DỊCH TỄ HỌC VIÊM GAN VIRUS C TRONG THẬN NHÂN TẠO – US-CDC 2001
Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam
Hiện nay, đã có hướng dẫn mới nhất về của KDOQI 2022 Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng Phòng ngừa, Chẩn đoán, Đánh giá và Điều trị viêm gan virus C trong Bệnh thận mạn. Bạn đọc nên cập nhật để có thông tin chi tiết nhất. Chúng tôi vẫn giữ nguyên toàn văn của CDC 2001 này với mục đích tôn trọng bản hướng dẫn này.
2. Nhiễm viêm gan virus C
2.1. Dịch tễ học
2.1.1. Tỷ lệ phát sinh và tỷ lệ lưu hành
Chỉ có một lượng dữ liệu hạn chế trên tỷ lệ phát sinh của nhiễm HCV ở bệnh nhân thận nhân tạo mạn. Trong những năm 1982 đến năm 1997, tỷ lệ phát sinh viêm gan không A, không B ở bệnh nhân đã báo cáo đến hệ thống giám sát quốc gia của CDC giảm từ 1.7% xuống 0.2% (18). Sự thay đổi của tỷ lệ này là không rõ ràng bởi nhiều khó khăn trong chẩn đoán viêm gan không A, không B và có thể do sự biến thiên của tiêu chuẩn chẩn đoán bởi các trung tâm lọc máu khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng giảm có thể giải thích một phần bằng giảm tỷ lệ truyền máu liên quan đến bệnh sau năm 1985 (107, 108).
Từ năm 1992 – 1999, dữ liệu giám sát quốc gia đã chỉ ra rằng một phân trung tâm tiến hành xét nghiệm anti-HCV cho bệnh nhân tăng từ 22% đến 56% (18) (CDC, dữ liệu không công bố, 2001). Năm 1999, tỷ lệ chung toàn quốc anti-HCV là 8.9%, với một vài trung tâm báo cáo tỷ lệ lưu hành trên 40% (CDC, dữ liệu không công bố, 2001). Các nghiên cứu khác của bệnh nhân thận nhân tạo tại Hoa Kỳ đã báo cáo tỷ lệ lưu hành anti-HCV là 10% đến 36% ở người lớn (109, 111, 112) và 18.5% ở trẻ em (113).
2.1.2. Đường lây truyền
HCV lây truyền nhiều nhất bằng phơi nhiễm qua da trực tiếp với máu lây nhiễm, và giống như HBV, người nhiễm mạn là trung tâm dịch tễ học của lây truyền HCV. Các yếu tố nguy cơ liên quan với nhiễm HCV ở bệnh nhân thận nhân tạo bao gồm tiền sử truyền máu, thể tích máu truyền, số năm lọc máu (114). Số năm lọc máu là một yếu tố nguy cơ độc lập chính liên quan với tỷ lệ nhiễm HCV cao hơn. Khi thời gian lọc máu của bệnh nhân tăng, tỷ lệ lưu hành của HCV tăng từ trung bình 12% đối với bệnh nhân lọc máu dưới 5 năm đến trung bình 37% đối với bệnh nhân điều trị lọc máu từ 5 năm trở lên (109, 112, 115).
Các nghiên cứu đó, cũng như kết quả điều tra các vụ bùng nổ viêm gan C liên quan đến lọc máu, chỉ ra rằng lây truyền HCV diễn ra thường xuyên nhất do thực hành kiểm soát nhiễm trùng không phù hợp. Trong những năm 1999-2000, CDC điều tra ba vụ bùng nổ nhiễm HCV ở bệnh nhân tại các trung tâm thận nhân tạo mạn (CDC, dữ liệu không công bố, 1999 và 2000). Trong hai vụ bùng nổ, nhiều người bị lây truyền HCV xảy ra trong thời gian 16 – 24 tháng (tỷ lệ: 6.6% đến 17.5%), và chuyển đổi huyết thanh liên quan với lọc máu ở ca ngay sau một bệnh nhân bị nhiễm mạn. Nhiều cơ hội lây truyền ở bệnh nhân đã được quan sát, bao gồm
a) thiết bị, vật tư sử dụng chung cho bệnh nhân mà không được khử khuẩn;
b) sử dụng xe vận chuyển thuốc để chuẩn bị và phân phối thuốc ở khu vực bệnh nhân;
c) chia sẻ thuốc đa liều, được đặt ở khu vực bệnh nhân trên đầu máy thận;
d) can lưu chứa dịch mồi bị nhiễm bẩn không được thay hoặc làm sạch và khử khuẩn thường quy giữa các bệnh nhân;
e) bề mặt máy không được khử khuẩn và làm sạch giữa các bệnh nhân; và
f) giọt bắn chứa máu không được làm sạch triệt để.
Trong ba vụ bùng nổ, hàng loạt ca nhiễm mới được nhóm thành cụm ở một thời điểm (tỷ lệ nhiễm: 27%), đề nghị biến cố phơi nhiễm chung cho các bệnh nhân. Dù kết quả cụ thể của điều tra đang giải quyết, nhiều cơ hội lây nhiễm chéo từ bệnh nhân nhiễm mạn đã được quan sát trong đơn vị thận nhân tạo này. Đặc biệt, xe đẩy vật tư được chuyển từ khu vực này sang khu vực khác có chứa vật tư sạch và dụng cụ nhiễm bẩn, bao gồm cả các thiết bị lưu chứa nguy hại sinh học nhỏ, hộp đựng vật sắc nhọn, và vật tư, dụng cụ đã qua sử dụng chứa máu của bệnh nhân.
Nội dung trước | Trở lại mục lục | Nội dung tiếp theo |