TẠI SAO TÔI CẦN TIÊM VẮC XIN?

Vắc xin giúp bện tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Chúng bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh phổ biến, như cúm, bạch hầu, uốn ván, viên gan B và viêm phổi. Nhiều trong số cac bệnh đó có thể làm bạn rất ốm và dẫn đến tử vong. Người có các bệnh đó có thể vượt qua được bệnh nhưng có thể làm cho người khác bị lây nhiễm, vì vậy, tiêm vắc xin có thể giúp bảo vệ người khác. Một số người có nguy cơ nhiễm trùng cao, đặc biệt là người già, trẻ em, và người mắc bệnh mạn tính, trong đó có người lọc máu.

vắc xin

VẮC XIN LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Vắc xin thường dung tiêm qua một kim tiêm nhỏ. CHngs bảo vệ bạn bằng cách giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể bạn “chuẩn bị sẵn” cho nhiễm trùng thực sự. Để làm điều này, vắc xin chứa các phần của vi sinh vật đã chết hoặc vi sinh vật đã được làm cho yếu đi (giảm độc lực), giúp cơ thể tìm và tiêu diệt vi sinh vật. Và khi bạn bị vi sinh vật xâm nhập, các kháng thể sẽ làm công việc bảo vệ bạn. Một số vắc xin cần tiêm liều bổ xung để giúp cơ thẻ bạn có đủ kháng thể. Một số loại chỉ cần tiêm 1 lần có khả năng bảo vệ bạn suốt đời, trong khi nhiều loại cần nhiều liều hoặc cần một loạt liều. Một số trường hợp cần xét nghiệm máu để biết cơ thể bạn đủ kháng thể hay không.

VẮC XIN CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Vắc xin là một điều trị an toàn nhất. Chúng bảo vệ hàng triệu người tránh khỏi các bệnh nguy hiểm.

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, chúng có thể có tác dụng phụ. Một số người có thể thấy không thoải mái thoáng qua. Một số thấy đau nhức và ngứa trên da ở vị trí tiêm. Có người thấy sốt nhẹ. Tuy nhiên, các ảnh hưởng nhẹ là bình thường và không cần phải can thiệp.

Có một số người không nên tiêm vắc xin, gồm những người có tiền sử dị ứng với vắc xin, hoặc người có hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Phụ nữ có thai, người ghép thận, hoặc người có hệ miễn dịch hoạt động kém không nên tiêm vắc xin.

Cũng giống như thuốc khác, có một số nguy cơ rất nhỏ của vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra. Nhưng các tác hại của vắc xin rất nhỏ. Các tác hại của nhiễm trùng lớn hơn nhiều. Bạn nên nói chuyện với bác sỹ về các phản ứng mà bạn mắc phải khi tiêm vắc xin.

TÔI CẦN LOẠI VẮC XIN NÀO?

Bạn nên hỏi bác sỹ về tiêm vắc xin bạn cần. Do bạn có bệnh thận, bạn có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người khác. Hoặc là bạn có thể cần loại vắc xin khác. Các vắc xin chủ yếu không nên dùng cho phụ nữ có thai, người đã ghép thận, hoặc người có hệ thống miễn dịch hoạt động yếu.

Vắc xin viêm gan B

Vắc xin viêm gan B được khuyến cáo cho các bệnh nhân có thể điều trị lọc máu, nếu bạn là người có bệnh thận mạn, bạn nên tiêm vắc xin trước khi bạn suy thận giai đoạn cuối, kể cả bạn lựa chọn chạy thân nhân tạo, hay lọc màng bụng, hay bạn chạy thận nhân tạo ở nhà vì bạn có thể vẫn phải đến trung tâm lọc máu. Loại vắc xin tiêm cho bạn là loại có hiệu quả tạo miễn dịch cao.Nếu bạn là người chạy thận nhân tạo, hoặc bạn đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, và trên 20 tuổi, bạn có thể phải dùng vắc xin được sản xuất riêng cho người chạy thận, vắc xin nay có liều cao hơn (Recombivax HB, 40 µg/mL), và bạn cần tiêm 3 liều. Nhưng nếu bạn đang lọc máu mà dùng loại vắc xin cho người bình thường, bạn cần tiêm liều đôi chuẩn trong lịch 4 lần tiêm.

Sau khi bạn hoàn thành lịch tiêm (3-4 lần tiêm) 1 đến 2 tháng, bạn nên xét nghiệm máu để xem việc tiêm thuốc có hiệu quả không. Xét nghiệm được làm được gọi là anti-HBs, nó sẽ có hiệu lực bảo vệ bạn nếu nồng độ anti-HBs trên 10 mIU/mL. Người có anti-HBs dưới 10 mIU/mL sẽ được tiêm một loạt liều lại. Những người có anti –HBs trên 10 nên xét nghiệm lại hàng năm, nếu anti-HBs giảm xuống dưới 10, có thể cần tiêm 1 liều bổ xung.

Các loại vắc xin khác cần tiêm và liều tiêm: (bảng dưới)

Bạn nên hỏi kỹ bác sỹ trước khi quyết định tiêm, lều tiêm, và số lần tiêm. Có thể bạn đã từng được tiêm vắc xin trước khi có bệnh thận, một số loại vắc xin được tiêm nhiều lần, bạn nên có một cuốn sổ ghi lịch tiêm vác xin, và đưa cho bác sỹ ở trung tâm tiêm phòng xem trước khi tiêm.

Khuyến cáo tiêm vắc xin cho người lớn có bệnh thận mạn, suy thận, hoặc ghép thận
Vắc xin Sau ghép thận Bệnh thận hoặc lọc máu
Thủy đậu (varicella) Không tiêm Khuyến cáo 1 liều
Cúm (influenza) Khuyến cáo 1 liều mỗi năm Khuyến cáo 1 liều mỗi năm
Hemophilus infuenza tuýp b (Hib) Khuyến cáo 1 hoặc 3 liều Khuyến cáo 1 hoặc 3 liều
Viêm gan A Khuyến cáo 2 liều Khuyến cáo 2 liều
Herpes Zoster (bệnh zona) Không tiêm Tuổi trên 60, 1 liều duy nhất

Không tiêm vắc xin zona cho người dùng thuốc ức chế miễn dịch

Human papillomavirus (HPV) Khuyến cáo (nữ đến 26 tuổi, nam đến 21 tuổi), 3 liều Khuyến cáo (nữ đến 26 tuổi, nam đến 21 tuổi), 3 liều
Quai bị, sởi, rubella (MMR) Không tiêm Khuyến cáo 1 hoặc hai liều nếu bạn sinh trước năm có vắc xin, hoặc bạn chưa tiêm vắc xin bao giờ, hoặc không tạo được miễn dịch
Phế cầu Được khuyến cáo, nhưng cần hỏi bác sỹ về thời điểm tiêm Được khuyến cáo, nhưng cần hỏi bác sỹ về thời điểm tiêm
Uốn ván, bạch hầu, ho gà Khuyến cáo liều tiêm 1 lần, liều bổ xung sau 10 năm Khuyến cáo liều tiêm 1 lần, liều bổ xung sau 10 năm