Bạn đang điều trị thận nhân tạo hoặc chuẩn bị lọc máu, phần này sẽ cho bạn hiểu hơn về đường vào mạch máu để tiến hành điều trị thận nhân tạo. Nội dung chính là:

  • Làm thế nào lựa chọn đường vào mạch máu
  • Các ưu điểm và nhược điểm của các loại đường vào mạch máu khác nhau
  • Tầm quan trọng của đường vào mạch máu trong thận nhân tạo
  • Chăm sóc đường vào mạch máu như thế nào
  • Giữ đường vào mạch máu như thế nào

ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU LÀ GÌ?

Thận nhân tạo là một phương pháp điều trị loại bỏ chất thải và dịch thừa trong máu của bạn khi bạn suy thận giai đoạn cuối. Trước khi bạn được điều trị thận nhân tạo, bạn cần tạo đường vào mạch máu. Đường vào thận nhân tạo hay đường vào mạch máu, là đường nối máu của bạn với máy thận nhân tạo. Nó cho phép máu của bạn đi qua những đường ống đến máy thận nhân tạo để làm sạch máu qua một màng lọc, được gọi là quả lọc.

CÓ NHIỀU LOẠI ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU KHÁC NHAU KHÔNG?

Có. Ba loại đường vào mạch máu khác nhau là thông động tĩnh mạch tự thân, thông động tĩnh mạch nhân tạo và catheter. Bác sỹ sẽ chỉ cho bạn biết về những ưu, nhược điểm của các loại đường vào mạch máu. Bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn phẫu thuật đường vào mạch máu khoảng ít nhất sáu tháng trước khi bạn điều trị thận nhân tạo. Bác sỹ phẫu thuật sẽ đánh giá và giúp bạn lựa chọn đường vào mạch máu nào tốt nhất cho bạn. Khi bác sỹ nói bạn cần lọc máu, bạn nên có những biện pháp bảo vệ tay mình, nơi dự kiến bạn sẽ được phẫu thuật tạo đường vào. Bạn không cho phép bất kỳ ai lấy máu hoặc tiêm ở cánh tay này. Bạn cũng không cho phép đo huyết áp cũng như đeo các đồ trang sức ở cánh tay đó.

Cầu tay

Lỗ thông động tĩnh mạch tự thân là lựa chọn tốt nhất cho thận nhân tạo. Nó thường được ưa thích bởi nó có đời sống lâu hơn và có ít biến chứng hơn như tắc và nhiễm trùng. Tiến hành phẫu thuật lỗ thông này trước khi bạn điều trị thận nhân tạo một vài tháng. Thời gian này cho phép lỗ thông sẵn sàng cho điều trị.

Một phẫu thuật nhỏ để tạo lỗ thông. Nó được làm bằng cách nối một tĩnh mach dưới da gần một động mạch, thường là ở tay. Tạo một mạch máu lớn để có một dòng máu lớn, cổ tay hoặc khủy tay là vị trí ưa thích để tạo lỗ thông. Lỗ thông sẽ tồn tại vài năm. Bạn cần một đến bốn tháng để lỗ thông động tĩnh mạch tự thân “trưởng thành” hoặc lớn hơn trước khi được sử dụng. Nếu bạn được đề nghị chạy thận nhân tạo cần sử dụng lỗ thông động tĩnh mạch nhân tạo hoặc catheter, bạn nên hỏi bác sỹ về những lợi ích của thông động tĩnh mạch tự thân.

Cầu tay nhân tạo

Thông động tĩnh mạch nhân tạo là lựa chọn thứ hai cho đường vào mạch máu. Bạn cần làm một phẫu thuật nhỏ để nối một mạch nhân tạo giữa một tĩnh mạch và một động mạch gần đó.  Đoạn mạch nhân tạo thường đặt ở cánh tay hoặc cẳng tay. Thỉnh thoảng có thể đặt ở cẳng chân hoặc thành ngực. Nhìn chung, lỗ thông động tĩnh mạch nhân tạo cần được phẫu thuật ít nhất hai tuần trước khi được sử dụng.

catheterCatheter thường chỉ được sử dụng tạm thời. Ví dụ như bạn cần điều trị lọc máu trong thời gian ngắn để chờ trước khi lỗ thông trưởng thành. Khi lỗ thông đã trưởng thành, catheter sẽ được rút. Một vài trường hợp catheter được sử dụng như đường vào mạch máu lâu dài khi lỗ thông động tĩnh mạch tự thân và nhân tạo không thể làm được.

Catheter có hai loại. Một đường đưa máu ra khỏi cơ thể bạn và đường kia đưa máu về cơ thể bạn. Nó được đặt vào một tĩnh mạch lớn ở vùng cổ hoặc vùng ngực. Catheter có nhiều biến chứng hơn các loại đường vào mạch máu khác. Nó cũng không đủ tốc độ máu cho điều trị thận nhân tạo.

Thông động tĩnh mạch tự thân: Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:

–      Đời sống kéo dài

–      Ít nhiễm trùng

–      Tốc độ máu tốt cho điều trị thận nhân tạo

–      Ít nguy cơ hẹp và tắc

–      Bạn sẽ thấy dễ dàng sau khi phẫu thuật thành công

Nhược điểm:

–      Cần thời gian trưởng thành từ một đến bốn tháng

–      Cần cắm kim để nối với máy thận.

Thông động tĩnh mạch nhân tạo: Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:

–      Tốc độ máu tốt cho điều trị thận nhân tạo

–      Bạn sẽ thấy dễ dàng sau khi phẫu thuật thành công

Nhược điểm:

–      Đời sống ngắn hơn lỗ thông tự thân

–      Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn

–      Cần thời gian hai tuần trước khi được sử dụng

–      Đông máu và tắc là vấn đề hay gặp

–      Cần cắm kim để nối với máy thận.

Catheter: Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:

–      Dễ sử dụng

–      Không cần cắm kim

Nhược điểm:

–      Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn

–      Nguy cơ nhiễm trùng cao

–      Có thể không đủ tốc độ máu do tắc, hẹp

–      Biến chứng tạo cục máu đông gây tắc mạch máu cho cơ thể như nhồi máu phổi,…

–      Bạn cần băng kín catheter để đề phòng nhiễm trùng

ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU KHI TÔI ĐIỀU PHẪU THUẬT ĐƯỜNG VÀO?

Sau khi bạn phẫu thuật, bạn phải thực hiện các hướng dẫn chăm sóc đường vào mạch máu.

CÁC ĐIỂM CHÍNH ĐỂ CHĂM SÓC ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU SAU PHẪU THUẬT?

Lỗ thông động tĩnh mạch tự thân:

  • Giữ khô
  • Kiểm tra chảy máu
  • Uống thuốc theo đơn
  • Nghỉ ngơi
  • Báo bác sỹ nếu:
    • Thấy đau, phù, nóng, chẩy máu ở vị trí đường vào
    • Thấy khó thở
    • Có triệu chứng giống cúm
    • Sốt
  • Giữ cho tay bạn thẳng và ngang tim trong khi chờ vết mổ lành sẹo
  • Kiểm tra hàng ngày tiếng thổi và mức độ rung
  • Bác sỹ sẽ kiểm tra mức độ trưởng thành

Thông động tĩnh mạch nhân tạo:

  • Giữ khô
  • Kiểm tra chảy máu
  • Uống thuốc theo đơn
  • Nghỉ ngơi
  • Báo bác sỹ nếu:
    • Thấy đau, phù, nóng, chẩy máu ở vị trí đường vào
    • Thấy khó thở
    • Có triệu chứng giống cúm
    • Sốt
  • Giữ cho tay bạn thẳng và ngang tim trong khi chờ vết mổ lành sẹo
  • Kiểm tra hàng ngày tiếng thổi và mức độ rung

Catheter

  • Giữ khô
  • Kiểm tra chảy máu
  • Uống thuốc theo đơn
  • Nghỉ ngơi
  • Báo bác sỹ nếu:
    • Thấy đau, phù, nóng, chẩy máu ở vị trí đường vào
    • Thấy khó thở
    • Có triệu chứng giống cúm
    • Sốt

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI TÔI ĐIỀU TRỊ THẬN NHÂN TẠO?

Nếu bạn có một thông động tĩnh mạch tự thân hoặc nhân tạo, bạn cần cắm hai kim vào mạch máu khi bắt đầu điều trị. Kim sẽ nối với một đường ống nhỏ để đến máy thận nhân tạo. Máu sẽ đến quả lọc để lọc sạch. Và máu sẽ trở về cơ thể bạn qua một đường ống khác.

Nếu bạn có catheter, nó nối thẳng với đường ống mà không cần sử dụng kim.

ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU CỦA TÔI KHÔNG ĐƯỢC TỐT?

Nếu đường vào mạch máu không hoạt động tốt, chất lượng điều trị sẽ giảm. Lọc máu đầy đủ rất quan trọng bởi:

  • Cải thiện sức khỏe của bạn
  • Giúp bạn sống lâu hơn
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Bạn sẽ ít phải nhập viện hơn

Để chắc chắn bạn lọc máu đầy đủ, bác sỹ sẽ đánh giá và kê liều lọc máu cho bạn. Điều đó nói lên bạn có loại bỏ đủ các chất thải không. Liều lọc máu của bạn được kiểm tra qua xét nghiệm máu bằng tính Kt/V. Xét nghiệm khác là URR. Nếu bạn lọc máu đầy đủ, Kt/V của bạn lớn hơn 1.2 hoặc URR lớn hơn 65%. Nếu con số quá thấp, có thể đường vào mạch máu của bạn không được tốt.

ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU CỦA TÔI ĐƯỢC KIỂM TRA NHƯ THẾ NÀO?

Các xét nghiệm được làm hàng tháng. Các xét nghiệm đặc biệt gồm:

  • Đo tốc độ máu
  • Đo áp lực đường vào mạch máu
  • Siêu âm đường vào

TIÊU ĐIỂM CHÍNH ĐỂ CHĂM SÓC LỖ THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH TỰ THÂN VÀ NHÂN TẠO HÀNG NGÀY

Phòng nhiễm trùng:

  • Bạn cần học cách phòng nhiễm trùng để giữ cho đường vào mạch máu hoạt động tốt
  • Vệ sinh đường vào mạch máu bằng các dung dịch sát khuẩn
  • Vệ sinh đường vào mạch máu và rửa tay trước khi điều trị lọc máu bằng xà phòng diệt khuẩn
  • Không gãi ở đường vào mạch máu. Móng tay thường dễ gây nhiễm trùng.
  • Bạn cần được sát khuẩn bằng cồn trước khi cắm kim. Không nên sờ vào vị trí đã được sát khuẩn.
  • Tránh ho, hắt hơi vào đường vào mạch máu khi đang điều trị lọc máu.
  • Đeo găng hoặc đậy gạc nên chỗ cắm kim.
  • Bạn sử dụng một garo nhẹ nhàng để phòng chảy máu sau khi rút kim. Bạn chỉ ấn nhẹ nhàng tại chỗ cắm kim và chỉ ở dưới, không được ấn ở bên trên chỗ cắm kim.
  • Báo lại bác sỹ nếu bạn có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau tại đường vào mạch máu.

Bảo vệ đường vào mạch máu:

  • Không cho phép bất kỳ ai đo huyết áp ở cánh tay có đường vào.
  • Không cho phép bất kỳ ai lấy máu ở cánh tay đó khi bạn không lọc máu.
  • Nếu tiếng thổi hoặc rung ở đường vào mất hoặc thay đổi, bạn phải báo lại cho bác sỹ. Nó có nghĩa là đường vào mạch máu của bạn sẽ hoạt động không tốt hoặc hỏng.
  • Bạn nên cùng thảo luận với bác sỹ về vị trí cắm kim. Bạn có thể cắm ở nhiều vị trí khác nhau (phương pháp leo thang). Bạn cũng có thể được cắm theo phương pháp “khuy áo” hay “kim cùn” chỉ có một vị trí cắm, và bạn sẽ thấy ít đau hơn. Và đây là hai phương pháp cắm kim tốt nhất để bảo vệ đường vào mạch máu của bạn.

TIÊU ĐIỂM CHÍNH ĐỂ CHĂM SÓC CATHETER HÀNG NGÀY

Phòng nhiễm trùng:

  • Bạn cần học cách phòng ngừa nhiễm trùng và giữ cho catheter hoạt động tốt.
  • Bạn phải chắc chắn catheter của bạn sạch, khô. Bạn và bác sỹ phải kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Bạn hoặc người lọc máu cho bạn phải đeo găng và khẩu trang khi tiến hành lọc máu cho bạn.
  • Sử dụng săng vô khuẩn và gạc phủ catheter khi điều trị. Bọc catheter bằng băng đặc biệt sau điều trị
  • Bạn học cách thay băng catheter.
  • Kiểm tra băng khi bạn cần thay băng

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU? ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Thỉnh thoảng, mỗi khi bạn chăm sóc đường vào mạch máu, bạn phát hiện một số vấn đề. Nếu có nhiễm trùng, bạn cần được dùng kháng sinh. Nếu có hẹp hoặc tắc, bạn cần điều trị bằng các thuốc đặc biệt. Có khi bạn chỉ cần điều trị ngoại trú, có khi bạn phải nhập viện. Có khi bạn cần phải phẫu thuật. Bạn có thể cần nong rộng đường vào mạch máu. Bạn có thể tự mình phát hiện các dấu hiệu đó. Bạn nên báo cho bác sỹ biết khi thấy dấu hiệu này.

NHỮNG DẤU HIỆU BÁC TRƯỚC BIẾN CHỨNG ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU

 

NHIỄM TRÙNG:

Dấu hiệu:

–      Đỏ, sưng, đau nhức hoặc thấy nóng ở vị trí đường vào;

–      Sốt, rét run

Các bước tiến hành:

–      Báo cho bác sỹ biết

–      Bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn

ĐÔNG MÁU HOẶC HẸP ĐƯỜNG VÀO MẠCH MÁU

Dấu hiệu

–      mất tiếng thổi hoặc rung

–      phù ở tay

–      Nhiệt độ dưới da vùng đường vào thấp

–      Kt/V hoặc URR giảm hoặc các chỉ số xét nghiệm giảm

Các bước thực hiện:

–      Báo cho bác sỹ

–      Viết các kết quả xét nghiệm và đưa cho bác sỹ xem

CHẨY MÁU

Dấu hiệu

Chẩy máu tại vị trí cắm kim nhiều hơn 20 phút sau điều trị lọc máu. Có thể chẩy máu ở đầu catheter

Các bước thực hiện

Đối với chẩy máu vị trí cắm kim. Bạn ấn một gạc cuộn lên vị trí chẩy máu để cầm máu; nếu vẫn còn chẩy máu, bạn cần báo bác sỹ ngay.

Nếu chẩy máu ở đầu catheter, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.

GIẢM TUẦN HOÀN MÁU Ở CÁNH TAY CÓ ĐƯỜNG VÀO (hội chứng mất cắp máu)

Dấu hiệu

–      tê cóng

–      đau nhói,

–      lạnh

–      tay yếu

–      đầu ngón tay xanh hoặc loét

Các bước thực hiện

Bạn cần báo lại bác sỹ. Bạn sẽ được điều trị đề phòng tổn thương thần kinh ở cánh tay có đường vào.