LỜI NÓI ĐẦU

Bệnh thận mạn (CKD) là bệnh lý tổn thương thận hoặc suy giảm chức năng thận xảy ra trong khoảng thời gian dài. Ví dụ như bệnh đái tháo đường và cao huyết áp. Với bệnh thận mạn, thận của bạn sẽ thiếu sót một vài chức năng quan trọng như là:

  • Loại bỏ chất thải và nước từ máu
  • Phân hủy hormon (và các hóa chất trung gian) để kiểm soát huyết áp, làm cho xương khỏe, và tạo tế bào hồng cầu
  • Cân bằng các khoáng chất quan trọng trong máu như muối, kali, canxi, phosphorua

Có 5 giai đoạn bệnh thận mạn, giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ nhất, nếu giai đoạn 5, bạn phải thay thận hoặc điều trị lọc máu để sống. Bệnh thận mạn giai đoạn 5 được gọi là suy thận.

Người có bệnh thận mạn thường có rối loạn chuyển hóa xương và khoáng chất, cùng một lúc. Không may, rối loạn chuyển hóa xương thường xuất hiện sớm trong bệnh thận mạn, trước khi bạn suy thận giai đoạn cuối. Các chất khoáng không còn cân bằng có thể ảnh hưởng đến xương, tim, và mạch máu. Những vấn đề đó được gọi là rối loạn chuyển hóa chất khoáng và xương trong bệnh thận mạn (CKD-MBD). Nếu không điều trị rối loạn chuyển hóa chất khoáng và xương, xương của bạn sẽ đau và dễ gẫy. Tim và mạch máu của bạn sẽ càng xấu hơn.

Bạn cần phải tìm hiểu một vài xét nghiệm máu mà bác sỹ sẽ dùng để tìm ra các vấn đề đó. Kết quả xét nghiệm máu của bạn sẽ là cơ sở để điều trị các bệnh lý đó và bác sỹ sẽ quyết định những phương pháp điều trị cho bạn.

Trong bài này sẽ trả lời cho bạn về rối loạn chuyển hóa chất khoáng và xương ở người bệnh lọc máu. Nó sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để kiểm soát bệnh lí xương. Một vài mục tiêu là:

  • Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất khoáng và xương là như thế nào
  • Các xét nghiệm giúp bạn tìm ra bệnh:
    • Nếu bạn tăng rối loạn chuyển hóa chất khoáng và xương
    • Nếu bạn đang kiểm soát những rối loạn đó
  • Lựa chọn thức ăn để kiểm soát rối loạn đó như thế nào
  • Các thuốc điều trị rối loạn xương
  • Các tài liệu tìm hiểu thêm.

TẠI SAO NGƯỜI SUY THẬN LỌC MÁU LẠI RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CHẤT KHOÁNG VÀ XƯƠNG?

Canxi và phosphorua là hai chất khoáng quạn trọng nhất cho sức khỏe của xương khớp. Một thận mạnh khỏe giúp cho bạn giữ đúng số lượng chất khoáng trong máu. Người bệnh suy thận sẽ mất cân bằng canxi và phosphorua. Đây là một vài lí do tại sao lại xảy ra:

Thận của bạn không lọc được phosphorua và không thể loại bỏ được nó từ trong máu ra nước tiểu. Theo thời gian, phosphorua từ thức ăn sẽ tích lũy trong máu của bạn.

Người bị suy thận không thể chuyển hóa được vitamin D thành dạng hoạt động mà cơ thể bạn cần. Một thận mạnh khỏe sẽ chuyển hóa vitamin D từ ánh nắng và thức ăn thành dạng hoạt động cho nhu cầu cơ thể của bạn. Vitamin D hoạt động giúp cho thận, xương, và hệ tiêu hóa cân bằng canxi và phosphorua trong máu. Điều này có nghĩa là người bị bệnh thận mạn tính, nồng độ Vitamin D hoạt động giảm dần. Nó là nguyên nhân mất cân bằng canxi và phosphorua.

Khi nồng độ phosphorua tăng cao trong máu và nồng độ vitamin D hoạt động giảm, cơ thể của bạn sẽ sản xuất quá nhiều hóc môn PTH. PTH giúp cân bằng canxi ở trong xương và trong máu. PTH tăng cao sẽ phân hủy xương làm tăng canxi máu. Càng nhiều canxi phân hủy từ xương vào trong máu, xương của bạn sẽ yếu hơn và dòn hơn. Chúng sẽ trở nên dễ gãy hơn.

Tăng PTH máu dẫn đến:

  • Ngứa
  • Đau xương
  • Xương yếu và dễ gẫy
  • Tắc mạch máu
  • Bệnh tim
  • Thiếu máu
  • Bệnh lí thần kinh
  • Khó chống chọi bệnh tật

tuyến cận giáp

Bình thường có 4 tuyến nhỏ ở cổ của bạn (tuyến cận giáp) chỉ sản xuất một lượng PTH vừa đủ.

PTH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIM NHƯ THẾ NÀO?

PTH tăng cao sẽ gây lên một vài bệnh lý tim. Canxi sẽ bị phân hủy từ xương do PTH tăng quá cao trong máu. Mạch máu sẽ cứng hơn và hẹp hơn do lắng đọng các chất khoáng trong mạch máu. Các van trong tim sẽ cứng, và nó sẽ làm cho bệnh suy tim xấu dần.

BỆNH LOÃNG XƯƠNG KHÁC GÌ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA XƯƠNG VÀ KHOÁNG CHẤT Ở BỆNH THẬN MẠN (CKD-MBD)?

Cả loãng xương và rối loạn chuyển hóa xương và chất khoáng ở bệnh thận mạn đều làm cho xương yếu và dễ gẫy. Tuy nhiên, có hai sự khác biệt nhau. Loãng xương thường xảy ra ở một số người như người cao tuổi. Nhìn chung thường ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh. Một vài người bị cả loãng xương và CKD-MBD. Chúng ta lại chưa biết thuốc điều trị loãng xương có tác dụng như thế nào cho bệnh nhân suy thận. Các thuốc đó khó kê cho bệnh nhân suy thận, nhưng nó có thể giúp điều trị cho một vài bệnh nhân.

CÁC XÉT NGHIỆM NÀO CÓ THỂ TÌM RA RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA CHẤT KHOÁNG VÀ XƯƠNG

  • Bạn sẽ phải làm một vài xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ canxi, phosphorua, PTH và vitamin D
  • Một vài bệnh nhân cần đánh giá xương. Nó được gọi là sinh thiết xương. Sinh thiết xương có thể rất cần trước khi điều trị thuốc điều trị loãng xương được gọi là biphosphonate. Xương cần được xem dưới kính hiểm vi. Mẫu xương được lấy khi bạn đã được gây tê.
  • Bác sỹ cũng cho bạn chụp X quang bụng và siêu âm tim để kiểm tra xem những ảnh hưỡng của mất cân bằng canxi đến tim và mạch máu.

Bác sỹ của bạn sẽ sử dụng những thông tin đó để lên kế hoạch điều trị cho bạn.

SUY THẬN DẪN ĐẾN BỆNH LÍ XƯƠNG VÀ TIM NHƯ THẾ NÀO?

rối loạn chuyển hóa chất khoáng và xương

CANXI, PHOSPHORUA, PTH, VITAMIN D ĐƯỢC KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NHƯ THẾ NÀO?

Nó phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm của bạn lần trước như thế nào với mức độ mục tiêu. Bác sỹ sẽ cho bạn kiểm tra thường xuyên hơn nếu kết quả xét nghiệm của bạn vượt quá giới hạn bình thường. Họ sẽ so sánh kết quả với những lần trước nếu bạn đang được điều trị.

Cần nhớ, các kết quả xét nghiệm của bạn theo thời gian (được gọi là xu hướng) là thông tin hướng dẫn quan trọng cho điều trị của bạn. Xu hướng này giúp cho bác sỹ thay đổi kế hoạch điều trị và thay đổi thuốc.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI BIẾT CANXI, PHOSPHRUA, PTH, VITAMIN D CỦA TÔI ĐANG TRONG KHOẢNG BÌNH THƯỜNG?

Hãy hỏi bác sỹ kết quả xét nghiệm canxi, phosphorua, PTH, vitamin D. Bạn phải học cách làm gì để giữ chúng ở mức độ bình thường. Khoảng bình thường là gì? Xét nghiệm ở đâu để biết? Kết quả đó cần kiểm tra lại sau bao lâu? và ghi nhớ mục tiêu điều trị.

Bảng 1: Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu Định kỳ xét nghiệm Mục tiêu/làm gì
Canxi 1-3 tháng Cố gắng giữ trong khoảng bình thường
Phosphorua Mỗi 1 – 3 tháng Cố gắng giữ trong khoảng bình thường
PTH Mỗi 3 – 6 tháng Cố gắng giữ trong khoảng bình thường
Vitamin D Một lần, nhưng có thể làm nhiều hơn dựa trên kết quả xét nghiệm của bạn và nếu bạn uống vitamin D

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

Mỗi lần bạn làm các xét nghiệm, hãy hỏi bác sỹ về canxi, phosphoprua, vitamin D, PTH. Ghi lại kết qủa trong bảng và bạn có thể nhận thấy xu hướng sau một vài tháng. Không những vậy, bạn còn có thể viết những ghi chú về khỏng cho phép ở cột bên trái. Sau cùng, bạn có thể so sánh kết quả. Bạn nên nhớ kết quả này sẽ giúp cho bác sỹ lên kế hoạch điều trị.

  Ngày/kết quả Ngày/kết quả Ngày/kết quả Ngày/kết quả
Canxi

Khoảng cho phép

—————-

       
Phosphorua

 

Khoảng cho phép

—————-

       
PTH*

 

Khoảng cho phép

—————-

       
 

 

Khoảng cho phép

—————-

       
 

 

Khoảng cho phép

—————-

       
Kết quả của bạn nên trong khoảng 2 – 9 lần giới hạn trên ở khoảng cho phép.

 

 

 

ĐIỀU TRỊ GÌ SẼ CẦN NẾU XÉT NGHIỆM CỦA BẠN KHÔNG BÌNH THƯỜNG?

Một vài bệnh nhân lọc máu sẽ cần điều trị khi nồng độ phosphorua máu hoặc PTH tăng cao. Mỗi bệnh nhân có một vài điểm khác nhau. Điều trị của bạn phụ thuộc vào một vài điểm, như hình thức lọc máu và tần xuất lọc máu.

Một điểm quan trọng để điều trị rối loạn chuyển hóa xương và khoáng chất là giảm phosphorua máu. Phosphorua có trong hầu hết các loại thức ăn. Lọc màng bụng và lọc máu lọc được ít phosphorua.

Ăn ít phosphorua giữ cho phosphorua của bạn ở mức độ cho phép. Thức ăn có nhiều protein thì chứa nhiều phosphorua, đặc biệt là thức ăn từ bơ sữa. Thực hiện chế độ ăn ít phosphorua là không dễ dàng. Quan trọng là bạn ăn đúng số lượng protein.

Bác sỹ ở trung tâm lọc máu xem xét chế độ ăn của bạn. Bác sỹ sẽ chỉ cho bạn ăn đúng số lượng phosphorua và các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong từng bữa ăn. Bác sỹ sẽ đưa vào tính toán dựa theo thức ăn của bạn; ví dụ, nếu bạn cần lượng phosphorua thấp hơn, nhìn vào bảng 2 và bảng 3 chúng sẽ chỉ cho bạn những thức ăn chứa nhiều và ít phosphorua, và các loại thay thế. bằng việc tìm hiểu các loại thức ăn có nhiều phosphorua hơn, bạn có thể hạn chế thức ăn có chứa phosphorua. Điều này sẽ hạn chế tăng phosphorua máu của bạn.

Bạn có thể sẽ cần một vài loại thuốc được gọi là thuốc gắn phosphat. Các thuốc đó gắn phosphorua trong thức ăn khi vẫn còn trong đường tiêu hóa của bạn. Phosphorua đã gắn sẽ không bị hấp thu và được đào thải ra ngoài theo phân. Để tìm hiểu thêm thông tin hãy tìm hiểu “các loại thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa xương và khoáng chất”.

Với một vài người, thuốc và chế độ ăn ít phosphorua có thể không đủ để kiểm soát PTH, Phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là cần thiết.

 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

  • Sử dụng bảng 2 để tìm hiểu các loại thức ăn chứa nhiều phosphorua
  • Các loại thức ăn đó cần hạn chế thấp nhất hoặc nên tránh?
  • Hãy nói với bác sỹ nếu khó khăn trong việc hạn chế hoặc không ăn.

Bảng 2: Thức ăn chứa nhiều phosphorua cần hạn chế hoặc tránh ăn

Thức ăn từ bơ, sữa Sữa

Sữa chua

xúc xích

Bánh custard

Kem

Kem cốc

Đậu đỗ khô Đỗ đỏ

Đỗ lima

Đỗ pinto

Đỗ xanh

Đỗ tương

Đỗ đen

Đậu Hà Lan

Đậu lăng

Đạu mắt đen

Ngũ cốc Bột ngũ cốc

Bột yến mạch

Mầm lúa mỳ
Đồ uống Cola đen

bia

Nước uống từ sữa, Chè đóng hộp
Hạnh nhân và các hạt giống Hạnh nhân

Đào lộn hột

Quả hồ trăn

Lạc

Bơ lạc

Hạt hướng dương

Các loại thức ăn khác Nội tạng (gan, thận, lách)

Trai, hến, sò

Sô cô la, tào phớ,  đậu phụ

Bánh kẹo ănnhanh như bánh mì, bánh nướng, bích quy, Bánh kếp (bánh đa vừng), bánh quế

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

  • Hỏi bác sỹ về các giới hạn nồng độ phosphorua hàng ngày và viết ghi chú
  • So sánh những thức ăn chứa nhiều phosphorua và chứa ít phosphorua
  • Kiểm tra những thức ăn chứa ít phosphorua thay thế mà bạn thích và sẽ sử dụng
  • Viết những loại thức ăn chứa ít phosphorua mà bạn cố gắng ăn
  • Hỏi lại bác sỹ nếu bạn không chắc chắn những loại thức ăn có chứa nhiều phosphorua hay không. Các loại chất dinh dưỡng thường không ghi chú về hàm lượng phosphorua. Nhưng nó có ghi về nhu cầu hàng ngày như tỷ lệ phần trăm. Bạn nên chọn thức ăn có nhu cầu ít hơn 5%

Bảng 3 : Những gợi y’ cho chế độ ăn ít phosphorua :

Thay cho những thức ăn chứa nhiều phosphorua– –cố gắng ăn ít phosphorua
1 cốc sữa (230 mg phosphorua)* 1 cốc kem không bơ, sữa (100 mg) hoặc ½ cốc sữa (115 mg)
1 cốc kem làm từ sữa (275 mg) 1 cốc kem làm từ nước (90 mg)
30 g bơ(bơ vàng, bơ mỹ(145 mg) 30 g bơ nhẹ (30 mg)
½ cốc kem (80 mg) ½ cốc nước  hoa quả (0 mg)
360 g nước cola (55 mg) Nước không có cola như chà chanh (3 mg)
bánh custard là từ sữa (150 mg) ½ cốc rau trộn hoặc đậu xanh (35 mg)
2/3 cốc bột yến mạch (130 mg) 2/3 cốc kem lúa mì, kem gạo, bột yến thô (40 mg)
½ cốc hạnh nhân ½ cốc ngô bung không mỡ
50 g sô cô la (125 g) 50 g nướ ép hoa quả

NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN ÍT PHOSPHORUA

  • Kiểm soát thức ăn của bạn. Ăn quá nhiều một loại thức ăn sẽ dẫn đến tăng phosphorua.
  • Sử dụng thức ăn chứa ít phosphorua thay thế cho thức ăn chứa nhiều phosphorua
  • Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để cân bằng lượng phosphorua theo ngày tháng
  • Nhận biết được các loại thức ăn chứa phosphorua
  • So sánh các loại thức ăn rất rắc rối, hãy nhìn vào chỉ dẫn các thành phần dinh dưỡng có ghi chú về phosphorua không
  • Nhận biết các loại thức ăn hoặc phương thức chế biến làm tăng nhiều phosphorua không.
  • Nói chuyện với bác sỹ về những loại thức ăn chứa ít phosphorua mà bạn ưa thích hay không thích bằng việc không ăn hoặc giảm ăn những thức ăn đó.
  • Bạn cần hạn chế tối đa các thức ăn có chứa quá nhiều phosphorua, có gắng thực hiện :
    • Hỏi các loại nước sốt có thể ăn được
    • Hạn chế các loại kem, ốc hến, bánh và các loại thức ăn chứa đậu, đỗ
    • Tránh ăn quá nhiều thịt
    • Hãy nói cho bạn bè, gia đình, người thân của bạn về các loại thức ăn đó.
  • Uống các loại thuốc gắn phosphat trong bữa ăn, liều phụ thuộc vào từng loại thức ăn mà bạn ăn

CÁC LOẠI NÀO THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN XƯƠNG ?

Mỗi người cần có những loại thuốc khác nhau cho đúng tình trạng bệnh. một vài loại thuốc được dùng cho người bệnh lọc máu rối loạn chuyển hóa chất khoáng và xương.

  • Thuốc gắn photphat

Nhiều loại thuốc gắn phosphat khác nhau để liên kết với thuốc gắn phosphat trong thúc ăn của bạn làm bạn hấp thu phosphorua ít hơn vào máu. Một vài loại thuốc có chứa canxi, nhôm, magie, một vài loại không. Một vài loại bác sỹ có thể kê đơn, một vài loại có thể mua dễ dàng.

Sử dụng đúng thời gian là rất quan trọng. Để làm tốt nhất, thuốc nên được uống trong lúc ăn 10 – 15 phút. Tuy nhiên, bạn cũng có thể uống muộn hơn.

Liều lượng thuốc phụ thuộc vào từng bữa ăn của bạn. Bạn uống nhiều hơn khi bạn ăn nhiều hơn và uống ít hơn nếu bạn ăn kém hơn.

Sử dụng thuốc gắn phosphat chỉ là một phần trong kiểm soát phosphorua trong máu của bạn.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

viết kế hoạch uống thuốc gắn phosphat của bạn

Uống thuốc với Liều uống
Bữa sáng

 

 

 

Bữa trưa

 

 

Bữa tối

 

 

Ăn nhanh

 

 

 

  • Vitamin D.

Vitamin D rất quan trọng cho cân bằng canxi và PTH trong cơ thể. Người suy thận không có đủ vitamin D hoạt động. Nên nhớ, mất cân bằng vitamin D và PTH là một phần trong rối loạn chất khoáng và xương. Bạn có thể uống vitamin D. Nhiều loại vitamin D khác nhau. Bác sỹ sẽ quyết định loại vitamin D nào là tốt nhất cho bạn. Nếu bạn lọc máu, vitamin D nên được uống trong lúc lọc máu. Bạn cần làm xét nghiệm vitamin D và PTH trong máu để bác sỹ lên kế hoạch điều trị.

  • Thuốc có tác dụng giống Canxi

Bác sỹ của bạn có thể kê thuốc có tác dụng như canxi để kiểm soát rối loạn chuyển hóa xương và chất khoáng. Nó thường được sử dụng khi phosphorua và canxi trong máu cao.

  • Bổ sung canxi

Nói chuyện với bác sỹ của bạn về việc bổ sung canxi. Kết quả xét nghiệm máu của bạn sẽ chỉ ra nếu bạn cần uống thêm canxi. Một vài loại thuốc gắn phosphat có chứa canxi. Đó là lí do tại sao bạn nên tránh bổ sung nhiều canxi mà không kiểm tra. Nếu bạn cần bổ sung thêm canxi, bác sỹ sẽ cho bạn biết về các loại thưc ăn chứa nhiều canxi.

  • Canxi trong dịch lọc

Trong dịch lọc có chứa canxi. Và bác sỹ sẽ cho bạn biết về những loại thuốc mà bạn đang điều trị để điều chỉnh lượng canxi trong dịch lọc của bạn.

  • Tập thể thao là quan trọng

Tập thể thao thường xuyên là rất quan trọng cho sức khỏe và bộ xương của bạn. Một vài bệnh nhân lọc máu có cơ thể yếu và thường xuyên mệt mỏi. Những bài tập làm tăng sức mạnh và năng lượng cần phải có chương trình. Ví dụ như đi bộ, chạy, leo cầu thang, aerobic, khiêu vũ, và những hoạt động khác. Mỗi khi thư giãn, bạn nên chơi với lũ trẻ, đi bộ theo vòng tròn có thể rất hiệu quả. Hãy bắt đầu từ từ cho đến khi bạn có thể tập luyện được trên 30 phút hoặc tập khi có thể trong ngày.

BSCKI Nguyễn Thanh Hùng