Một người bình thường cần ít nhất 13 vitamin cần thiết cho các hoạt động bình thường. Thực hiện một chế độ ăn cân bằng là cách ưu tiên để cung cấp đủ các loại vitamin đó, tuy nhiên, khi bạn có bệnh thận mạn thường không được cung cấp đủ các loại vitamin vì nhiều lý do như phải hạn chế khá nhiều các loại rau quả, người lọc máu sẽ mất vitamin qua lọc máu…

Vitamin được chia làm hai nhóm, nhóm vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B, C; nhóm thứ hai là các loại vitamin tan trong dầu như vitamin nhóm A, D, K, E. Bạn là người bệnh có bệnh thận mạn, cần cung cấp một số lượng vừa đủ các loại vitamin tan trong nước. Trên thi trường, có nhiều chế phẩm vitamin đặc biệt dành cho người bệnh thận mạn, được gọi là Vitamin thận (Renal vitamin). Các chế phẩm đó có nhiều vitamin tan trong trong nước như B1, B2, B6, B12, acid folic, niacin, pantotheic acid, biotin và một lượng nhỏ vitamin C. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ các loại vitamin, tránh việc dùng kéo dài có thể gây tích lũy vitamin có thể gây hại cho bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định dùng một loại vitamin nào.

VITAMIN LÀ GÌ?

Vitamin là các chất mà cơ thể bạn cần để giúp cho bạn thực hiện được các chức năng đặc biệt. Chúng giúp cơ thể bạn sử dụng các loại thức ăn mà bạn ăn. Chúng cung cấp cho bạn sử dụng năng lượng, giúp cơ thể bạn phát triển và sửa chữa cơ quan bị tổn thương, và giúp bạn duy trì cuộc sống. Mọi người cần chúng. Nhưng nếu bạn có bệnh thận mạn hoặc đang điều trị lọc máu, bạn có thể không cung cấp đủ vitamin do chế độ ăn bị hạn chế hoặc bị lọc mất khi bạn lọc máu.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI BIẾT TÔI KHÔNG ĐỦ VITAMIN?

Hầu hết vitamin đến từ thức ăn hàng ngày. Cơ thể bạn không thể tự sản xuất ra các vitamin đó. Một người khỏe mạnh sẽ ăn rất nhiều loại thức ăn từ nhiều nhóm khác nhau (thịt, các loại hạt, hoa quả, rau, và các chế phẩm của sữa) có thể cung cấp đủ vitamin. Nhưng nếu bạn có bệnh thận mạn hoặc điều trị lọc máu, chế độ ăn của bạn phải hạn chế nhiều nhóm thức ăn; do đó, bạn không  được cung cấp đủ các loại vitamin. Để biết bạn có đủ vitamin không, bạn cần khám bác sỹ và có thể cần làm một số xét nghiệm về vitamin.

TẠI SAO TÔI LẠI PHẢI CẦN LƯỢNG VITAMIN KHÁC VỚI NGƯỜI BÌNH THƯỜNG?

Bạn có bệnh thận mạn, điều đó làm cơ thể bạn thay đổi dinh dưỡng, một số lý do là:

  • Các chất thải tích lũy trong cơ thể của bạn mỗi ngày có thể làm thay đổi các cơ thể bạn sử dụng vitamin.
  • Một số loại thuốc bạn uống cuãng có thể làm thay đổi cách cơ thể bạn sử dụng vitamin
  • Một số vitamin mất trong quá trình lọc máu
  • Thực hiện chế độ ăn cho người bệnh thận có thể làm bạn bỏ qua nhiều loại vitamin trong một vài nhóm thức ăn.
  • Bạn sẽ có những ngày mà cơ thể bạn thấy không được khỏe và chán ăn, và bạn sẽ không ăn đủ vitamin trong những ngày đó.
  • Một số loại vitamin cơ thể có thể tự sản sinh, nhưng có bệnh thận thì cơ thể bạn không sản sinh đủ, như vitamin D.

NHỮNG LOẠI VITAMIN NÀO TÔI NÊN TRÁNH NẾU TÔI CÓ BỆNH THẬN.

Bạn cần tránh một số loại vitamin và khoáng chất nếu bạn có bệnh thận. Một số chúng bao gồm vitamin A, E, K. Các loại vitamin đó tích lũy trong cơ thể bạn và có thể gây ra các tổn hại. Theo thời gian, chúng làm bạn chóng mặt, buồn nôn, và kể cả là tử vong. Bạn chỉ nên uống các vitamin đó khi có sự chỉ dẫn của bác sỹ. Có rất nhiều mối quan tâm về vitamin C. Vitamin C chỉ cần liều thấp, quá nhiều vitamin C sẽ gây tích lũy oxalate (ô-xa-lát) ở người có bệnh thận. Oxalate sẽ ở lại trong xương và mô, sau này sẽ gay đau và nhiều vấn đề khác.

TÔI SẼ CẦN CUNG CẤP THÊM CÁC LOẠI VITAMIN NÀO?

Cung cấp thêm vitamin phụ thuộc vào sức khỏa của bạn và nhiều yếu tố khác. Bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ cung cấp các thông tin cần thiết mà bạn cần như dưới đây:

  • Vitamin nhóm B (B complex): Vitamin nhóm B có nhiều loại, mỗi loại sẽ có những công việc khác nhau:
    • Vitamin B6, B12, và acid folic sẽ cùng với sắt để đề phòng thiếu máu. Nếu bạn thiếu máu, điều đó có nghĩa là bạn không có đủ hồng cầu.
    • Các vitamin nhóm B khác như thiamine (B1), riboflavin, pantotheic acid và niacin có thể cần cung cấp thêm. Vitamin đó sẽ làm thức ăn mà bạn ăn hàng ngày chuyển thành năng lượng cho cơ thể của bạn.
    • Vitamin C là một loại khác, nó giúp cơ thể bạn hàn gắn các vết thương nhanh hơn và có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng. Như đã nói ở trên, vitamin C chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ, quá nhiều vitamin C sẽ gây tích lũy oxalate trong cơ thể.
    • Vitamin D: cơ thể bạn cần vitamin D, viên vitamin D có thể cần dùng trong điều trị lọc máu nếu bạn là người lọc máu. Ngoài chức năng duy trì xương khỏe, các nghiên cứu mới cho thấy rằng vitamin D có thể bảo vệ tim mạch. Có nhiều loại vitamin D khác nhau, vì vậy bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ về loại vitamin D đặc biệt mà bạn nên dùng. Và bạn cũng chỉ nên dùng vitamin D khi bác sỹ của bạn kê cho bạn.

THẢO DƯỢC (THUỐC ĐÔNG Y, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG) CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Hầu hết các loại thảo dược nên tránh ở người có bệnh thận mạn và người lọc máu. Chúng có thể gây những tác động tác động không mong muốn với các thuốc đã được kê đơn hoặc các tác dụng phụ khác.

Bảng dưới là tóm tắt các loại vitamin cần tránh và cần bổ xung ở người bệnh thận mạn và lọc máu.

Vitamin Vai trò Khuyến cáo sử dụng trong bệnh thận mạn
Các vitamin tan trong dầu
Vitamin A thúc đẩy phát triển tế bào; giúp bảo vệ cơ thể, tránh nhiễm trùng Thường tăng cao trong máu; không được dùng bổ xung.

Trong một số trường hợp đặc biệt phải dùng, liều hàng ngày rất hạn chế 700 – 900 mcg/ngày, thời gian dùng ngắn

Vitamin E Bảo vệ tế bào tránh oxy hóa và các gốc tự do để bảo vệ tim và một số loại ung thư Không khuyến cáo trong bệnh thận mạn.

Nếu cần, liều hạn chế là 8 – 10 mg mỗi ngày

Liều cao (800 mg) có thể làm tăng thời gian đông máu gây chảy máu

Vitamin K Giúp tạo các chất đông máu, quan trọng cho hình thành xương Bổ xung nhìn chung không cần thiết trừ khi co chế độ ăn quá kém và đang điều trị kháng sinh

Bổ xung có thể gây tăng đông máu

Vitamin D Giúp cơ thể hấp thu can xi và phosphorua; lắng đọng khoáng chất đó vào xương và răng; ổn định PTH Bệnh thận mạn mất khả năng tạo vitamin D hoạt động. Bổ xung với các loại vitamin D hoạt động đặc biệt được xác định qua can xi, phosphorua, và PTH và được kê đơn của bác sỹ
Vitamin tan trong nước
Vitamin B1 (thiamin) Giúp sản sinh năng lượng từ đường, giúp hệ thần kinh làm việc tốt Khuyến cáo bổ xung thêm 1.5 mg/ngày
Vitamin B2 (riboflavin) Giúp tế bảo sinh năng lượng. Hỗ trợ thị lực và da 1.8 mg/ngày cho người có bệnh thận mạn

1.1-1.3 mg/ngày bổ xung cho người lọc máu, đặc biệt là người chán ăn.

Niacin Giúp cơ thể sử dụng đường và mỡ; giúp tế bào sản sinh năng lượng; và giúp đỡ các men trong cơ thể 14 đến 20 mg/ngày bổ xung cho người bệnh thận mạn (lọc máu hoặc không lọc máu)
Vitamin B6 Giúp cơ thể tạo protein, sau đó chúng được sử dụng để ạo tế bào; giúp tạo tế bào hồng cầu 5 mg/ngày cho người bệnh thận mạn không lọc máu

10 mg/ngày cho người bệnh thận mạn lọc máu

50 mg/ngày khi được kê cùng với acid folic để giảm nồng độ homocystein

Liều cao (200 mg/ngày trong thời gian dài có thể gây tổn thương thần kinh

Folate Giúp tạo ADN cho tế bào mới, cùng với vitamin B12 để tạo hồng cầu 1 mg/ngày cho người bệnh thận mạn (lọc máu và không lọc máu)

Dùng cùng với B12 hoặc kiểm tra mức độ hồng cầu; bổ xung folate có thể che đậy thiếu vitamin B12

Vitamin B12 Giúp tạo hồng cầu mới; duy trì tế bào thần kinh; làm việc với folate để tạo tế bào hồng cầu 2-3 mcg/ngày cho người bệnh thận mạn (lọc máu và không lọc máu); thiếu B12 có thể gây tổn thương thần kinh lâu dài

Thường được dùng chung với folate

Vitamin C Giúp cơ thể hấp thu sắt; tạo collagen, định dạng và sửa chữa hồng cầu, xương, và mô khác; làm lành vết thương; giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh 60 -100 mg/ngày được khuyến cáo cho người bệnh thận mạn (lọc máu và không lọc máu)

Quá thừa có thể dẫn đến lắng đọng oxalate tại xương và mô mềm

Biotin Giúp tế bào sinh năng lượng và chuyển hóa đạm, mỡ, đường 30 – 100 mcg/ngày bổ xung cho người bệnh thận ạn (lọc máu và không lọc máu); chế độ ăn có thể không thích hợp khi dùng đạm thấp
Pantothenic acid Giúp tế bào sinh năng lượng và chuyển hóa đạm, mỡ, đường 5 mg/ngày cung cấp cho bệnh nhân bệnh thận mạn (lọc máu và không lọc máu)