VIÊM GAN C LÀ GÌ?

Viêm gan C là một bệnh nhiễm virus gây ra bệnh ở gan. Có nhiều loại viêm gan khác nhau, phổ biến nhất là viêm gan A, viêm gan B, và viêm gan C.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG VIÊM GAN C LÀ GÌ?

Hầu hết mọi người không có dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm viêm gan C trừ khí nó gây tổn thương gan nặng. Nếu gan bị tổn thương, bạn có thể thấy một vài triệu chứng sau:

  • Cảm thấy mệt
  • Đau nhức cơ
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Chán ăn
  • Ỉa chảy
  • Nước tiểu xẫm mầu
  • Phân bạc mầu
  • Mắt và da vàng

VIÊM GAN C CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Viêm gan C nguy hiểm với một số người nhưng không phải toàn bộ. Hầu hết người mang virus viêm gan C ở thể ẩn trong gan. Hầu hết là có tổn thương gan, nhưng người đó không thấy triệu chứng. Một số người tổn thương gan do viêm gan C có thể hình thành sẹo ở gan và gây suy gan, việc này tiến triển trong nhiều năm. Ngoài ra, viêm gan C cũng là nguyên nhân quan trọng gây bệnh thận mạn.

TÔI NHIỄM VIRUS VIÊM GAN C NHƯ THẾ NÀO?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm virus viên gan C. Tuy nhiên, bạn có thể là đối tượng tăng nguy cơ nếu:

  • Thường xuyên dùng thuốc đường tiêm không kiểm soát nhiễm khuẩn (ma túy, phòng khám không có giấy phép…)
  • Truyền máu hoặc ghép tạng trước năm 1992

Ít phổ biến hơn, virus viêm gan C có thể lây qua:

  • Từ mẹ sang con trong quá trình sinh
  • Quan hệ tình dục với người bị nhiễm
  • Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu
  • Phơi nhiễm thiết bị tiếp xúc với máu như
    • Kim săm đã qua sử dụng
    • Kim sỏ lỗ trang sức
    • Kim châm cứu đã qua sử dụng

Bạn cũng nên biết rằng bạn không thể bị nhiễm viêm gan C qua:

  • Labo rửa tay hoặc các núm cửa dùng chung với người viêm gan C
  • Qua ho hoặc hắt hơi
  • Ôm bệnh nhân bị nhiễm
  • Ngồi cạnh người bị nhiễm
  • Dùng chung thìa, bát, và các dụng cụ ăn uống
  • Uống nước hoặc ăn cùng

TÔI CÓ BỊ LÂY NHIỄM VIÊM GAN C TỪ TRUYỀN MÁU KHÔNG?

Trước năm 1992, bạn có thể bị nhiễm virus viêm gan C từ máu người nhiễm, hiện nay virus viêm gan C đã được sàng lọc và khả năng lây nhiễm qua truyền máu gần như không có.

NẾU TÔI LỌC MÁU, TÔI CÓ THỂ BỊ LÂY NHIỄM VIÊM GAN C KHÔNG?

Lây nhiễm virus viêm gan C qua điều trị lọc máu là nhỏ vì quy trình vệ sinh chống nhiễm khuẩn rất chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn có những báo cáo rằng virus viêm gan C vẫn lây truyền qua việc sử dụng ching thiết bị lọc máu giữa các bệnh nhân. Nếu bạn chạy thận nhân tạo kéo dài, bạn nên được kiểm tra viêm gan C khi bạn xét nghiệm máu định kỳ.

Trong trường hợp bạn bị lây nhiễm viêm gan C vì bất cứ lý do gì – hoặc có thể bạn đã bị nhiễm từ trước – bạn nên thảo luận với bác sỹ về lựa chọn điều trị. Ngày nay, điều trị viêm gan C được cho là an toàn và hiệu quả ở người lọc máu.

VIÊM GAN C ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?

Xét nghiệm máu để kiểm tra viêm gan C. Những người tăng nguy cơ lây nhiễm nên đượ xét nghiệm. Bác sỹ có thể phối hợp xét nghiệm để chẩn đoán. Điều quan trọng là bác sỹ có thể xét nghiệm định kỳ hoặc bất cứ khi nào bạn có triệu chứng trên hoặc nghi ngờ tiếp xúc với đường lây nhiễm trên.

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C NHƯ THẾ NÀO?

Thuốc điều trị viêm gan C được gọi là thuốc kháng virus. Bác sỹ có thể cho bạn dùng nhiều loại thuocs phối hợp để điều trị cho bạn. Mục tiêu của điều trị lafloaij bỏ virus viêm  ra khoải cơ thể và làm chậm tổn thương gan. Nếu gan của bạn đã tổn thương nặng hoặc ung thư gan, bạn có thể được hướng dẫn ghép gan.

TÔI ĐỀ PHÒNG NHIỄM VIÊM GAN C NHƯ THẾ NÀO?

Đến nay, không giống như viêm gan B, vẫn chưa có vác xin phòng viêm gan C. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang được tiến hành để bào chế vác xin. Hiện nay, thực hiện các nước sau để đề phòng lây nhiễm viêm gan C:

  • Không dùng thuốc tiêm bất hợp pháp
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo
  • An toàn tình dục
  • Nếu bạn săm mình hoặc sỏ lỗ qua da, hãy đảm bảo dụng cụ là mới, người thực hiện rửa tay, đeo găng và thay găng đúng
  • Tiêm vác xin viêm gan B, tránh đông nhiễm cả hai loại virus

Điều quan trọng bạn nên nhớ rằng sau này bạn thấy bạn nhiễm virus viêm gan C, bạn nên thống báo sớm cho bác sỹ vì sẽ dễ dàng điều trị khi phát hiện sớm. Điều quan trọng là hạn chế phơi nhiễm virus viêm gan C và kiểm tra định kỳ.

NẾU TÔI LỌC MÁU, ĐỘI ĐIỀU TRỊ LỌC MÁU CHO TÔI LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM TRONG ĐƠN VỊ LỌC MÁU?

Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân nên:

  • Nhắc nhở bạn rửa tay trước khi lọc máu và tuân thủ các quy định của đơn vị lọc máu
  • Mặc áo choàng sạch, găng tay dùng một lần, đeo khẩu trang hoặc mặt nạ bảo vệ mắt khi bắt đầu điều trị lọc máu cho bạn và lúc dừng lọc máu cho bạn.
  • Đeo găng dùng một lần, đeo khẩu trang hoặc mặt nạ bảo vệ mắt, rửa tay khi làm bất cứ quy trình nào liên quan đến đường vào mạch máu
  • Thay găng, rửa tay sau khi bắt đầu điều trị, trước khi chạm vào bề mặt môi trường như máy thận, điều kiển hoặc điện thoại, sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân
  • Rửa tay khi đến khu vực bệnh nhân, trước khi đeo găng, và sau khi bỏ găng
  • Lau sạch và tiệt khuẩn khu vực điều trị giữa các ca bệnh nhân
  • Thiết kế khu vực riêng biệt cho khu vực để đồ “sạch” (như khu vực chuẩn bị thuốc, thiết bị) và “bẩn” (ống máu)
  • Có thể dành khu vực riêng cho bệnh nhân lây nhiễm
  • Làm xét nghiệm viêm gan B, C cho bệnh nhân mới và định kỳ cho toàn bộ bệnh nhân.

BSCKI Nguyễn Thanh Hùng