Trong bài này sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi thường gặp về sự càn thiết của sắt trong điều trị thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu

Bạn rất dễ thiếu máu khi bạn mắc bệnh thận mạn. Thiếu máu xảy ra khi bạn không đủ số lượng hồng cầu. Trong bệnh thận mạn tính, thận không thể sản xuất đủ hormon là erthropoietin (ê-ri-tờ-rô-pô-i-ê-tin), bạn sẽ sản xuất hồng cầu thấp hơn và thiếu máu tiến triển. Trong bệnh thận, thiếu máu có thể xuất hiện trước khi bạn suy thận, và nhìn chung hay gặp ở bệnh nhân lọc máu.

SẮT VÀ LỌC MÁU

LÀM THẾ NÀO TÔI BIẾT TÔI ĐANG THIẾU MÁU?

Không phải ai cũng có triệu chứng của thiếu máu, thiếu máu có thể gây ra:

  • Ít năng lượng cho các hoạt động hàng ngày
  • Bạn trông nhợt nhạt
  • Mệt mỏi và yếu
  • Bạn dễ bị kích thích
  • Móng tay trắng nhợt
  • Không còn ham muốn thể thao
  • Bạn ăn không ngon miệng
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Ngủ không ngon giấc
  • Thở nhanh
  • Thường suy nghĩ miên man
  • Tim đập nhanh
  • Thấy suy nhược và chán nản
  • Hội chứng vận động chân không ngừng – thấy thần kinh ở chân bứt dứt.

THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT LÀ GÌ ?

Thiếu máu do thiếu sắt là bạn thiếu máu có nguyên nhân do cơ thể bạn có ít sắt. Sắt rất quan trọng. Là một chất khoáng cấu tạo hemoglobin (hê-mô-gờ-lô-bin) của hồng cầu. Khi không đủ sắt, hồng cầu không đủ hemoglobin để vận chuyển oxy.

NGUYÊN NHÂN GÌ GÂY THIẾU SẮT?

Sắt có trong thức ăn, và thức ăn là nguồn cung cấp sắt chủ yếu. Sau nguyên nhân không đủ sắt trong chế độ ăn, nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt là:

  • Mất máu do chấn thương, phẫu thuật, ung thư dạ dầy, ung thư thận, bàng quang, ung thư hoặc polyp ruột hoặc nguyên nhân khác.
  • Nhiễm trùng hoặc viêm trong cơ thể bạn.
  • Các bệnh lý ở ruột khiến bạn không thể hấp thu sắt.

NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU LÀ GÌ?

  • Quá ít vitamin B12 và acid folic
  • Các bệnh lý như bệnh thận, gan, luput hoặc ung thư
  • Bệnh tổn thương và phá hủy hồng càu như tan máu
  • Bệnh thiếu máu vốn có của bệnh thận

CÓ PHẢI NGƯỜI BỆNH LỌC MÁU CÓ NGUY CƠ THIẾU SẮT?

Đúng. Người bệnh lọc máu cần bổ xung sắt bởi:

  • Thiếu sắt trong chế độ ăn: Thức ăn giầu sắt như thịt, đậu lại bị hạn chế tro ng chế độ ăn của người lọc máu. Không ăn đủ thức ăn giầu sắt, bạn sẽ có nhiều nguy cơ thiếu sắt. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về những loại thức ăn giầu sắt.
  • Mất máu trong khi lọc máu: mỗi buổi điều trị lọc máu bạn thường mất

     một lượng máu nhỏ trong quả lọc (Thận nhân tạo). Và nó là nguyên nhân bạn mất sắt.

Trong thực tế, khi bạn lọc máu, để điều trị thiếu máu cho bạn thành công cần bổ xung thêm sắt. Nhưng để điều trị thiếu máu một cách hoàn hảo cần phải lên kế hoạch cho bạn. Hemoglobin của bạn 

cần phải được kiểm tra định kỳ và theo dõi thường xuyên để giúp cho quá trình điều trị cho bạn.

Xét nghiệm sắt phải được làm bởi nó cho biết cơ thể bạn có đủ hemoglobin và duy trì ục tiêu điều trị cho bạn.

XÉT NGHIỆM VỀ SẮT ĐƯỢC LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Hai xét nghiệm quan trọng chỉ cho bạn có đủ sắt hay không là transferrin (tờ-răng-phe-rin) bão hòa (TSAT) và ferritin (phe-ri-tin).

  • TSAT của bạn ít nhất là 20%
  • Ferritin ít nhất là 100 ng/ml nếu bạn lọc màng bụng và 200 ng/ml nếu bạn là bệnh nhân thận nhân tạo.

Xét nghiệm sắt nên được làm hàng tháng cho đến khi bạn đạt được mục tiêu điều trị. Sau đó, bạn nên làm sau mỗi ba tháng.

THIẾU MÁU ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị thiếu máu phụ thuộc trên những nguyên nhân chính xác gây ra thiếu máu của bạn. Nếu bạn thiếu máu do bệnh thận, bạn cần phải điều trị với:

  • Một loại thuốc được gọi là erthropoietin tái tổ hợp (ESAs) hay thường được gọi là thuốc tăng hồng cầu

Thuốc tăng hồng cầu giúp cho cơ thể bạn sản sinh ra hồng cầu. Thuốc thường đượ dùng đường tiêm dưới da trong phòng bệnh.

  • Bổ xung thê sắt:

Cơ thể của bạn cần một lượng sắt để sản xuất hồng cầu – đặc biệt khi bạn đang dùng thuốc tăng hồng cầu. Nếu bạn không ó đủ sắt, thuốc tăng hồng cầu sẽ không có hiệu quả tốt. Sắt có thể đưa vào đường uống hoặc tốt nhất dùng đường tiêm tĩnh mạch. Khi bạn điều trị thuốc tăng hồng cầu, bổ xung sắt nhằm:

  • phòng ngừa thiếu sắt
  • giảm thuốc tăng hồng cầu
  • giữ hemoglobin ở mục tiêu điều trị (11 – 12)

 Bạn sẽ thấy lạ khi dùng quá nhiều sắt. Sử dụng thuốc tăng hồng cầu là giảm dự trữ sắt. Bạn cần kiể tra lượng sắt thường xuyên để đả bảo đúng so với loại lọc máu của bạn. Số lượng sắt bổ sung cho bạn phụ thuộcvaof bạn đang lọc máu như thế nào.

  • Nếu bạn đang lọc màng bụng, bổ xung sắt có thể:
    • Cung cấp bằng đường uống
    • Tiêm qua tĩnh mạch
  • Nếu bạn đang điều trị bằng thận nhân tạo, cách tốt nhất là tiêm qua đường máu trong khi bạn đang lọc máu

LÀM THẾ NÀO TÔI BIẾT NẾU THIẾU MÁU ĐƯỢC CẢI THIỆN?

Nhìn chung bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có thể tiến hành các hoạt động hàng ngày. Đội lọc máu của bạn sẽ xét nghiệm kiểm tra hemoglobin, ferritin, transferrin bão hòa và có thể xét nghiệ định kỳ. Các chỉ số xét nghiệm đó sẽ chỉ cho bác sỹ phải là gì. Liều thuốc tăng hồng cầu và sắt có thể thay đổi phụ thuộc vào đáp ứng điều trị của bạn.

Nếu bạn đang nhập viện, liệu trình điều tri thiếu máu của bạn cần tiếp tục duy trì.

SẮT TIÊM TĨNH MẠCH CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Sắt tiêm tĩnh mạch khá an toàn. Để chắc chắn hãy hỏi bác sỹ của bạn về thuốc. Hãy nói chuyện với bác sỹ về các tác dụng phụ của thuốc. Một vài trường hợp hiếm xảy ra các phản ứng với sắt timm. Các phản ứng đó bao gồm tụt huyết áp, buồn nôn, nôn, co giật. các phản ứng phản vệ là rất hiếm.

TẠI SAO ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU LẠI QUAN TRỌNG?

Thiếu máu dẫn đến nhưng bệnh lý nghiêm trọng như các bệnh về tim. Điều trị thiếu máu quan trọng bởi:

  • Bạn sẽ thấy nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động hàng ngày
  • Chất lượng cuộc sống cải thiện tốt hơn
  • Bạn sẽ cải thiện các bài tập luyện
  • Bạn sẽ ít có nguy cơ bệnh tim

BSCKI Nguyễn Thanh Hùng