở thận từ người hiến nhiễm HCV so với người so sánh phù hợp.

– Các nghiên cứu trong tương lai cần để xác định thởi điểm ưu tiên của điều trị DAA sau ghép với người hiến nhiễm HCV, bao gồm đánh giá lợi ích của điều trị DAA sớm (xung quanh ghép hoặc ngay sau ghép) và nguy cơ của trì hoãn điều trị (như ngoài phạm vi 4 tuần sau ghép). Điều này cho phép cân nhắc tốt hơn về trì hoãn điều trị DAA bao lâu là an toàn.

– Nhiều dữ liệu nhiều hơn là cần thiết về tính an toàn và hiệu qủa của điều trị DAA thời gian ngắn, bao gồm khả năng phòng ngừa của HCV.267 Những nghiên cứu đó nên bao gồm kiểm tra hậu cần của các phác đồ thực hiện trong thực hành chăm sóc tiêu chuẩn.

Nội dung trước Trở lại mục lục Nội dung tiếp theo