Nếu bác sỹ nói với bạn là bạn đang cần lọc máu hoặc ghép thận, bạn sẽ trở lên bối rối để quyết định lựa chọn phương thức điều trị nào tốt nhất. Trong phần này chúng tôi cung cấp thông tin giúp bạn và gia đình bạn quyết định điều trị như thế nào. Bạn hãy thảo luận về những thuận lợi và khó khăn của mỗi phương pháp điều trị với gia đình và bác sỹ của bạn. Họ sẽ giúp đỡ bạn quyết định phương pháp điều trị nào là tốt nhất.

KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ?

Bác sỹ sẽ quyết định khi nào bạn cần điều trị. Quyết định của bác sỹ dựa trên:

  • Triệu chứng của bạn
  • Các điều kiện y tế có thể cung cấp cho bạn
  • Chức năng thận đã mất
  • Sức khỏe dinh dưỡng của bạn

Để giúp bạn biết khi nào cần bắt đầu điều trị, bác sỹ sẽ đánh giá mức lọc cầu thận của bạn. Nó chi biết chức năng thận của bạn

MỨC LỌC CẦU THẬN ĐƯỢC ĐO NHƯ THẾ NÀO?

Bác sỹ sẽ đánh giá mức lọc cầu thận trên một xét nghiệm đơn giản là creatinin (cờ-re-a-ti-nin). Creatinin là một chất thải từ hoạt động của cơ của bạn. Thận của bạn thường duy trì một lượng creatinin ổn định trong máu. Kết quả xét nghiệm creatinin sẽ được đưa vào một công thức kết hợp với tuổi, giới, chủng tộc để đo mức lọc cầu thận.

Nếu mức lọc cầu thận của bạn dưới 30, bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh thận và suy thận. Nếu mức lọc cầu thận dưới 15, bạn cần điều trị lọc máu hoặc ghép thận.

LÀM THẾ NÀO TÔI BIẾT ĐIỀU TRỊ NÀO LÀ TỐT CHO TÔI?

Hai phương pháp điều trị suy thận là lọc máu và ghép thận. Lọc máu có hai loại khác nhau là thận nhân tạo và lọc màng bụng. Mỗi phương pháp điều trị sẽ có những ưu điểm và nhược điểm. Hãy nói chuyện với bác sỹ về mỗi phương pháp điều trị. Hãy nói lại với gia đình của bạn để quyết định những phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Quyết định này dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Điều kiện y tế
  • Lối sống
  • Sở thích riêng

Không có phương pháp nào là hoàn hảo đối với bạn. Bạn cần thực hiện kế hoạch điều trị, bao gồm:

  • Thực hiện bản danh mục điều trị
  • Thực hiện một chế độ ăn đặc biệt
  • Uống thuốc đúng, đủ theo đơn thuốc

THẬN NHÂN TẠO

THẬN NHÂN TẠO LÀ GÌ?

Thận nhân tạo là một phương pháp điều trị nhằm loại bỏ các chất thải và nước từ máu của bạn. Trong quá trình thận nhân tạo, máu của bạn được bơm qua hệ thống ống dẫn đến một màng lọc đặc biệt được gọi là quả lọc. Máu của bạn được lọc, sau đó quay trở lại cơ thể bạn. Chỉ một lượng nhỏ máu của bạn đi ra ngoài cơ thể trong một thời điểm. Nó được liên kết với máy thận, bạn cần một đường vào mạch máu (xem dưới) (thông thường ở Việt Nam hay gọi là “cầu tay” hay “cầu cổ”). Điều trị thường tiến hành 3 lần một tuần, mỗi lần điều trị kéo dài 3 đến 5 giờ.

TÔI CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ THẬN NHÂN TẠO Ở ĐÂU?

Thận nhân tạo có thể được tiến hành ở nhà hoặc ở trung tâm lọc máu. Trung tâm lọc máu có thể ở bệnh viện hoặc trung tâm riêng.

LỌC MÁU Ở NHÀ ĐÒI HỎI NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

Lọc máu tại nhà cần có một nơi để bạn đặt được thiết bị máy móc, ống nước, điện cho hoạt động máy thận và máy lọc nước tinh khiết. Bạn phải có một chương trình của chính phủ để chi trả cho bạn khi bạn điều trị tại nhà (ở Việt Nam hiện chưa có chương trình này). Bạn cũng sẽ cần sự giúp đỡ của người khác, thường là các thành viên trong gia đình bạn hoặc bạn bè. Bạn và người giúp đỡ bạn cần phải trải qua những khóa học để biết làm thế nào chạy thận ở nhà.

LỌC MÁU Ở NHÀ CÓ KHÁC GÌ KHÔNG?

Với lọc máu ở nhà, bạn sẽ có ba loại khác nhau để lựa chọn. Những chọn đó là:

  • Lọc máu ở nhà theo quy ước: điều trị thông thường 3 buổi mỗi tuần, mỗi buổi kéo dài 3 đến 5 giờ.
  • Lọc máu hàng ngày: bạn sẽ có số lần điều trị mỗi tuần nhiều hơn, mỗi buổi lọc máu ngắn hơn. Ví dụ bạn lọc máu 6 buổi mỗi tuần, mỗi buổi kéo dài 1,5 đến 2,5 giờ. Bạn sẽ thấy mình khỏe hơn, ngủ ngon hơn, kiểm soát huyết áp và thiếu máu tốt hơn.
  • Lọc máu ban đêm: Đây là buổi lọc máu kéo dài, chậm được tiến hành trong khi bạn đang ngủ, thường 6 đến 8 giờ. Bạn sẽ thấy mình khỏe hơn, ngủ ngon hơn, kiểm soát huyết áp và thiếu máu tốt hơn.

So sánh lọc máu ở nhà:

Thuận lợi Khó khăn
Buổi lọc máu sẽ thoải mái hơn nếu bạn ở nhà Bạn phải có đủ điều kiện để lắp đặt máy, hệ thống xử lý nước và hệ thống nước thải.
Bạn không phải mất thời gian đến trung tâm lọc máu Người giúp đỡ bạn phải có mặt khi bạn tiến hành lọc máu
Bạn có thể thay đổi giờ lọc máu khi bạn rảnh rỗi Cả bạn và người giúp bạn sẽ phải ngừng làm việc và tham gia một khóa huấn luyện về lọc máu.
Bạn và người giúp đỡ bạn không phụ thuộc vào nhân viên lọc máu
Bạn sẽ nhận thức một cách độc lập với công việc và điều trị liên quan đến lối sống của bạn.

So sánh lọc máu ở nhà và lọc máu ở trung tâm

Thuận lợi Khó khăn
Nhân viên lọc máu đã được huấn luyện và làm mọi việc trong quá trình điều trị Ngày điều trị và thời gian điều trị luôn cố định
Bạn cùng lọc máu với nhiều người khác ở cùng một thời điểm, tính thân ái được phát triển Bạn phải di chuyển đến trung tâm lọc máu ít nhất 3 lần mỗi tuần
Bạn có ít sự riêng tư khi phải lọc máu cùng người khác
Bạn thân có thể lo lắng nếu họ không được ở bên bạn trong khi bạn điều trị
Bạn phải tuân thủ các quy định của trung tâm như vấn đề ăn, uống trong lọc máu

ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU LÀ GÌ?

Cầu tay

Nếu bạn lựa chọn điều trị bằng thận nhân tạo, bạn phải có đường vào mạch máu, ở Việt Nam còn được gọi là cầu tay. Nó được làm bằng một phẫu thuật nhỏ, thường ở cánh tay.

Có 3 loại đường vào mạch máu khác nhau:

  • Thông động tĩnh mạch tự thân (từ thường gọi “cầu tay”

Thông động tĩnh mạch được lựa chọn nhiều nhất cho đường vào mạch máu. Nó là một đường nối giữa một động mạch và một tĩnh mạch dưới da gần nhau để bạn có một mạch máu lớn hơn. Loại đường vào mạch máu này rất được lựa chọn vì nó ít biến chứng hơn và có thể sử dụng lâu dài hơn. Bạn sẽ nên làm lỗ thông động tĩnh mạch ít nhất trước lọc máu 6 tháng. Bác sỹ hoặc nhà phẫu thuật sẽ phải siêu âm lỗ thông động tĩnh mạch để đánh giá nó. Lỗ thông động tĩnh mạch tự thân nên được làm sớm trước khi bạn tiến hành điều trị thận nhân tạo một vài tháng (có thể lên đến 6 tháng). Đây là thời gian cần thiết để lỗ thông của bạn trưởng thành và sẵn sàng cho lọc máu.

Cầu tay nhân tạo

  • Thông động tĩnh mạch nhân tạo

Nếu mạch máu của bạn không có khả năng làm lỗ thông động tĩnh mạch tự thân, bạn phải sử dụng mạch nhân tạo. Nó nối một động mạch và một tĩnh mạch nhỏ, được làm từ chất liệu tổng hợp và được chôn dưới da.

  • Catheter (ca-tê-te):

catheter

Đây là lựa chọn cuối cùng. Nó là một ống thông đặt vào một tĩnh mạch lớn thường là vùng cổ hoặc vùng ngực. Đầu cuối của Catheter được chôn dưới da. Nhìn chung nó chỉ được sử dụng khi bạn cần tiến hành lọc máu trong thời gian ngắn. Catheter được làm khi bạn không thể làm được hai loại đường vào mạch máu nói trên.

 

 

Chú ý: Điều gì sãy ra khi bạn phẫu thuật lỡ thông động tĩnh mạch tự thân hoặc nhân tạo thành công?

Sau khi bạn phẫu thuật lỗ thông, bạn sẽ được cắm hai kim, một kim được cắm vào phần động mạch và một kim được cắm vào phần tĩnh mạch của đường vào mạch máu trong mỗi lần bạn điều trị. Kim được  nối với một ống nhựa, ống này mang máu từ kim đến quả lọc nơi máu được làm sạch. Và máu được làm sạch sẽ mang máu trở về cơ thể qua ống khác.

LỌC MÀNG BỤNG

LỌC MÀNG BỤNG LÀ GÌ?

Trong lọc màng bụng, máu của bạn được làm sạch trong ổ bụng không ra ngoài cơ thể của bạn. Màng bụng của bạn (phúc mạc) hoạt động như một màng lọc tự nhiên.

Dịch đã được làm sạch, được gọi là dịch thẩm phân, chẩy vào trong bụng của bạn qua một ống ngắn được gọi là catheter màng bụng. Catheter được đặt trong bụng của bạn thông qua một phẫu thuật nhỏ. Chất thải và dịch trong máu của bạn ngấm vào dịch thẩm phân.

Sau một vài giờ, bạn sẽ bỏ dịch đã được sử dụng từ trong bụng của bạn và lại làm đầy trở lại bắt đầu tiến hành lại từ đầu. Loại bỏ chất thải và cho thêm dịch mới được tiến hành trong khoảng nửa giờ và được gọi là thay thế. Lọc màng bụng có thể được tiến hành khi bạn đang ở nhà, đang làm việc, đang học ở trường và có thể là bạn đang đi du lịch.

Lọc màng bụng thường được tiến hành ở nhà, nhưng có thể thay đổi linh hoạt tùy theo bạn.

CÓ NHIỀU LOẠI LỌC MÀNG BỤNG KHÁC NHAU KHÔNG ?

lọc màng bụng

Có. Những loại chính là :

  • Lọc màng bụng liên tục (CAPD) : bạn ó thể tự tiến hành 4 đến 6 lần một ngày
  • Máy lọc màng bụng : Bạn cần một máy thay dịch lọc tự động. Tuy nhiên, bạn tự thay một hoặc hai lần để đảm bảo chắc chắn chất thải và dịch được loại bỏ từ máu.

GHÉP THẬN

GHÉP THẬN LÀ GÌ ?

Ghép thận là một phương pháp sử dụng một thận khỏe mạnh từ một người khác đặt vào trong cơ thể của bạn. Thận đó có thể được lấy từ một người đã tử vong hoặc từ một người đang sống mà người đó phù hợp và tình nguyện hiến thận cho người cần ghép thận. Thận ghép sẽ được đặt ở vùng bụng dưới của bạn và nối với hệ thống mạch máu và bàng quang của bạn.

Một ca ghép thận được tiến hành khoảng 3 giờ và bạn sẽ phải nằm viện từ 5 đến 7 ngày. Sau khi ghép thận, bạn sẽ cần thuốc để đề phòng cơ thể bạn loại bỏ quả thận mới. Bạn sẽ phải uống thuốc kéo dài. Nhiều bệnh nhân thích ghép thận hơn lọc máu vì họ thấy tự do hơn, cho phép bạn ít phải ăn kiêng hơn và có thể cải thiện chất lượng và kéo dài cuộc sống.

Ghép thận là một điều trị, không hoàn hảo. Quả thận mới vẫn có thể bị bệnh thận mạn, và bạn cần phải sử dụng thuốc trước khi ghép.

TÔI CÓ THỂ GHÉP THẬN TRƯỚC KHI LỌC MÁU KHÔNG ?

Có. Trong thực tế có những lợi ích kéo lâu dài khi bạn ghép thận trước khi bạn lọc máu. Bác sỹ sẽ chuyển bạn đến trung tâm ghép thận để xét nghiệm. Hoặc bạn có thể tự liên lạc với trung tâm ghép thận. Nếu thành viên trong gia đình bạn hoặc bạn bè tự nguyện hiến thận, các xét nghiệm sẽ được tiến hành ngay và đúng cách. Nếu có thể ghép được cho bạn, bạn sẽ có lịch để phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bạn không có người cho thận còn sống, bạn sẽ phải đợi đến khi có quả thận từ người hiến phù hợp. Trong thời gian này bạn phải lọc máu.

CÙNG SỐNG VỚI CÁC LỰA CHỌN CỦA MÌNH

TÔI CÓ THỂ THẤY TỐT HƠN KHÔNG SAU KHI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ?

Mỗi lần điều trị cho bạn, bạn sẽ thấy mình khỏe hơn. Lọc máu hoặc ghép thận sẽ loại bỏ được chất thải và nước từ cơ thể bạn. Nó sẽ cải thiện các triệu chứng của bạn.

 NẾU TÔI CHỌN MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ, TÔI CÓ THỂ THAY ĐỔI LỰA CHỌN CỦA TÔI KHÔNG ?

Nếu bạn bắt đầu lựa chọn một phương pháp điều trị nhưng bạn vẫn cảm thấy không thoải mái với phương pháp đó, bạn có thể nói chuyện với bác sỹ về sự thay đổi của bạn. Ví dụ, bạn lựa chọn thận nhân tạo, điều đó không có nghĩa là bạn không thể tiến hành lọc màng bụng thời gian sau đó. Còn nếu bạn lựa chọn ghép thận, bạn có thể cần một giai đoạn lọc máu đến khi bạn được ghép thận. Nhìn chung người suy thận phải mất vài năm để có thể thay đổi phương pháp điều trị.

TÔI CẦN SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC GÌ ?

  • Thuốc gắn phosphat
  • Vitamin D đặc biệt
  • Thuốc tăng hồng cầu
  • Bổ xung sắt
  • Cung cấp thêm vitamin và các chất khoáng
  • Các loại thuốc khác tùy vào bệnh lý của bạn
  • nếu bạn ghép thận, bạn sẽ cần một vài loại thuốc : như thuốc chống thải ghép

CHẾ ĐỘ ĂN CỦA TÔI CÓ THAY ĐỔI KHÔNG ?

Có. Bạn cần theo một chế độ ăn dựa trên lựa chọn điều trị mà bạn nhận được. Bác sỹ ở trung tâm lọc máu sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho chế độ ăn của bạn sao cho bạn ăn đủ protein, năng lượng, nước và khoáng chất mà bạn vẫ thấy ngon miệng và khỏe mạnh.

TẬP THỂ THAO CÓ THÊ GIÚP TÔI KHÔNG ?

Có. Tập thể thao làm cho bạn khỏe hơn. Đi bộ là phương pháp tập luyện tốt nhất. Bạn hãy nói chuyện với bác sỹ về chương trình tập luyện cho bạn.

TÔI CÓ THỂ SỐNG BAO NHIÊU LÂU ?

Bây giờ bạn đã biết về các phương pháp điều trị suy thận, bạn sẽ sống lâu hơn và lành mạnh hơn. Toàn bộ sức khỏe của bạn phụ thuộc vào bạn thực hiện kế hoạch điều trị như thế nào. Nếu bạn chọn lọc máu, điều quan trọng là bạn lọc máu đủ liều mà bác sỹ của bạn khuyên bạn.

TÔI CÓ THỂ LÀM VIỆC NẾU TÔI LÀ NGƯỜI LỌC MÁU HOẶC GHÉP THẬN ?

Có. Bạn có thể làm việc khi bạn lọc máu hoặc ghép thận. Trở lại làm việc sẽ giúp bạn thoải mái và độc lập. Nếu bạn điều trị tại trung tâm lọc máu, nhân viên tại trung tâm có thể sắp xếp cho bạn lọc máu ở thời điểm phù hợp với công việc của bạn. Nếu bạn điều trị ở nhà, bạn có thể linh hoạt hơn thời điểm lọc máu.

Chú ý : nếu bạn muốn biết nhiều thông tin về lọc điều trị suy thận, hãy nói chuyện với bác sỹ, gia đình và bạn bè. Họ có thể sẽ xắp xếp cho bạn nói chuyện với những người đang lọc máu khác hoặc những người ghép thận. Thông tin cho bạn rất bổ ích, hãy cố gắng nói chuyện và đưa cả gia đình và bạn bè đến.

THÔNG TIN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ?

Chi phí điều trị lọc máu và thay thận có thể được chi trả bởi chương trình của chính phủ. Chính sách của chính phủ về bảo hiểm y tế sẽ thay đổi tùy từng đối tượng như người già, người có công, người tình nguyện đóng bảo hiểm, người đang còn sức lao động, người có lương hưu…

Nhìn chung chi phí điều trị cho bạn là rất lớn, bảo hiểm y tế không thể chi trả cho bạn hoàn toàn. Tùy vào loại hình bảo hiểm, thời gian tham gia bảo hiểm mà bệnh nhân được chi trả khác nhau, bạn có thể được chi trả 80 – 100% chi phí điều trị.

Bạn cần tìm hiểu thông tin về bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm y tế và tại bệnh viện nơi bạn điều trị.

TÔI VÀ GIA ĐÌNH CÓ THỂ ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH THẬN MẠN  NHƯ THẾ NÀO ?

Bạn và gia đình của bạn có thể khó chấp nhận việc thay đổi lối sống phù hợp với bệnh thận của bạn. Bạn có thể thấy thất vọng, mặc cảm, tội lỗi, cáu gận, và trầm cảm. Bạn và gia đình của bạn có thể phải tìm những câu trả lời và ở những người bạn tin tưởng, thường là người thân và các nhân viên ở trung tâm lọc máu. Bạn cần phải tham gia những khóa huấn luyện đặc biệt sẽ giúp bạn quyết định điều trị.

Một vài vấn đề lớn bạn cần :

  • Tìm hiểu về các phương pháp điều trị cho bạn
  • Một chế độ ăn đúng và có kế hoạch dinh dưỡng cho mình
  • Uống thuôc theo đơn
  • Tiếp tục làm việc, học tập, động viên và duy trì sở thích

Bạn sẽ có những suy nghĩ về điều trị, có thể bạn sẽ phải chịu đau đớn, nhân viên điều trị và bệnh nhân khác sẽ chia sẻ những suy nghĩ đó của bạn, bạn có thể sống chung với bệnh tật như thế nào.

Bạn hãy làm từng bước để đối phó với những suy nghĩ đó :

  • Bạn hãy hỏi bác sỹ nếu bạn đến trung tâm lọc máu. Thăm một trung tâm lọc máu sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn.
  • Nếu bạn muốn ghép thận, hãy đến trung tâm ghép thận để tìm hiểu. Bạn hãy chuẩn bị những câu hỏi để hỏi những nhân viên ở trung tâm ghép thận.
  • Hãy nói chuyện với những bệnh nhân có nhiều kinh nghiệm
  • Hãy nói chuyện với bác sỹ ở trung tâm lọc máu về những thuận lợi và khó khăn của bạn.