XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN VIRUS C TRONG THẬN NHÂN TẠO (US-CDC 2001)

US-CDC 2001: Recommendations for Preventing Transmission of Infections Among Chronic Hemodialysis Patients

Người dịch: BSCKI Nguyễn Thanh Hùng – PTTK Hội Lọc máu Việt Nam

Hiện nay, đã có hướng dẫn mới nhất về của KDOQI 2022 Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng Phòng ngừa, Chẩn đoán, Đánh giá và Điều trị viêm gan virus C trong Bệnh thận mạn. Bạn đọc nên cập nhật để có thông tin chi tiết nhất. Chúng tôi vẫn giữ nguyên toàn văn của CDC 2001 này với mục đích tôn trọng bản hướng dẫn này. 

2.3. Xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán

2.3.1. Xét nghiệm miễn dịch

Các xét nghiệm được cấp phép bởi FDA để chẩn đoán nhiễm HCV là những xét nghiệm đo anti-HCV và bao gồm các xét nghiệm enzyme miễn dịch (EIA) và xét nghiệm xét nghiệm immunoblot tái tổ hợp bổ sung (RIBA™) (116). Những xét nghiệm đó phát hiện anti-HCV ở trên 97% người bị nhiễm, nhưng không phân biệt nhiễm cấp hay mạn hay nhiễm đã hồi phục. Thời gian trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi có chuyển đổi huyết thanh là 8-9 tuần (122). Anti-HCV có thể được phát hiện ở 80% bệnh nhân trong vòng 15 tuần sau phơi nhiễm, ở trên 90% trong vòng 5 tháng, và trên 97% trong vòng 6 tháng (122, 142). Một số hiếm các trường hợp, chuyển đổi huyết thanh có thể chậm đến 9 tháng sau phơi nhiễm (143, 144). Anti-HCV bền bỉ được xác nhận ở hầu hết người bị nhiễm, nhưng không có khả năng phòng ngừa tái nhiễm.

Khi với bất kỳ xét nghiệm sàng lọc nào, chỉ số tiên đoán dương tính của EIA đối với anti-HCV là trực tiếp liên quan với tỷ lệ nhiễm ở cộng đồng và thấp ở cộng đồng có tỷ lệ nhiễm HCV dưới 10% (145, 146). Xét nghiệm bổ sung vói một xét nghiệm đặc hiệu hơn (như RIBATM) của mẫu kết quả anti-HCV dương tính bằng EIA loại trừ kết quả dương tính giả, đặc biệt trong bối cảnh xét nghiệm cho người không triệu chứng. Kết quả của các nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh ở bệnh nhân lọc máu mạn đã chỉ ra rằng 57-100% kết quả EIA dương tính có RIBATM dương tính (124,126,128,133,135,147–152 ), và 53-100% có kết quả HCV RNA dương tính bằng xét nghiệm chuỗi polymerase sao mã ngược (RT-PCR) (117,127,129,134,135).

2.3.2. Xét nghiệm phát hiện acid nucleic

Chẩn đoán nhiễm HCV có thể được tiến hành bằng định lượng HCV RNA sử dụng kỹ thuật khuếch đại gen (như RT-PCR) (116). HCV RNA có thể được phát hiện trong huyết thanh hoặc huyết tương trong 1 – 2 tuần sau phơi nhiễm và nhiều tuần trước khi tăng ALT hoặc xuất hiện  anti-HCV. Một số hiếm trường hợp, phát hiện HCV RNA dương tính có lẽ là bằng chứng duy nhất nhiễm HCV. Dù trung vị 3.4% (0-28%) bệnh nhân thận nhân tạo mạn được xét nghiệm anti-HCV âm tính có HCV RNA dương tính, đây có lẽ là ước tính quá cao bởi mẫu tiếp theo có thể chuyển đổi huyết thanh không được ghi nhận ở những bệnh nhân đó (17,118,126–128,130,131,133,134,148–154 ).

Dù không được FDA cấp phép, xét nghiệm RT-PCR cho nhiễm HCV được sử dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng và có sẵn trên thị trường. Hầu hết xét nghiệm RT-PCR có giới hạn phát hiện nhỏ hơn 100 – 1000 mẫu sao chép gen mỗi mL. Với xét nghiệm RT-PCR đầy đủ tối ưu hóa, 75-85% người anti-HCV dương tính và >95% người viêm gan C cấp hoặc mạn có xét nghiệm HCV RNA dương tính, đặc biệt ở người viêm gan C cấp hoặc bệnh gan giai đoạn cuối do viêm gan C. Để giảm thiểu kết qua âm tính giả, mẫu máu lấy để xét nghiệm RT-PCR không nên chứa heparin, và huyết thanh phải được tách các thành phần tế bào trong 2 – 4 giờ sau khi lấy mẫu máu và ưu tiên bảo quản đông lạnh ở -200C hoặc -700C (155). Nếu cần vận chuyển xa, mẫu đông lạnh nên được đề phòng rã đông. Bởi tính hay thay đổi, đảm bảo và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nên được quán triệt ở các đơn vị xét nghiệm khi tiến hành xét nghiệm này.

Xét nghiệm định lượng đo nồng độ (hay hiệu giá) của HCV RNA đã được phát triển và có sẵn trên thị trường (156). Các xét nghiệm đó không được cấp phép bởi FDA và độ nhạy thấp hơn xét nghiệm RT-PCR định tính (157). Xét nghiệm định lượng không nên được sử dụng như một xét nghiệm chính để xác định hoặc loại trừ chẩn đoán nhiễm HCV hoặc theo dõi kết quả điều trị, và đo mức độ HCV RNA sau đó không có ích trong quản lý bệnh nhân viêm gan C.

Nội dung trước Trở lại mục lục Nội dung tiếp theo